Hôm nay,  

Hoa Lục, Mỹ Kình Nhau Để Dành Ảnh Hưởng Châu Á

15/02/200400:00:00(Xem: 4902)
WASHINGTON (KL)- Theo phân tích gia Stephen Blank về an ninh vụ của Hoa kỳ, trước biến cố ngày 11.9.2001, một cuộc tranh cãi quan trọng đã xẩy ra tại Hoa kỳ về cả hàng dẫy đề xuất liên quan tới mối quan hệ giữa Hoa kỳ và Trung quốc. Cái nổi bật nhất của cuộc tranh cãi này cho cả đôi bên đều xoay quanh trong các vấn đề chính trị và quân sự như vấn đề Đài Loan, vấn đề leo thang, vấn đề phòng thủ hỏa tiễn và diễn biến có thể xẩy ra tại Hoa lục khi có thêm quyền dân chủ và nhân quyền.
Kể từ biến cố ngày 11.9, cuộc bàn cãi này hầu hết đã tạm ngưng cho tới gần đây. Trung quốc ủng hộ “cuộc chiến tranh chống khủng bố của Hoa kỳ” và là phương tiện trong tiến trình thương lượng để thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình nguyên tử hạch nhân.
Để đáp lại hảo ý của Trung quốc, Washington đã chụp mũ phong trào đòi độc lập của dân Đông Thổ (East Turkistan) tại Tân Cương là nhóm khủng bố, mạnh mẽ lưu ý Đài Loan là phải giữ nguyên tình trạng chính trị và không đi tới chuyện độc lập của bản dân Đài Loan, khuyến cáo về cuộc trưng cầu dân ý của Đài Loan được dự định vào tháng tới và tiếp tục đầu tư một khoản tiền đồ sộ để cho Trung quốc phát triển.
Các phát ngôn viên của Hoa kỳ đã theo chiều hướng này để tuyên bố quan hệ Hoa kỳ với Trung quốc luôn luôn cao, còn Trung quốc đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Hoa kỳ George W. Bush hãy thuyết phục Đài Loan huỷ bỏ cuộc trưng cầu dân ý này, gây thêm sự hăm dọa lần nữa để dẫn tới hành động khiêu khích và nguy hiểm.
Trong khi đó, người ta không biết là Washington làm thế nào để đáp lại lời kêu gọi này, người ta càng nhìn thấy rõ cuộc tranh cãi mới đang khởi xướng về chính sách đối với Trung quốc. Rõ ràng là cuộc tranh cãi này đang bắt đầu để bao gồm các đề xuất kinh tế và một phần linh hoạt không hẳn có ý nói là Trung quốc đang khai thác Hoa kỳ, nhưng cũng nhận định rõ là động năng kinh tế của Trung quốc không sớm hay muộn cũng là một đối thủ của Hoa kỳ trên cương vị kinh tế tại Á châu, nhất là vùng Đông Nam Á.
Có nhiều yếu tố tập trung lại cho thấy nhận định này đang hé dạng.
Năm 2003, Trung quốc đã thay thế Hoa kỳ như là một đối tác mậu dịch dẫn đầu tại Nam Hàn. Cũng trong năm vừa qua, Chính quyền Bush có áp lực đáng kể để Trung quốc định lại trị giá đồng tiền của Trung quốc cao hơn để làm giảm áp lực mậu dịch bị thâm thủng và đối với đồng Mỹ kim.
Lý giải của chính quyền Hoa kỳ là đồng Yuan nằm dưới giá trị của nó không những gây ra các công việc làm cũng như đầu tư lớn của các trung tâm khác cũng như Hoa kỳ đang đổ vào Trung quốc, sự kiện này cũng làm cho mậu dịch của Hoa kỳ với Trung quốc bị thâm thủng lớn. Hàm ý của sự lo ngaị này là Trung quốc đang húp hết tất cả các đầu tư của nước ngoài vào các quốc gia khác như những quốc gia tại vùng Đông Nam Á cạnh tranh không lại với Trung quốc.
Cho tới ngày nay áp lực của Hoa kỳ không đưa tới một kết quả nào cả, cái nét nổi bật đang lên là vấn đề các việc làm tại Hoa kỳ đều mất về tay các đối thủ Á châu,việc kêu gọi để bảo vệ thực tiễn cũng đi lên, chắc chắn sẽ có nhiều người nhìn thấy Trung quốc là một đối thủ kinh tế, chứ không phải là mộ đối thủ chính trị của Hoa kỳ.
Song cũng có các dấu hiệu trong chính sách kinh tế đối ngoại của Trung quốc, nhất là đối với Đông Nam Á thì quyền lực kinh tế của Trung quốc đang lên có tiềm thế thách thức các cương vị của Hoa kỳ, Anh quốc, Nhật Bản đã thành lập tại nơi đây.
Đồng thời, sự bột phát tại Trung quốc đang tiếp tục xẩy ra đã trở thành nơi có nhu cầu cao để nhập cảng hàng hóa của Đông Nam Á, một yếu tố kích thích đề tạo ra việc làm cho khắp Á châu, không riêng gì Đông Nam Á.

