Hôm nay,  

Mười Năm Sau, Nga Cảm Thấy Bị Tây Phương Phản Bội

14/11/199900:00:00(Xem: 6322)
OTTAWA (KL) — Mười năm đã qua, kể từ khi bức tường gạch xây bằng xi măng ngăn cách Tây Bá Linh với Đông Bá Linh đổ xuống, nhiều dân Nga sô nghĩ tới chuyện tiếp xúc với các quốc gia của một Âu châu hợp nhất và đang thịnh vượng. Ngày nay dân Nga nếm mùi cay đắng và đã nhìn thấy Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (OTAN) càng ngày càng mở rộng xa về phía Đông như là một sự bội phản.
Ngày thứ ba 8/11/1999 cựu thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl, cựu lãnh tụ Sô viết Mikhail Gorbachev và cựu tổng thống Hoa kỳ George Bush trong thời chiến tranh lạnh, cả ba đã tươi cười cùng gặp nhau tại văn phòng nhà báo của Bá Linh để hồi tưởng lại ngày bức tường chia cắt Bá Linh được phá xuống.
Ngày 9/11/1999, nhân dân Bá Linh đã tiếp đón ba nhà đấu trí trong chiến tranh lạnh long trọng và vinh dự với âm hưởng hòa dịu của một dàn nhạc do nhiều sắc dân đóng góp trong đó có vài tay vĩ cầm tuờng người Việt. Riêng tổng thống George Bush đã được công dân Đức tặng danh hiệu người dân danh dự của Bá Linh. Bức tường Bá Linh vật chất thiệt sự đã bị xóa bỏ, nhưng bức tường Bá Linh thuộc về ảo giác vẫn tồn tại mỗi khi người dân Bá Linh gặp chuyện khó khăn về kinh tế hay xã hội. Cái cảm giác của dân Việt Nam ngày nay cũng không khác gì cái cảm giác của dân Tây Bá Linh hay Đông Bá Linh đã được hợp nhất. Dân Bá Linh còn may mắn hơn dân Việt Nam nhiều, họ được sống trong khung cảnh tự do và dân chủ thực sự dưới một chính quyền áp dụng nguyên tắc nhân quyền.
Bức tường Bá Linh đổ xuống như là hồi chuông cáo chung sự xâm lấn của Liên Bang Sô Viết bằng chủ nhgĩa cộng sản vào phía Đông của lục địa Âu châu. Chỉ có hai năm sau, Liên Bang Sô Viết bị băng hoại. Tiếp đến nền kinh tế Nga bị nôi phá, nước Nga mất hết hào quang của chủ thuyết đỏ, nhiều người Nga cảm thấy sự hoành đoạt của một châu Âu mới. Cộng sản Nga đã quy tội cho một cố vấn của Gorbachev và nhạo báng ông ta là một nhà thiết kế sụp đổ, một người từng làm đại sứ tại Canada và bị CIA móc ngoặc.
Chủ thuyết cộng sản đã làm nhiều người mù quáng hay bị che mắt giới hạn tầm nhận thức thực tế. Họ có bao giờ nhìn thấy người dân Đông Đức càng ngày càng nghèo khổ. Họ có bao giờ tiếp súc các cán bộ cộng sản Đông Đức với bộ mặt sám ngoét, hành động thô bạo thiếu nhân tính như bắn bừa bãi vào những người dân Đức vô tội vượt tường vì đói rách và vì muốn kết nối với người thân ở bên kia Tây Bá Linh. Quá khốn khó, người dân Đông Đức hàng ngày đã coi màn ảnh TV phát ra từ Tây Đức trong khi Gorbachev cho áp dụng chính sách perestroika tại Liên sô. Peretroika theo ngôn ngữ của Nga sô có nghĩa là đường lối phục hưng hay canh cải. Trong ngày lễ kỷ niệm thứ bốn mươi của Cộng hoà Dân chủ Đức, Gorbachev đã chứng kiến cảnh đàn áp dân Đông Bá Linh. Cảnh này đã làm mất uy tín ông đối với các nước Tây phương, vì ông hiện diện trong cảnh đàn áp này. Lý do này đã thúc đẩy ông có hành động ngược lại để gần các nước Tây phương hơn bằng cách gấp rút lập tiến trình thống nhất nước Đức.

