Hôm nay,  

Đồng Euro Tuy Bước Đầu Ok, Còn Chịu Nhiều Thử Thách

13/01/200200:00:00(Xem: 3545)
Sự gia nhập chính thức của đồng Euro, mặc dầu được ca tụng như một nguồn nước cho sự phối hợp kinh tế, sẽ không ảnh hưởng gì mấy trong việc làm thay đổi những xung khắc ngấm ngầm từ muôn thuở của hệ thống tiền tệ ở Âu Châu.

Sự thử thách thật sự sẽ đến khi Âu Châu phải đương đầu với nền kinh tế suy thoái và sự cạnh tranh về quyền ưu tiên. Đồng Euro sẽ chịu nhiều gian truân trên thị trường thế giới nếu những rủi ro về chính trị vẫn còn hiện diện.

Đồng Euro đã được tung ra thị trường hôm 1 tháng 1 năm 2002 với không một trở ngại, và đã được đẩy mạnh đối với đồng Mỹ kim, Anh kim và đồng Yen của Nhật.

Nhưng sự thử thách thật sự khi Âu Châu phải đương đầu với nền kinh tế trị trệ kéo dài. Khi điều này xảy ra, dù ở năm 2002 hay là nhiều năm sau này, đồng Euro và những những cơ quan ủng hộ nó sẽ không tránh khỏi sự tấn công bởi những đoàn thể chính trị. Miễn là liên hiệp kinh tế vẫn đi trước một bước liên hiệp chính trị, sự không chắc chắn về tương lai của đồng Euro sẽ vẫn nằm yên chờ đợi dưới gầm bàn.

Sự không chắc chắn này sẽ tạo ra một sức nặng cho nền kinh tế Âu Châu và đảm bảo cho đồng Mỹ kim sẽ đứng vững với ngôi vị thượng phong trên thị trường quốc tế.

Đồng Euro đã bị bầm dập kể từ khi nó được khai sinh ba năm trước đây như là một hệ thống tiền hờ, đã rớt từ 1.1747/Mỹ kim, xuống dưới 0.9 vào cuối năm 2001. Sự yếu kém của đồng Euro một phần là do những sự không chắc chắn chung quanh sự thành lập Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu (ECB).

Những nhà làm luật đang hy vọng là đồng Euro sẽ phục hồi sức mạnh. Họ lý luận rằng thị trường tiền tệ bây giờ đã chính thức và hoàn toàn công nhận đồng Euro, và không thể quay trở lại. Với ảnh hưởng tâm lý, cộng với những quyền lợi về kinh tế như gia tăng sự vô hình của giá cả và loại bỏ sự rủi ro của hối xuất, sẽ tạo nên số cầu của đồng Euro và những sản phẩm liên hệ với đồng Euro.

Sự công nhận của quốc tế đã xảy ra. Trung Quốc đã dự tính phát hành công khố phiếu bằng đồng Euro và Lithuania sẽ nối kết hệ thống tiền tệ của họ với đồng Euro.

Như là một liên hiệp tiền tệ, đồng Euro còn trẻ và chưa chín chắn. Nó không được đem ra thử nghiệm kỹ càng như đồng Mỹ kim của Hoa Kỳ, đồng Mark của Đức hay đồng France của Pháp. Thêm vào đó, số mạng nó được định đoạt bởi chỉ một cơ quan, Ngân hàng Trung Ương Âu Châu, một cơ quan phải đưa ra những chính sách tốt cho tất cả nhưng lại phải hoàn toàn độc lập đối với bất cứ một quốc gia nào. Việc này có thể dễ dàng nếu tình hình kinh tế sáng sủa, nhưng rất khó khăn khi kinh tế đi vào cơn suy thoái.

Sự thử thách của đồng Euro sẽ được phơi bày khi sự kinh tế suy thoái lan tràn Âu Châu. Âu Châu thiếu sự đồng nhất về kinh tế của một quốc gia. Kết quả là, sự suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng mỗi một quốc gia một cách khác nhau, đòi hỏi những chính sách kinh tế khác nhau để đối phó. Điều tốt cho Đức chưa chắc tốt cho Pháp hoặc Hy Lạp. Bằng cách nào đó, ECB phải nối liền khoảng cách đó, phải nhận thức ra sự phức tạp để ban hành những biện pháp thích ứng. ECB chưa chứng tỏ được khả năng có thể làm được việc này.

Giá trị lâu dài của đồng tiền tuỳ thuộc vào nền kinh tế và sự vững chắc của căn bản chính trị của quốc gia phát hành đồng tiền đó. Vì vậy, sự vững chắc và giầu mạnh của Hoa Kỳ đã làm đồng Mỹ kim có giá trị mạnh mẽ trong khi nền kinh tế bấp bênh và cơ cấu chính trị yếu kém của Nhật Bản đã làm giảm giá trị của đồng Yen.

Đồng Euro dường như rơi vào giữa hai trường hợp trên, với thị trường kinh tế rộng lớn và tương đối giầu mạnh nhưng lại có cơ cấu chính trị không vững chắc đã được ăn sâu vào những quốc gia trong khối Liên hiệp Âu châu. Kết quả là đồng Euro khó lòng có thể sánh với đồng Mỹ kim, đừng nói chi tới chuyện trở nên một loại tiền tệ được thịnh hành nhất thế giới.

