Hôm nay,  

Cựu Tt Thiệu Kêu Gọi Toàn Dân Đòi Bầu Cử Tự Do

19/08/200000:00:00(Xem: 4896)
SAN FRANCISCO, Calif. - Cựu Tổng Thống Thiệu nghĩ gì về bản tin trên báo Guardian về việc Nixon móc nối xin ông Thiệu từ chối dự hòa đàm Paris năm 1968 để Nixon thắng cử Tổng Thống Mỹ" Ông Thiệu đã bác bỏ hoàn toàn không có chuyện đi đêm như vậy.

Cựu TT Thiệu nghĩ gì về khả năng Đảng CSVN nhượng bộ trào lưu dân chủ, cho bầu cử tự do, và ngườiq uốc gia nên tham dự hay không" Và cựu TT Thiệu nghĩ gì về thương ước Mỹ-Việt"
Chủ nhiệm tuần báo Mõ San Francisco - Oakland Huỳnh Lương Thiện cũng là đại diện của đài Radio Bolsa đã phỏng vấn cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hôm 15-8, và sau đây là trích đoạn phần phỏng vấn đã được Radio Bolsa phát thanh tại Nam Bắc California và Houston Texas vào sáng thứ Năm 17-8 vừa qua.

Sau khi bác bỏ việc Nixon móc nối không dự hòa đàm, cựu TT Thiệu nhận định về phương pháp đấu tranh như sau.

HLT: Dạ thưa TT, trong những trường hợp như vậy đó thì ông có một lời đề nghị là chúng ta phải như thế nào hoặc là trong cái phản ứng của TT khi gặp những việc như vậy gần đây khi có cơ hội thì ông có những phản ứng như thế nào"

TT Thiệu: Tôi thấy thì những cái chuyện mà vận động, gọi là vận động với ngoại quốc đó mình cũng đã làm nhiều, dưới hình thức nầy hình thức kia để tỏ ra cái lập trường và cái tinh thần của mình chống CS Hà Nội, chống sự thống trị của Hà Nội đó, thì mình đã làm mấy cái vụ xảy ra, năm ngoái năm nay ở tại bên California, ở tại Washington, ở tại hầu hết các nơi, cả bên Pháp. Thì cái tinh thần mà mình giữ vững là tinh thần chống Cộng và lập trường rõ ràng, thứ nhứt là mình giữ cái lá quốc kỳ VNCH. Cái đó là cái linh hồn của tự do, cái linh hồn của sự kháng chiến, thì là một việc rất đáng khen. Nhưng mà tôi nghĩ rằng cái sự vận động đối với các giới chính trị Huê Kỳ cũng như Âu châu, tôi thấy càng ngày nó lại càng không có đi vào đâu. Cho nên tôi vẫn tiếp tục cái lập trường của tôi là như hồi đó tới nay tôi vẫn nói, mà tôi nói trong những cái bài nói chuyện của tôi nhân dịp các Tết năm 1995-96-97-98, tôi nói cái công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ là công cuộc của nhân dân VN. Mình nhờ người ta, mình vận động người ta bằng cái sự yểm trợ mà thôi. Mà cái cuộc vận động, cái cuộc tranh đấu đó là thứ nhứt là phải ở trong nước, còn cái cuộc yểm trợ đấu tranh là phải ở ngoài hải ngoại của mình. Còn cái vận động thì được tới đâu hay tới đó. Chừng nào họ có thay đổi lập trường, họ trở xu hướng thì lúc đó càng tốt, còn không thì công cuộc vận động đó là đấu tranh cho có tự do dân chủ để thay thế cái chánh quyền, cái chế độ độc tài CS đảng trị bằng một cái chế độ dân chủ, trọng pháp. Cái đó là chuyện của mình, chuyện của nhân dân của mình. Có nhiều người hỏi tôi chớ bây giờ rốt cuộc rồi cái phương pháp vận động đấu tranh hay là cái phương pháp đấu tranh nào hay nhất, tôi cũng vẫn nói theo tôi từ mấy năm nay mà tôi cũng đã nói trong mấy cái lá thơ ngày Tết của tôi: “Toàn dân VN, trong cũng như ngoài nước, đồng lòng, đồng ý, đồng thuận, đồng thanh lên một tiếng nói là đòi phải có bầu cử tự do tại VN. Nhân dân VN phải được xử dụng lá phiếu để bầu người đại diện của mình ở mọi cấp trong quốc gia. Nhân dân VN phải có quyền tự do dân chủ bầu phiếu, phải được xử dụng cái quyền đó. Và... VN phải có bầu cử tự do, dân chủ và công bằng. Mình làm sao mà đạt được cái bầu cử tự do. Mình gây tất cả mọi áp lực để cho chánh quyền CS phải chấp... phải chịu nhận cái chuyện bầu cử tự do, để cho nhân dân VN xử dụng cái quyền tự do căn bản nhứt chứ nếu như mình chỉ đòi nhân quyền khơi khơi, thì họ cứ thả 1 họ bắt lại 100. Chi bằng mình đòi họ làm một cái công việc nghĩa là thực tiễn. Thường thường tôi hay nói những công việc mà mình sờ được đó, cầm cái lá phiếu dân chủ công bằng mà bỏ vô trong thùng, bầu lên người ở trong Quốc Hội, Hội Đồng Tỉnh, rồi lãnh đạo nầy kia đó, thì cái đó mới thiệt là biểu hiện cho cái sự tự do dân chủ. Và cái đó mới đáng là cái quyền công dân, là cái nhân quyền của một người dân của một xứ dân chủ tự do. Nếu không có cái bầu cử tự do là kể như không có gì hết. Mà có bầu cử tự do rồi thì tự động cái vấn đề nhân quyền, dân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập đảng đương nhiên nó phải có.