Ngày 9 tháng mười một 1989, bức tường được mở toang, dân Đông Bá Linh bỏ thành phố đi sang Tây Bá Linh, vùng Liên bang Cộng Hòa Đức, vùng trời của tự do.
Năm nay mọi thất vọng gây nên cơn nóng giận. Vào tháng ba vừa qua, Liên minh Bắc Đại tây dương mục đích trước đây là để đáp ứng tất cả mọi sự đe dọa của Nga trên đất Aạu châu mà thôi, người ta không ngờ Liên Minh này ngày nay bành trướng tới các nước trước đây là vệ tinh của Liên sô như nước Phổ, nước Hung gia lợi và Cộng hòa Tiệp khắc mặc sức cho Nga sô la lối om sòm để phản đối.
Dân Nga cho rằng sự bành trướng của Liên Minh đã làm lằn ranh mới giữa Tây và Đông Âu châu. Sau mười năm bức màn sắt không còn nữa, dù đúng hay sai dân Nga cũng cho là họ bị lường gạt.
Khoảng tháng mười, Mikhail Gorbachev, lãnh tụ số 1 của cộng sản đã nắm chắc sự tái thống nhất Âu châu ra tuyên cáo: “Trật tự mới mà chúng ta thường nói là một Aạu châu hợp nhất, nó đã nằm ngay cạnh chúng ta đây.” Gorbachev lại than van: “Nhưng Liên minh Bắc đại tây dương lại bắt đầu một chính sách cương quyết phong tỏa bao quanh nước Nga.”
Nhiều nhà chính trị cũng như quân sự cho Gorbachev là kẻ ngây thơ để chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh và họ chứng minh bằng một thì dụ điển hình là Gorbachev đã nói chuyện trực tiếp với ngoại trưởng Hoa kỳ là ông James Baker ngay tại Moscow vào thánh hai 1990.
Căn cứ theo bản văn của cuộc nói chuyện này còn lưu giữ tại thư khố của Moscow về Gorbachev, người là cha đẻ của Perestroika; người ta được biết Gorbachev đã hỏi ý kiến của đối tác về vai trò Liên minh Bắc đại tây dương trong chiến tranh lạnh.
Ông Baker đã trả lời: “Theo ý kiến của chúng tôi phải đảm bảo một nước Đức thống nhất thì mới không có chuyện quân sự được Liên Minh Bắc đại tây dương mở rộng sang phía Đông.” Câu trả lời được nói trong buổi họp thượng đỉnh. Theo như Anatoly Tchermiev, cựu cố vấn về ngoại giao, ông Gorbachev đã tự ý coi đề nghị như là một thỏa hiệp danh dự. Nhưng những bảo đảm mà Gorbachev mong đợi chẳng bao giờ nắm được.
Sự bành chướng của Liên Minh được nhận thức là một chiến thắng cho Âu châu thống nhất, ngược lại dân Nga có cảm tưởng như đang bị đe dọa. Khi Liên Minh Bắc đại tây dương oanh kích Nam Tư, đồng minh của Nga xưa kia, vào mùa xuân, sự hoài nghi của dân Nga hình như tăng lên tới cực độ.
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương xác nhận không có một mưu định nào chống nước Nga, dầu sao người Nga cũng nghi ngờ. Alexander Pikaiev là phân tích gia của Viện Carnegie chuyên về Nền Hoà Bình Quốc Tế của Moscow, ông tố cáo: “Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã chuyển hướng rất đúng theo như họ đã nói, nhưng khốn nỗi Gorbachev không thấy được trong lúc ký văn bản.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.