Trong bình diện đó, hào quang mới đây của đồng Euro chỉ là nhất thời. Những sự thử thách gay go hơn còn chưa đến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chảy nước mắt sau 2 tuần lễ dài, và theo sau cuộc chạy đua thảo luận thâu đêm Thứ Sáu, Sharma đã chính thức hóa thỏa thuận với việc đập búa. Ông tuyên bố bằng miệng tu chính theo yêu cầu của Ấn Độ, thay đổi văn bản để dùng chữ “giảm” than đá thay vì dùng chữ “loại bỏ” vì bị Ấn Độ chống đối. Thế giới cần cắt giảm tỉ lệ thải khí nhà kính ở mức 27 tỉ tấn khối một năm để hạn chế việc hâm nóng toàn cầu ở mức 1.5 độ C vào năm 2030, theo các dự đoán bởi Climate Action Tracker. Nhưng các cam kết hiện nay, gồm những điều đã đạt được tại COP26, chỉ đạt tới ¼ đường tới mức đó.
Hoa Kỳ nâng cao cảnh báo với các đồng minh Liên Âu rằng Nga có thể đang cân nhắc khả năng một cuộc xâm lăng Ukraine khi các căng thẳng bùng phát giữa Moscow và khối Liên Âu liên quan đế các di dân và các nguồn cung cấp năng lượng, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021. Với việc Washington đang giám sát kỹ sự tăng cường các lực lượng Nga gần biên giới Ukraine, các viên chức Hoa Kỳ đã báo cáo các đối tác Liên Âu về các quan ngại của họ về khả năng một chiến dịch quân sự, theo nhiều người biết rõ về vấn đề này cho hay.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý thúc đẩy hợp tác chung về khí hậu trong vòng một thập niên tới, trong một tuyên bố gây ngạc nhiên tại thượng đỉnh khí hậu COP26 tại Glasgow, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021. 2 nhà thải khí CO2 lớn nhất thế giới đã cam kết hành động trong một tuyên bố chung. Tuyên bố nói rằng hai bên sẽ “nhắc lại cam kết vững chắc của họ để cùng nhau làm việt” để đạt mục tiêu nhiệt độ 1.5 độ C được đề ra trong Thỏa Thuận Paris vào năm 2015.
Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Thứ Năm, 11 tháng 11 năm 2021 (giờ New Zealand) đã cảnh báo chống lại việc để cho căng thẳng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương làm tái phát tâm lý Chiến Tranh Lạnh, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021 (giờ Mỹ). Phát biểu của ông Tập bên lề thượng đỉnh thường niên của diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) đến nhiều tuần sau khi Mỹ, Anh và Úc công bố liên minh an ninh mới trong vùng mà sẽ chứng kiến Úc xây dựng các tàu ngầm nguyên tử. TQ đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận này.
Trung Quốc đang dồn mọi nỗ lực cho một cuộc chiến tranh lớn với Mỹ mà có thể bùng nổ tại Biển Đông hay tại Đài Loan khi tham vọng của TQ đối với những nơi này ngày càng thúc bách họ phải hành động, mà cụ thể gần đây nhất là việc TQ lập ra hai khu trường bắn có hình dạng một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ làm mục tiêu tấn công cho các thí nghiệm vũ khí hiện đại của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 10 tháng 11 năm 2021.
Một xe vận tải chở dầu đã nổ gần thủ đô của Sierra Leone, giết chết ít nhất 98 người và làm bị thương nặng hàng chục người khác sau khi đám đông tụ tập để lấy xăng rò rỉ, theo các viên chức và nhân chứng cho biết hôm Thứ Bảy, 6 tháng 11 năm 2021 qua bản tin của Đài Truyền Hình ABC News tường thuật hôm Thứ Bảy. Vụ nổ đã xảy ra vào khuya Thứ Sáu khi xe tải chở thùng dầu đụng một xe tải khác lúc nó đổ dầu vào một trạm xăng gần một ngả tư đông đúc tại Wellington, nằm ở phía đông của thủ đô Freetown, theo Cơ Quan Quản Trị Thiên Tai Quốc Gia cho biết.
Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước dưới thời Tổng Thống Donald Trump, nhưng Washington đã nói rằng họ có thể xem xét việc nối lại. Chính phủ Biden cho biết họ sẽ tham dự cuộc họp tại Vienna, cùng với các nước ký kết còn lại gồm Anh, TQ, Pháp, Đức và Nga. Viết trên Twitter hôm Thứ Tư, Ông Kani nói rằng Iran đã “đồng ý bắt đầu các đàm phán nhằm gỡ bỏ các trừng phạt bất hợp pháp và vô nhân đạo vào ngày 29 tháng 11 tại Vienna.”
Nhân dự hội nghị biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Tô Cách Lan, lần đầu tiên kể từ khỉ nhậm chức, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Thủ Tướng VN Phạm Minh Chính bên lề hội nghị này vào tối ngày 1 tháng 11, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm 2 tháng 11 năm 2021.
Một tháng sau vụ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đụng vật lạ ở Biển Đông, Hoa kỳ đã điều máy bay chuyên phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ hạt nhân WC-135 Constant Phoenix tới Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 2 tháng 11 năm 2021.
Một nhóm các nhà lãnh đạo tại Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu Của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) ký thỏa thuận lớn lần đầu tiên của hội nghị biến đổi khí hậu vào Thứ Ba, 1 tháng 11 năm 2021, khi họ hứa chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, theo bản tin của BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Hai, 1 tháng 11 năm 2021. Những nước ký vào thỏa thuận tại Glasgow gồm Ba Tây, nơi phần lớn rừng già Amazon đã bị phá sạch và các nước Nga, Ba Tây, Gia Nã Đại và Nam Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.