HLT: Nhưng mà thưa ông, liên quan tới cái đề nghị rất là cụ thể và thực tế vừa rồi đó, thì cũng có một số ý kiến người ta lo lắng cho rằng là dưới cái chế độ hiện bây giờ là tất cả hầu như là CS đã nắm hết mọi quyền bính cũng như là mọi cơ cấu tổ chức từ thượng tầng cho tới hạ tầng xã ấp v.v... Vậy thì nếu mà họ đồng ý tổ chức bầu cử, và sau đó cái kết quả bầu cử đó, thì nó có thể nó đưa tới cái tình trạng giống như là mình hợp thức hóa cho cái cuộc bầu cử mà đa phần là họ phải qua gian lận họ sẽ thắng, thì thưa TT, ông nghĩ thế nào về cái ý kiến đó ạ"

TT Thiệu: Nếu mình đã nói bầu cử tự do, tự do dân chủ và công bằng, một người dân một lá phiếu, người dân được quyền ứng cử bầu cử thì phải có luật bầu cử, phải có một cái thời gian mà tôi đã gọi là một cái thời gian chuyển tiếp, để mình phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập đảng, rồi mới có cái tổ chức bầu cử, mới có luật bầu cử. Thì cái thời kỳ mà chuyển tiếp đó là thời kỳ mình phải tranh đấu cho được tất cả những cái đó rồi mình mới chấp nhận bầu cử. Khi mà mình có những cái điều kiện mà thấy rằng đúng là có tự do công bằng và dân chủ mà mình chấp nhận bầu cử. Mà nếu như mình bầu cử mình thua thì cái đó là mình, phe không CS thì ráng mà chịu, Chứ nếu như mà mình nói rằng mình đã đòi được tất cả những cái điều kiện để có một cuộc bầu cử, ứng cử tự dân chủ mà mình sợ thua, mình hổng chịu bầu cử, thì cái đó cũng như mình nói mình đi học mà mình thi mà mình sợ rớt. hay là mình thách thức người ta lên võ đài mà người ta đủ điều kiện, mình cũng đủ điều kiện mà mình nói thôi tôi sợ thua thì cái đó đâu phải như vậy. Đã là trò chơi dân chủ, có luật lệ dân chủ, có quy luật bầu cử, có quốc tế quan sát, thì mình dở thì mình ráng mình chịu. Nhưng mà, dầu cho mình có thua thì ít ra mình cũng đã có tự do dân chủ, mình cũng có tự do chỉ trích chính quyền, mình cũng có người trong Quốc Hội, dù là thiểu số. Mình có tự do ngôn luận, mình có tự do báo chí, thì như mấy năm đầu, nhiệm kỳ đầu mình không trúng thì mình ráng kỳ sau. Ở đây thì bầu cử xứ nào cũng vậy chứ, đảng nào giỏi thì thắng mà đảng nào dở là thua miễn là cái điều kiện bầu cử phải được công bằng và người dân phải được công bằng tự do.

