Hôm nay,  

Trung Quốc Dành Với Nhật, Làm Đầu Tầu Kinh Tế Á Châu

03/03/200200:00:00(Xem: 3738)
Bản tin đặc biệt của Ron Chepesiuk viết cho tạp chí Asian Week: Nhật Bản và Trung quốc đã vật lộn với nhau trong chín tháng bên mé chiến tranh mậu dịch về trái vải, nấm và thảm rơm. Cuối cùng hai nước này đã ổn đinh được cuộc tranh chấp hồi cuối tháng chạp, việc này đã cho thấy rõ sự phát triển quan trọng tại Á châu: quan hệ kinh tế Trung -Nhật đang trong thời kỳ chuyển tiếp quan trọng. Sự chuyển tiếp khiến cho nhiều nhà theo rõi Á châu quan ngại, họ sợ rằng đường hướng mậu dịch tương lai có thể làm hại kinh tế của hai nước này và làm mất sự ổn định của vùng.

"Chúng tôi đang nhìn thấy có sự bắt đầu tranh đua mạnh về kinh tế," theo lời của Tiến sĩ Gary Hufbauer, một nhà lão thành của Học viện Kinh tế Quốc tế tại Washington DC. "Trung quốc và Nhật Bản, cả hai đều muốn làm quốc gia dẫn đầu kinh tế tại Á châu, nhưng cả hai đang gặp phải sự khó khăn kinh khủng để làm việc này.

Trung quốc đang vật lộn để tân tiến hóa nền kinh tế của mình, còn Nhật Bản vẫn loay hoay tìm đường cải cách kinh tế của mình. Cả hai đang tranh giành uy tín tại Á châu bằnh chính sách mậu dịch và xâm nhập thị trường của các quốc gia tại Á châu.

Sự tranh chấp mậu dịch hồi tháng tư khi Nhật Bản bất thần cấm cho tạm nhập cảng 200 ngày ba loại nông sản: trái vải, nấm và thảm rơm của Trung quốc. Hai tháng sau Trung quốc đã đập lại bằng cách áp đặt thuế biểu 100% vào các xe cộ, điện thoại di động và máy điều hòa không khí của Nhật cho nhập khẩu Trung quốc. Tính ra việc này đã làm Trung quốc thiệt hại 100 triệu Mỹ kim, còn Nhật bị thiệt hại 800 triệu Mỹ kim.

Cuộc tranh chấp kéo tới độ các giới dẫn đầu kinh doanh và các giới chức của hai quốc gia phải cho chấm dứt nhanh.

"Chỉ có sự thoả hiệp vào phút chót hồi tháng chạp mới tránh được nạn chiến tranh thương mại," theo lời của ông Chris Rush, tổng giám đốc công ty tư vấn White Plains tại New York, ông này còn là nhà chuyên điều tra về tình trạng kinh doanh tại các quốc gia khác cho các nhà đầu tư và các doanh nhân của Hoa kỳ.

Trong khi khối lượng mậu Trung Nhật đang lên cao, đạt tới 71,84 tỷ Mỹ kim, chiếm 17,2% tổng khối lượng hàng của Trung quốc tung ra nước ngoài, làm cho Nhật Bản trở thành một đối tác quan trọng của Trung quốc. Thương mại Trung- Nhật có tổng kết 87,6 tỷ Mỹ kim trong năm 2001, tăng cao 5,5% so với năm trước, theo như bảng thống kê của Hải quan Tổng quản Trung quốc đã đưa cho Tân Hoa Xã loan tin hồi tháng giêng.

Có tia hy vọng là thỏa hiệp hồi tháng chạp sẽ giúp lấy lại tình hữu nghị trong việc phát triển quan hệ mậu dịch song phương. Có dấu hiệu cho thấy Trung quốc và Nhật Bản đang tiến tới có quan hệ xây dựng.

Điển hình là Bộ trưởng Shi Guangsheng về Hợp tác Thương mại và Kinh tế của Trung quốc có thái độ lạc quan sau chín tháng gay gắt về kinh tế, ông đã nói với báo chí : "Nhật Bản đã thôi không còn cấm việc nhập khẩu nông sản của Trung quốc, vì thế Trung quốc cũng hủy bỏ các biện pháp trả đũa để chống lại Nhật Bản. Quyết định này sẽ làm cho các quan hệ Trung-Nhật được phát triển thanh thoát."

Khi Nhật Bản và Singapore ký kết hiệp ước mậu dịch tự do hồi tháng giêng, Trung quốc đã tuyên bố là cuộc hội thảo của 10 thành viên của tổ chức ASEAN (Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á) vẫn là đường lối chính để khích lệ việc kinh doanh và đầu tư của Trung quốc tại vùng Đông Nam Á.

Trong khi đó các hàng hóa Made in China đã đổ tràn ngập tại Bắc Mỹ qua các cửa hàng như Dollar King, Dollarama, One Buck for Two bán đủ các loại mặt hàng cho gia dụng, do Trung quốc sản xuất với giá đồng loạt một đô-la hay hai đô-la. Sau khi các đại doanh gia Hoa kỳ đã cho những nhà xuất khẩu Trung quốc vào xiếc, làm hàng xuất khẩu của Trung quốc hiện nay đang bị ứ động trong kho. Số hàng này đã trở thành rác trước kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, nên Trung quốc đang rập rình lấy Đông Nam Á làm nơi tiêu thụ để đổ số hàng tồn đọng này.

"Chúng tôi đang mong nhìn thấy sự hợp tác tốt giữa Nhật và Đông Nam Á. Chúng tôi mong mỏi Nhật Bản là một quốc gia tiền tiến duy nhất tại Á châu, sẽ giữ vai trò để phát triển Á châu," theo như lời của Sun Yuxi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung quốc.

