Hôm nay,  

Trung Quốc Dành Với Nhật, Làm Đầu Tầu Kinh Tế Á Châu

03/03/200200:00:00(Xem: 3736)
Bản tin đặc biệt của Ron Chepesiuk viết cho tạp chí Asian Week: Nhật Bản và Trung quốc đã vật lộn với nhau trong chín tháng bên mé chiến tranh mậu dịch về trái vải, nấm và thảm rơm. Cuối cùng hai nước này đã ổn đinh được cuộc tranh chấp hồi cuối tháng chạp, việc này đã cho thấy rõ sự phát triển quan trọng tại Á châu: quan hệ kinh tế Trung -Nhật đang trong thời kỳ chuyển tiếp quan trọng. Sự chuyển tiếp khiến cho nhiều nhà theo rõi Á châu quan ngại, họ sợ rằng đường hướng mậu dịch tương lai có thể làm hại kinh tế của hai nước này và làm mất sự ổn định của vùng.

"Chúng tôi đang nhìn thấy có sự bắt đầu tranh đua mạnh về kinh tế," theo lời của Tiến sĩ Gary Hufbauer, một nhà lão thành của Học viện Kinh tế Quốc tế tại Washington DC. "Trung quốc và Nhật Bản, cả hai đều muốn làm quốc gia dẫn đầu kinh tế tại Á châu, nhưng cả hai đang gặp phải sự khó khăn kinh khủng để làm việc này.

Trung quốc đang vật lộn để tân tiến hóa nền kinh tế của mình, còn Nhật Bản vẫn loay hoay tìm đường cải cách kinh tế của mình. Cả hai đang tranh giành uy tín tại Á châu bằnh chính sách mậu dịch và xâm nhập thị trường của các quốc gia tại Á châu.

Sự tranh chấp mậu dịch hồi tháng tư khi Nhật Bản bất thần cấm cho tạm nhập cảng 200 ngày ba loại nông sản: trái vải, nấm và thảm rơm của Trung quốc. Hai tháng sau Trung quốc đã đập lại bằng cách áp đặt thuế biểu 100% vào các xe cộ, điện thoại di động và máy điều hòa không khí của Nhật cho nhập khẩu Trung quốc. Tính ra việc này đã làm Trung quốc thiệt hại 100 triệu Mỹ kim, còn Nhật bị thiệt hại 800 triệu Mỹ kim.

Cuộc tranh chấp kéo tới độ các giới dẫn đầu kinh doanh và các giới chức của hai quốc gia phải cho chấm dứt nhanh.

"Chỉ có sự thoả hiệp vào phút chót hồi tháng chạp mới tránh được nạn chiến tranh thương mại," theo lời của ông Chris Rush, tổng giám đốc công ty tư vấn White Plains tại New York, ông này còn là nhà chuyên điều tra về tình trạng kinh doanh tại các quốc gia khác cho các nhà đầu tư và các doanh nhân của Hoa kỳ.

Trong khi khối lượng mậu Trung Nhật đang lên cao, đạt tới 71,84 tỷ Mỹ kim, chiếm 17,2% tổng khối lượng hàng của Trung quốc tung ra nước ngoài, làm cho Nhật Bản trở thành một đối tác quan trọng của Trung quốc. Thương mại Trung- Nhật có tổng kết 87,6 tỷ Mỹ kim trong năm 2001, tăng cao 5,5% so với năm trước, theo như bảng thống kê của Hải quan Tổng quản Trung quốc đã đưa cho Tân Hoa Xã loan tin hồi tháng giêng.

Có tia hy vọng là thỏa hiệp hồi tháng chạp sẽ giúp lấy lại tình hữu nghị trong việc phát triển quan hệ mậu dịch song phương. Có dấu hiệu cho thấy Trung quốc và Nhật Bản đang tiến tới có quan hệ xây dựng.

Điển hình là Bộ trưởng Shi Guangsheng về Hợp tác Thương mại và Kinh tế của Trung quốc có thái độ lạc quan sau chín tháng gay gắt về kinh tế, ông đã nói với báo chí : "Nhật Bản đã thôi không còn cấm việc nhập khẩu nông sản của Trung quốc, vì thế Trung quốc cũng hủy bỏ các biện pháp trả đũa để chống lại Nhật Bản. Quyết định này sẽ làm cho các quan hệ Trung-Nhật được phát triển thanh thoát."

Khi Nhật Bản và Singapore ký kết hiệp ước mậu dịch tự do hồi tháng giêng, Trung quốc đã tuyên bố là cuộc hội thảo của 10 thành viên của tổ chức ASEAN (Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á) vẫn là đường lối chính để khích lệ việc kinh doanh và đầu tư của Trung quốc tại vùng Đông Nam Á.

Trong khi đó các hàng hóa Made in China đã đổ tràn ngập tại Bắc Mỹ qua các cửa hàng như Dollar King, Dollarama, One Buck for Two bán đủ các loại mặt hàng cho gia dụng, do Trung quốc sản xuất với giá đồng loạt một đô-la hay hai đô-la. Sau khi các đại doanh gia Hoa kỳ đã cho những nhà xuất khẩu Trung quốc vào xiếc, làm hàng xuất khẩu của Trung quốc hiện nay đang bị ứ động trong kho. Số hàng này đã trở thành rác trước kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, nên Trung quốc đang rập rình lấy Đông Nam Á làm nơi tiêu thụ để đổ số hàng tồn đọng này.

"Chúng tôi đang mong nhìn thấy sự hợp tác tốt giữa Nhật và Đông Nam Á. Chúng tôi mong mỏi Nhật Bản là một quốc gia tiền tiến duy nhất tại Á châu, sẽ giữ vai trò để phát triển Á châu," theo như lời của Sun Yuxi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung quốc.