Thực như thế, Trung quốc ảnh hưởng Đông Nam Á và toàn thể châu lục cả hai mặt về thị trường và cương vị cạnh tranh.
Hiện nay Trung quốc cũng đang bắt đầu cạnh tranh với Bắc Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh và các quốc gia như là nguồn đầu tư của nước ngoài cho vùng Đông Nam Á.
Tạp chí Far Eastern Economic Review loan tin, các xí nghiệp Trung quốc đang bắt đầu mua lại các xí nghiệp đóng cửa và yếu thế tại Đông Nam Á làm các lối thoát vốn và nguồn cung cấp lại gần các hãng sản xuất của Trung quốc cũng như tạo ra thị trường nằm ngoài Trung quốc cho các loại hàng hóa được sản xuất tại Trung quốc.
Khuynh hướng này mới bắt đầu, hiếm thấy có trong lịch sử kinh tế của Á châu. Các khuynh hướng này còn có thêm ở nơi khác tại Á châu, đây là mối lo ngại đánh giá cao của Hoa kỳ trong việc tranh ảnh hưởng với Trung quốc.
Chính vì thế, giới bảo thủ Hoa kỳ nhìn các chính sách của Trung quốc với vẻ nghi ngờ đã lộ ra sự lo sợ quyền lực của Trung quốc tại Đông Nam Á ngoài chứng cớ trước Ủy ban Trung-Mỹ đã đưa ra trong thập niên 1990, kết quả về sự nghi ngờ của phe Cộng hòa tại Quốc hội Hoa kỳ đưa tới việc điều tra các chính sách và kinh tế hiện hữu đối ngoại của Trung quốc.
Chứng cớ này không những chỉ nhấn mạnh tầm mức gia tăng, sự tinh vi và sự quả quyết của Trung quốc trong thuật ngoại giao, nó còn làm cho sự lo sợ tăng thêm về các điều mà Trung quốc đưa ra đối với các quốc gia của vùng Đông Nam Á. Trung quốc muốn biến Đông Nam Á thành một vùng tự do mậu dịch vào năm 2015 xuyên qua những bước trung gian như nhượng bộ để làm mềm lòng các quốc gia trong vùng này. Trung quốc cố gắng làm sao để đạt được các mục tiêu để tạo ra một khối mậu dịch do Trung quốc khống chế để đối đầu với ảnh hưởng của Hoa kỳ và Nhật Bản tại Đông Nam Á.
Các phân tích gia như John J Tkacik của tổ chức Heritage Foundation lo ngại Trung quốc có thể biến Đông Nam Á thành đất đổ hàng để bán phá giá bằng cách xuất cảng vọt hàng sang vùng này và biến vùng này thành nhà cung cấp đều đặn các nguyên liệu và hàng hóa sơ cấp.
Nếu thực như thế, hậu quả và ý đồ của giới thống trị tại Bắc Kinh sau đó giống như là bài bản Khối cầu Thịnh vượng Đại Đông Á năm 1931-45 của Nhật Bản trước đây được người Trung quốc cho cập nhật hóa lại.
Cuối cùng ngoài ra không có cách nào làm cho nhìn thấy rõ hơn cái đích của Trung quốc đang nhắm để tới hay là cái kết quả của nó đang thành hình.
Những lo sợ về cái khao khát của Nhật Bản cách đây 20 năm đã tàn phai và không đúng chỗ, còn kinh tế Nhật Bản vẫn suy thoái cả hàng chục năm hay hơn nữa.
Nhưng cái gì làm các quan sát viên chú ý tới, cái lo sợ riêng về thế lực của Trung quốc đang lên có thể thành đối thủ quân sự chính trị của Hoa kỳ tại Á châu, dần dần biến sang trạng thái làm cho Trung quốc thành đối thủ kinh tế và quốc gia đối đầu ngang ngửa tại Á châu.
Nếu ảnh hưởng cả hai, cái có thể xẩy ra không thể nào biết đuợc về những mối nghi ngờ của Trung quốc đối với sức mạnh và chính sách của Hoa kỳ tại Á châu. Có nhiều bộ mặt tại Hoa kỳ đang nghi ngờ về các mục tiêu của Trung quốc, việc tranh thủ kinh tế sẽ trở thành yếu tố quan trọng theo chiến lược tranh thủ hay lo ngại cho tới ngày nay.
Đó là một hiện tượng mới, đang phát triển và có tiềm thế rối lên. Các nhà học giả về bang giao quốc tế hiểu rõ rằng khi tranh thủ chiến lược gằn liền với cạnh tranh kinh tế trên cùng thị trường, nó càng làm khó thêm việc để gỡ hai bên ra để đạt được giải pháp chính trị.
Trong khi quan hệ giữa Trung quốc và Hoa kỳ nguy hiểm không vin vào đâu cả hoặc bản chất ổn định hay tiếp tục hợp tác chỉ đảm bảo theo những điều kiện của động năng kinh tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.