Hồi tháng giêng, báo chí có nói rõ Nhật Bản đã tung ra các dự án hợp tác với Trung quốc về một số lãnh vực hi-tech, trong đó khu vực điện thoại di động có tiềm thế lợi để khai thác. Các giới chức Nhật Bản đã tới Trung quốc hồi tháng giêng để ký nghị định thư với Trung quốc, các công ty Nhật Bản đã đi kèm cùng với các giới chức Nhật để tiếp súc với các doanh nhân người Trung quốc.

Tổ chức JETRO của Nhật về mậu dịch nước ngoài đã tiết lộ sau khi nghiên cứu là 287 hội viên của tổ chức này hay 95,7% hội viên khoe rằng việc đầu tư trực tiếp tại nước ngoài họ đã chọn Trung quốc, một nơi có giá nhân công rẻ nhất và việc tuyển dụng nhân tài gốc Trung hoa lương thấp được đào tại tại Hoa kỳ cũng dễ dàng sau vụ bong bóng hi-tech của Hoa kỳ bị xì hơi. Hoa kỳ đã lao đầu tư vào Trung quốc, tổng kết là 39,7%.

Nhưng ông Hufbauer đã giải thích "Cả hai quốc gia này (Trung quốc và Nhật Bản) đang muốn khống chế kinh tế Á châu, vì thế cả hai đang đụng lẫn nhau."

Một việc đã xẩy ra hồi tháng giêng khi Trung quốc lần đầu tiên thay thế Nhật Bản cho xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Nam Hàn, đứng sau Hoa kỳ. Đó là điềm xấu đối với Nhật Bản.

Theo sự quan sát của ông Lee "Những sự phát triển này đã làm vấn đề căng thẳng thêm trầm trọng."

Ảnh hưởng Trung quốc đối với nền kinh tế của Nam Hàn là một dấu báo hiệu về cú đấm kinh tế toàn cầu đang lên mà thôi, chủ động là Trung quốc. Điển hình là quan hệ mậu dịch của Trung quốc đã làm sản phẩm Hoa kỳ được nhập khẩu tăng 17, 2%, sản phẩm Liên Âu được nhập khẩu tăng 15,8% và sản phẩm Đài Loan được nhập khẩu tăng 7,2%. Một bản tường trình đã cho thấy các công ty Trung quốc đã trù hoạch để nhập khẩu khoảng 1,43 tỷ Mỹ kim sản phẩm tin học của Đài Loan trong năm nay, còn gia tăng từ 50 tới 100% từng năm một sau đó.

Nhật Bản có thể làm xoay chuyển ảnh hưởng của Trung quốc tại Á châu bằng cách làm cho kinh tế của mình ổn định trước. Theo những điều nhấn mạnh trong cuộc điều trần với quốc hội Hoa kỳ, ông James Kelly là giới chức tối cao cho vùng Á châu của bộ ngoại giao Hoa kỳ, ông đã tỏ ra quan tâm vấn đề này với Tổng thống Bush.

"Nhật Bản đang đau buồn về kinh tế đã nhiều năm, tư thế dẫn đầu kinh tế bị lâm nguy, có thể bị hủy hoại nếu nền kinh tế của Nhật tiếp tục hư hỏng," theo lời của ông Kelly.

Nhật Bản đang bị nợ hoành hành, bị giảm phát và chính trị bị tê liệt. Giá tiêu thụ cứ tiếp tục đi xuống cho từng tháng cả hai năm qua - giá bán lẻ bị sụt xuống 6% hồi năm ngoái trong sáu năm liền bị sụt. Có tr6n 17 ngàn công ty Nhật Bản đã thắt lưng buộc bụng năm 2001, lại còn thêm nạn thất nghiệp tới hồi trầm kha.

Còn đồng Yen của Nhật bị mất giá, sụt tới mức thấp nhất trong ba năm qua tính vào ngày 27/12. Trung quốc đã tỏ vẻ quan tâm tới đồng Yen bị mất giá và gia sức cạnh tranh nhờ điểm này cùng với các quốc gia Á châu khác cho xuất khẩu hàng sang Nhật.

Thủ tướng Junichiro Koizumi của Nhật đã nắm quyền hồi tháng tư hứa để cải tổ kinh tế, nhưng chưa thấy có cái gì cụ thể xẩy ra.

"Liên minh trong nội bộ đảng của Koizumi (Đảng Dân chủ Tự Do) không tài nào giúp ông để quốc hội thông qua thành luật. Tình hình đó là một phần trong trở ngại của Nhật Bản hiện nay. Việc này sẽ dẫn tới việc có một hành động chính trị ghê gớm để thay đổi," theo sự giải thích của ông Hufbauer.

Ông Hufbauer đã dự đoán, quan hệ Trung Nhật đang thay dạng sẽ ảnh hưởng nặng cho các nhà đầu tư và việc kinh doanh của Hoa kỳ tại Á châu Thái Bình Dương.

"Có một sự căng thẳng nào đó có thể tốt cho các nhà đầu tư theo ý nghĩa là để cho họ có thể làm cho Nhật bản và Trung quốc đối chọi với nhau. Về mặt khác các nhà đầu tư của Hoa kỳ lại khgông muốn bị mắc kẹt trong trận chiến mậu dịch là mỗi quốc gia này cứ yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư vào nước họ giống như là đang đầu tư vào nước kia. Đó là kịch bản Ả Rập- Do Thái đã xẩy ra tại Trung Đông. Chúng ta còn lâu mới thấy kịch bản này xẩy ra giữa Nhật và Trung quốc, nhưng khuynh hướng này đang đi tới," theo lời của nhà phân tích chuyên về kinh tế thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.