HLT: Thưa TT đúng như vậy nhưng mà so với hiện trạng thì phía bên nhà cầm quyền CS thì họ độc tài và họ nắm quá nhiều cái ưu thế và họ là một cái nhóm người, như chúng ta biết, không phải là thành thật gì, vậy thì có cần, phải có một sự giám sát quốc tế nào đó không, theo cái giải pháp ông vừa mới đề nghị đó"

TT Thiệu: Theo tôi thì cái giám sát quốc tế, nếu như mà nói giám sát của Liên Hiệp Quốc thì cái chuyện đó thì phải đặt lại nhiều nhưng mà cái giám sát quốc tế là chắc chắn là phải có. Nhưng mà cái quan trọng nhứt là cái sự tranh đấu của nhân dân VN, 75 triệu nhân dân VN ở trong nước, của mấy đảng phái, của mấy tổ chức hãy làm sao phải đòi CS thực thi cho được mấy cái điều kiện đó rồi mình mới chấp nhận bầu cử. Nếu không thì cuộc bầu cử đó nó vô giá trị, nhưng mà tôi nghĩ rằng, cái nầy tôi nói riêng, ý kiến riêng, tôi thấy rằng chính CS sợ bầu cử hơn là mình đó. Mình là người tự do mà mình sợ bầu cử là mình sợ trật đó. CS họ sợ bầu cử là họ biết rằng họ chưa chắc gì họ đã thắng đó mà bây giờ mà cho họ thắng đi nữa, thì họ cũng đã là chấp nhận một cái thua. Cái thua là họ đã chấp nhận cái trò chơi dân chủ và quy luật dân chủ là tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do đảng phái. Và họ cũng nghĩ rằng: “Thôi chết rồi, mình chấp nhận cái nầy rủi mình có thắng được kỳ đầu thì hổng chừng kỳ sau mình cũng thua. Bởi vì, cái lẽ phải thế nào nó cũng sẽ thắng, cái dân chủ tự do nó cũng thắng. Bây giờ mình thách thức CS, nếu như, họ nói rằng họ thắng thì họ để bầu cử đi.

HLT: Nhưng mà thưa với TT là theo cái hiến pháp của CS bây giờ đó là Điều 4 Hiến Pháp của CSVN thì chỉ cho CS là cái đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia mà thôi chứ họ không có chịu chia xẻ quyền hành cho bất cứ một đảng phái nào thì ta phải làm sao"

TT Thiệu: Nếu như đã có bầu cử rồi đó, thì không phải là Điều 4 Hiến Pháp mà thôi nhưng mà tất cả cái Hiến Pháp cũng đi tới phải được thay thế bằng một cái hiến pháp của Quốc Hội Lập Hiến đầu tiên bầu ra. Chớ nếu nói đã bầu cử thì cái Điều 4 Hiến Pháp đã tự nó nó đã vô dụng rồi. Nếu như trong cái thời kỳ chuyển tiếp mà tổ chức bầu cử đó thì phải có một cái hiệp ước riêng rẽ, đặc biệt, và cái hiến pháp của CS bây giờ coi như là coi như không còn hiệu lực trong thời kỳ đó và đợi một cái hiến pháp của Quốc Hội Lập Hiến đầu tiên được bầu ra.

