Hôm nay,  

Trạm Không Gian Mir Trôi Vào Lịch Sử Sau 13 Năm

28/08/199900:00:00(Xem: 6456)
MOSCOW (AP) - Theo tin của Angela Charlton, phóng viên của báo Canada, dân chúng Nga thương sót cho ngày cuối cùng của trạm không gian Mir.
Trong buổi sinh nhật của người cha, Alexander đã phải rời nhà sớm để điều động cuộc phóng trạm không gian lớn nhất của Sô-Viết vào giữa đêm 19 Tháng Hai 1986. Người Nga gọi trạm không gian này là Mir, có nghĩa là “Hoà Bình”, từ Mir của Nga như có cái gì khôi hài trong cuộc chiến tranh lạnh vừa mới kết liễu.
Vài người cho rằng trạm này là một thị xã đầu tiên nằm trong không gian. Nhưng đối với ông Sperin, hiện nay là Quyền Kiểm Soát Phóng vụ của Đài Đặc Nhiệm Không Gian của nước Nga, ông còn nhớ lại câu nói kỳ lạ ngày đo, câu nói thoát ra từ miệng của chính những người thiết kế ra trạm không gian Mir: Không biết trạm này có thể ở lâu trong không gian được ba năm không"
Trạm này đã ở trong không gian hơn ba năm. Vào ngày thứ bẩy, trạm Mir đã bay trong không gian được 13 năm rưỡi, chạy vòng trái đất được 7700 vòng và có 1600 lần bị hư hỏng hay trục trặc, người ta đã làm lịch trình cho toán người cuối cùng dưới đất làm việc toàn thời gian (fulltime) phải vĩnh biệt trạm Mir.
Kế đó trạm Mir sẽ đi vào một hạ đạo, tiến từ từ vào vùng khí quyển và có tiếng sì sèo cháy khi trạm cọ sát vào không khí. Phần không bị cháy còn lại sẽ đâm nhào xuống Thái Bình Dương vào đầu năm tới.
Cái buồn không phải là Mir tự kết liễu đời mình. Vì thời gian đã làm trạm Mir trở thành một khối rác nặng 117 tấn, một khối nhôm chứa những vật dụng thí nghiệm coi như phế thải và có kỹ thuật đã lỗi thời.
Dân chúng Nga có cái cảm giác mất mát, Mir như là một trạm không gian cuối cùng, đứa con chất xám duy nhất trong chương trình không gian của Sô-Viết. Trạm không gian Mir của Nga là cả một sự thất bại được che phủ bằng một cuộc vũ trụ hành (Cosmic Navigation) vô địch. Trạm Mir đã tạo sự nhục mạ cho toàn thể dân Nga, vì nó mà nền kinh tế Nga bị sụp đổ, vì nó mà chiến lược quân sự và sự xâm lược toàn cầu của Nga thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang và nằm trong lá bài ổn định thế giới của bà Thatcher, nguyên thủ tướng Anh kiên trì. Người Nga cố bám víu vào cái trạm không gian Mir hư hỏng và tất cả những gì còn lại của trạm này. Dân chúng Nga kinh hãi khi nhìn thấy cái công trình không gian của họ phai lạt và rơi vào lịch sử.
Sau trạm không gian Mir, cả nước Nga chỉ trông nhờ vào ngân khoản tài trợ của trạm không gian quốc tế, một trạm mà Nga phải đem tất cả kinh nghiệm của công trình Mir để làm dưới sự chỉ huy và tài trợ của Hoa kỳ. Trong trạm không gian quốc tế có một module do Nga giao ước và tiến hành bị chậm trễ vì thiếu tài khoản.
Dân Nga cũng hy vọng lợi dụng khả năng chế tạo hỏa tiễn một cách tín cậy, rẻ tiền dùng để phóng các vệ tinh thương mại và lấy tiền duy trì công nghệ không gian của Nga.
Không có trạm không gian nào thay thế trạm Mir.
Ông Sperin nói: “Tôi không nghĩ chúng ta sẽ hy sinh dồn tất cả vào các phương án khác theo lối nhìn tiền bạc hay mặc cảm.”
James Oberg, nhà tư vấn độc lập có bản doanh tại Houston và tác giả cuốn The Russian Space Program, cho biết: “Dân Nga đã dồn tất cả tinh thần Nga vào trạm Mir, họ đã chịu đựng nhiều khổ đau.”
Trạm không gian Mir được phóng lên từ một trong những mảnh đất linh thiêng dùng để du vào không gian như vũ trụ trường (Cosmodrome) Baikonur tại Kazakstan, nay thuộc nuớc Sô- Viết Cộng Hòa. Từ vũ trụ trường Baikonur, dân Sô-Viết đã phóng chiếc vệ tinh đầu tiên của thế giới, gửi lên không gian người đàn ông và người đàn bà đầu tiên của loài người.
Trạm không gian Mir chỉ sinh ra ba tuần sau khi phi thuyền con thoi Challenger của Hoa kỳ bị nổ tung trên trời, làm bẩy hành khách của phi thuyền bị thiệt mạng. Các phi hành gia đầu tiên của trạm không gian Mir đã mang các hình ảnh của toán phi hành Challenger vào qũy đạo bởi vì toán phi hành này là bẩy phi hành vũ trụ can đảm quyết tâm mở cuộc hành trình vào không gian.