Hồi tháng giêng, báo chí có nói rõ Nhật Bản đã tung ra các dự án hợp tác với Trung quốc về một số lãnh vực hi-tech, trong đó khu vực điện thoại di động có tiềm thế lợi để khai thác. Các giới chức Nhật Bản đã tới Trung quốc hồi tháng giêng để ký nghị định thư với Trung quốc, các công ty Nhật Bản đã đi kèm cùng với các giới chức Nhật để tiếp súc với các doanh nhân người Trung quốc.

Tổ chức JETRO của Nhật về mậu dịch nước ngoài đã tiết lộ sau khi nghiên cứu là 287 hội viên của tổ chức này hay 95,7% hội viên khoe rằng việc đầu tư trực tiếp tại nước ngoài họ đã chọn Trung quốc, một nơi có giá nhân công rẻ nhất và việc tuyển dụng nhân tài gốc Trung hoa lương thấp được đào tại tại Hoa kỳ cũng dễ dàng sau vụ bong bóng hi-tech của Hoa kỳ bị xì hơi. Hoa kỳ đã lao đầu tư vào Trung quốc, tổng kết là 39,7%.

Nhưng ông Hufbauer đã giải thích "Cả hai quốc gia này (Trung quốc và Nhật Bản) đang muốn khống chế kinh tế Á châu, vì thế cả hai đang đụng lẫn nhau."

Một việc đã xẩy ra hồi tháng giêng khi Trung quốc lần đầu tiên thay thế Nhật Bản cho xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Nam Hàn, đứng sau Hoa kỳ. Đó là điềm xấu đối với Nhật Bản.

Theo sự quan sát của ông Lee "Những sự phát triển này đã làm vấn đề căng thẳng thêm trầm trọng."

Ảnh hưởng Trung quốc đối với nền kinh tế của Nam Hàn là một dấu báo hiệu về cú đấm kinh tế toàn cầu đang lên mà thôi, chủ động là Trung quốc. Điển hình là quan hệ mậu dịch của Trung quốc đã làm sản phẩm Hoa kỳ được nhập khẩu tăng 17, 2%, sản phẩm Liên Âu được nhập khẩu tăng 15,8% và sản phẩm Đài Loan được nhập khẩu tăng 7,2%. Một bản tường trình đã cho thấy các công ty Trung quốc đã trù hoạch để nhập khẩu khoảng 1,43 tỷ Mỹ kim sản phẩm tin học của Đài Loan trong năm nay, còn gia tăng từ 50 tới 100% từng năm một sau đó.

Nhật Bản có thể làm xoay chuyển ảnh hưởng của Trung quốc tại Á châu bằng cách làm cho kinh tế của mình ổn định trước. Theo những điều nhấn mạnh trong cuộc điều trần với quốc hội Hoa kỳ, ông James Kelly là giới chức tối cao cho vùng Á châu của bộ ngoại giao Hoa kỳ, ông đã tỏ ra quan tâm vấn đề này với Tổng thống Bush.

"Nhật Bản đang đau buồn về kinh tế đã nhiều năm, tư thế dẫn đầu kinh tế bị lâm nguy, có thể bị hủy hoại nếu nền kinh tế của Nhật tiếp tục hư hỏng," theo lời của ông Kelly.

Nhật Bản đang bị nợ hoành hành, bị giảm phát và chính trị bị tê liệt. Giá tiêu thụ cứ tiếp tục đi xuống cho từng tháng cả hai năm qua - giá bán lẻ bị sụt xuống 6% hồi năm ngoái trong sáu năm liền bị sụt. Có tr6n 17 ngàn công ty Nhật Bản đã thắt lưng buộc bụng năm 2001, lại còn thêm nạn thất nghiệp tới hồi trầm kha.

Còn đồng Yen của Nhật bị mất giá, sụt tới mức thấp nhất trong ba năm qua tính vào ngày 27/12. Trung quốc đã tỏ vẻ quan tâm tới đồng Yen bị mất giá và gia sức cạnh tranh nhờ điểm này cùng với các quốc gia Á châu khác cho xuất khẩu hàng sang Nhật.

Thủ tướng Junichiro Koizumi của Nhật đã nắm quyền hồi tháng tư hứa để cải tổ kinh tế, nhưng chưa thấy có cái gì cụ thể xẩy ra.

"Liên minh trong nội bộ đảng của Koizumi (Đảng Dân chủ Tự Do) không tài nào giúp ông để quốc hội thông qua thành luật. Tình hình đó là một phần trong trở ngại của Nhật Bản hiện nay. Việc này sẽ dẫn tới việc có một hành động chính trị ghê gớm để thay đổi," theo sự giải thích của ông Hufbauer.

Ông Hufbauer đã dự đoán, quan hệ Trung Nhật đang thay dạng sẽ ảnh hưởng nặng cho các nhà đầu tư và việc kinh doanh của Hoa kỳ tại Á châu Thái Bình Dương.

"Có một sự căng thẳng nào đó có thể tốt cho các nhà đầu tư theo ý nghĩa là để cho họ có thể làm cho Nhật bản và Trung quốc đối chọi với nhau. Về mặt khác các nhà đầu tư của Hoa kỳ lại khgông muốn bị mắc kẹt trong trận chiến mậu dịch là mỗi quốc gia này cứ yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư vào nước họ giống như là đang đầu tư vào nước kia. Đó là kịch bản Ả Rập- Do Thái đã xẩy ra tại Trung Đông. Chúng ta còn lâu mới thấy kịch bản này xẩy ra giữa Nhật và Trung quốc, nhưng khuynh hướng này đang đi tới," theo lời của nhà phân tích chuyên về kinh tế thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.