HLT: Dạ cám ơn TT rất nhiều. Trước khi chấm dứt, chúng tôi xin một câu hỏi cuối cùng nữa mà thôi. Như ông vừa mới trình bày đó, vừa mới nhắc tới là cái vấn đề là cái hiệp thương giữa VN và Mỹ. Vậy xin ông cho biết cái nhận định của ông về cái hiệp thương Mỹ-Việt vừa mới được ký kết vừa qua"

TT Thiệu: Tôi cho cái đó nếu như mà được áp dụng đó thì thật sự nó chỉ lợi, cho chánh quyền CS thêm có cơ hội tham nhũng với lại những nhà đầu tư Mỹ, có cơ hội bốc lột giới lao động, người lao công VN, ăn xén ăn bớt. Còn cái người dân thì nói xin lỗi, cũng là nếu như mà người ngoại quốc họ trả 10 đồng, đi qua cửa chánh quyền CS từ trung ương đến địa phương thì người dân cũng chỉ còn có 2, 3 đồng thôi. Còn cái người lợi thứ hai là những cái quyền lực tư bản của ngoại quốc. Chớ còn người dân chưa được hưởng cái gì thật sự nếu như chưa có những cái luật pháp công minh, cái luật pháp rõ ràng, chưa có những cái tổ chức nghiệp đoàn, chưa có ai để mà binh vực cái quyền lợi của người lao động VN, chưa có tự do báo chí để nói lên những cái tệ đoan của cái chánh quyền CS thì tôi cho là nếu như muốn nói một cách khác thì qua cái hiệp thương này thì người dân chỉ có tiền khá hơn một chút để sống đỡ nghèo, đỡ khổ, đỡ cực nhọc, đở đói một chút, chớ chưa phải cái đó là một cái nền tảng để đi đến sự phát triển quốc gia hay là lo cho người dân tới hạnh phúc thật sự.

HLT: Chúng tôi rất cám ơn TT Nguyễn Văn Thiệu đã trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi, xin ông có một lời kết luận và để từ giả quý thính giả của Radio Bolsa chúng tôi, trước khi chúng ta chấm dứt cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay.

TT Thiệu: Tôi nghĩ rằng những cái gì mà tôi muốn nói từ mấy năm nay tôi không nói ra là bởi vì tôi muốn để dành cho những người từ trong nước ra hay là ngay tại trong nước mà có công lao đấu tranh với CS, vào tù ra tội từ mấy năm nay, để dành cái tiếng nói cho mấy vị đó. Hơn nữa, tôi cũng đã nói rằng bây giờ cái lớp người của tôi, tôi năm nay 76 rồi, ông Thiện nên nhớ nghe, 76 tuổi Tây đó, chớ còn tuổi ta là 77. Thành thử ra tôi nói rằng, mình đã già rồi, bây giờ với cái tuổi già của mình đó thì mình ngồi đây, ai có hỏi gì thì mình góp ý kiến để giúp cho cái lớp người còn trẻ đứng ra đấu tranh, họ phải đứng ra, họ dấn thân vào việc nước, ngoài cái công việc học hành để thành tài, để xây đắp cái địa vị cá nhân của mình. Mình phải nghĩ tới đất nước chớ mình dành mình nói hết, mình dành mình làm hết thì không biết chừng nào mà có một cái sự nối tiếp, nối tiếp đúng đắn. Tôi xin cám ơn anh Thiện đã phỏng vấn tôi và tôi xin gởi lời thân ái chào tất cả đồng bào thính giả đã chịu khó nghe tôi trong mấy chục phút. Xin cám ơn.

(Việt Báo trân trọng cảm ơn nhà báo Huỳnh Lương Thiện có nhã ý đã phổ biến bài phỏng vấn này.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.