Sau này cuốn Niên Giám Jane’s Spaceflight đã viết là Liên Bang Sô Viết đã làm Hoa Kỳ hoảng sợ trong mười năm chạy đua vào không gian. Thiệt tình mà nói, trong vài năm đầu, đối với trạm Mir của Nga Hoa Kỳ coi như không dám đụng tới. Sau đó người ta thấy Liên Bang Sô Viết bắt đầu đi xuống, nạn thiếu hụt toàn Liên Bang như dịch phát ra trong nền kinh tế Sô-Viết và đã có nhiều công dân Nga đặt vấn đề trong việc tài trợ chiến lược không gian.
Trạm Mir hiện nay có vết hao mòn. Lớp giữ nhiệt bong ra từng mảng. Hệ thống điện hoạt động bất thường, các computers chạy như động cỡn.
Mười hai ngày trước khi phi hành gia Sergei Krikalev quay trở lại trái đất, sau bốn tháng trời nhà phi hành này đã giam mình trong trạm Mir. Những nhà chính trị Sô Viết bị đông cứng bởi thuyết Lenin đã làm một màn đảo chánh vào Tháng Tám 1991, nhưng cuộc đảo chánh này không thành công và khiến Liên Bang Sô Viết bị tan vỡ ngay. Phi hành gia Krilalev phải bị nằm lại trên quĩ đạo thêm sáu tháng nữa trong lúc tình hình Liên Bang Sô-Viết bị sáo trộn. Khi nhà phi hành này được trở về trái đất vào Tháng Ba 1992, tên quê hương bản xứ của nhà phi hành không còn nữa. Thành phố Leningrad, nơi phi hành gia trú ngụ trước đây, nay được đổi tên là St. Petersburg. Lương của phi hành gia này có một lần sụt thấp hơn mức thu nhập của dân nghèo.
Ông Krikalev cho biết: “Có nhiều người nói tôi nên ở lại trạm Mir, có lẽ nơi đó cuộc sống khá hơn.” Krikalev là phi hành gia Nga đầu tiên đã từng đi trên phi thuyền con thoi của NASA và hiện nay ông là người trong toán phi hành đầu tiên của trạm không gian quốc tế.
Mặc dầu Mir hay bị hư hỏng, không có chương trình không gian nào có thể đạt được thời gian ở lâu trên không gian như trạm Mir. Kinh nghiệm sống không trọng lực của toán phi hành giam trong trạm Mir sẽ giúp nhiều cho toán phi hành đầu tiên của trạm không gian quốc tế.
Sức chịu đựng kiên nhẫn là yếu tố chính của những người sống trên trạm không gian Mir.
Phòng thí nghiệm của trạm không gian Mir có cả trăm cuộc thí nghiệm khoa học được thực hiện, nhưng kết quả của các cuộc thí nghiệm này chẳng mang lợi ích gì cho dân chúng Nga. Trái lại các cuộc thí nghiệm ngoài không gian của Hoa Kỳ đã mang nhiều lại lợi ích thương mại.
Động năng thúc đẩy bỏ trạm Mir dấy lên vào năm 1997, năm trạm Mir bị phát hỏa vào Tháng Hai và việc phi thuyền chở hàng (Cargo Ship) đụng lủng trạm Mir vào Tháng Sáu. Đó là tai nạn không gian lớn nhất chưa từng có.
Kể từ khi NASA thành công trong việc cho bẩy phi hành gia cập vào trạm Mir và ở trong trạm, Hoa Kỳ đã ép Nga phải bỏ trạm không gian Mir để đóng góp vào trạm không gian quốc tế.
Trạm không gian quốc tế mới có hai phần đầu tiên nằm trên quĩ đạo, còn khúc do Nga xây dựng là nơi trú thân của toán phi hành sẽ được phóng vào Tháng Mười Một này.
Chừng vài chuyên viên làm việc với trạm Mir có lương khoảng 5000 rúp, hay khoảng 300 Gia kim sẽ được thuyên chuyển về Phòng Điều Khiển Không Gian dự phòng cho trạm không gian quốc tế. Số chuyên viên còn lại bị sa thải.
Trạm Mir chưa kết liễu, vì có một số viên chức về không gian của Nga hy vọng chính phủ họ sẽ bỏ tiền ra gửi toán phi hành gia khác lên Mir. Nhưng ông Sperin, một người có 30 năm làm việc trong chương trình không gian của Nga, cho biết một khi trạm Mir đã đi vào quĩ đạo thấp để quay trở về trái đất sau khi toán phi hành gia của Mir đương thì rời khỏi và cài lái tự động. Việc quay lại quĩ đạo cũ là một việc làm không thể nào được và gây ra nguy hiểm.
“Chúng ta hãy gửi lời chân thành chào vĩnh biệt trạm không gian Mir, một trạm đã làm tan vỡ khối cộng sản ác ôn của thế giới, khối đã khiến biết bao nhiêu gia đình tan rã, bao nhiêu người chết thảm khốc vì chủ thuyết Lenin đông lạnh được reo rắc khắp nơi trên thế giới. Hiện nay chủ thuyết này được loại trâu bò tại Việt Nam đang cố duy trì để khai thác mồ hôi nước mắt của 77 triệu dân sau cuộc chiến phi luân tàn hại dân tộc.” (Kim Lai)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.