Hôm nay,  

Tự Do Mậu Dịch Nafta: Việc Làm Từ Mỹ Dọn Sang Mễ

01/02/200400:00:00(Xem: 4957)
WASHINGTON (KL) – Sau khi hãng Green Giant đóng cửa xưởng chế biếnù rau quả và cho dời việc làm sang Mexico đầu thập niên 1990, bà Yolanda Navarro đổi đời mình sang việc tranh đấu chống lại việc toàn cầu hóa. Bà chạy dọc, đi ngang khắp Hoa kỳ với chứng cớ để vận động: Xin đừng hỗ trợ Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ hay là để cho cả nhiều chục ngàn việc làm sẽ bị mất.
Sự hội nhập này làm cho dân Hoa kỳ mất việc khi các xưởng công nghiệp chuyển về phía Nam vào Mexico. Công nghiệp khác lại được tư bản bơm tiền để làm kinh doanh ngay dọc biên giới của những vùng này.
Hàng chục năm sau khi Quốc hội Hoa kỳ cho thu hẹp lại để y chuẩn hiệp uớc này cho mở cửa biên giới giữa Mexico, Hoa kỳ và Canada, bà di dân 47 tuổi gốc Mexico này đã thấy mối lo sợ của bà hiện nguyên hình. Hơn bốn xưởng chế biến thực phẩm thu mua nông phẩm của các trang trại đã đóng cửa, loại ra gần hai ngàn việc làm.
“Có nhiều cái sai trong nền kinh tế của chúng ta, nhưng cái lầm lớn là Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ,” theo lời của bà Navarro, một người đạ nhập tịch Hoa kỳ và làm cho xưởng rau cỏ của hãng Green Giant cùng với lang quân Lauro trên 20 năm.
Cách biên giới California gần 200 dặm Anh, ông Stephen Gross có một cái nhìn khác về thoả ước NAFTA ( Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ). Thoả ước mậu dịch này khiến ông có thể làm ăn, sống nhờ vào việc chuyển vận hàng hóa giữa các nhà máy nằm trên biên giới Mexico hay nhà máy mà dân Mễ gọi là “maquiladoras” (nhà máy lắp ráp nằm sát biên giới), giữa các cửa hàng và các cơ xưởng nằm trên đất Hoa kỳ.
Công ty của Gross có 150 nhân viên, chuyên về các thương vụ ngay biên giới trị giá 160 triệu Mỹ kim như dịch vụ lo giao các cơ phận rời của xe hơi, các bộ phận điện tử và lo vận hàng khác trong năm ngoái.
“Phỏng tính có khoảng từ 10 ngàn cho tới 15 ngàn người làm cho các nhà máy maquiladoras, nhưng những người này đều sinh sống tại San Diego,” theo lời của ông Gross. “ Tất cả những nguời này đều đóng góp cho nền kinh tế của San Diego có một chiều, có thể là chiều này hay chiều ngược lại.”
Kinh nghiệm của hai thành phố trong tiểu bang này cho thấy cái ảnh hưởng của thỏa uớc NAFTA trong nền kinh tế Hoa kỳ đã thay đổi tuỳ theo mỗi nơi và tuỳ theo từng loại công nghiệp.
Giới tiêu thụ thì muốn có nhiều hàng hóa giá rẻ. Các vùng biên giới đã nhìn thấy bùng lên các công việc về vận tải và công việc liên quan tới mậu dịch. Nhưng có những vùng khác bị khốn khổ vì thỏa uớc NAFTA đã làm cho các hãng chế tạo xe hơi, các hãng chế hóa thực phẩm và các hãng chế máy gia dụng dễ dàng di chuyển việc làm cần nhiều lao động có giá thấp sang Mexico.
Việc tranh cãi về thỏa uớc NAFTA cứ tiếp diễn, nó phản ảnh cái tương lai bất trắc của Hoa kỳ khi nền kinh tế càng ngày càng được toàn cầu hóa.
Theo vết của cuộc vận động bầu cử tổng thống Hoa kỳ, giới Dân chủ quan tâm tới cơ sở chế xuất của Hoa kỳ đang giảm đi để tấn công thỏa uớc NAFTA về sự thất bại trong việc bảo vệ các công nhân và sinh thái của Hoa kỳ.
Thỏa uớc NAFTA có hiệu lực vào ngày 1 Tháng giêng 1994, đã tạo ra vùng mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm nội địa Hoa kỳ được kết hợp lại trị giá 11,4 ngàn tỷ Mỹ kim.
Để khuyền khích luồng vốn và hàng hóa băng ngang biên giới, thỏa uớc này đã làm giảm hẳn các thuế biểu và các rào cản mậu dịch khác, buông thả việc đầu tư và tăng cường thêm các việc bảo vệ pháp lý của thỏa ước NAFTA
Các nhà phê bình đã lý lẽ là thỏa ước này đã thất bại để đưa ra các vấn đề của việc công nghiệp hóa hàng loạt ngay dọc biên giới, nó làm ô nhiễm một số sông và bầu không khí của những vùng nằm dọc biên giới. Thỏa ước này còn có chút ảnh hưởng tới việc di dân bất hợp pháp lên phía bắc. Các cuộc tranh chấp như xe vận tải, đường ngọt và gỗ súc hiện nay vẫn chưa được giải quyết.

Nhưng cái đó không thành vấn đề, thỏa uớc NAFTA đã gấp rút cho hội nhập kinh tế của Hoa kỳ vào các nước lân bang. Hàng ngàn tỷ Mỹ kim đã được các nhà đầu tư của Hoa kỳ và Canada cho tuôn vào các nhà máy , các cửa hàng và các ngân hàng của Mexico, cùng với các nguyên liệu và các bộ phận cho viết chế xuất. Hàng dẫy xe chuyên chở từ biên giới phía bắc nằm kẹt trên các xa lộ, các xe này đều chở các loại hàng như xe hơi, TV và rau cỏ cho các khách hàng tại Hoa kỳ và Canada.
Mậu dịch với Canada và Mexico hiện nay đang chiếm một phần ba tổng số mậu dịch Hoa kỳ, năm 1989 chiếm một phần tư.
Mậu dịch của tiểu bang California với Mexico và Canada cũng đã bùng lên. Xuất cảng sang Mexico và Canada đã vọt từ 12 tỷ Mỹ kim lên tới 26 tỷ Mỹ kim vào năm 2002.
Năm 1999, Mexico đã bắt kịp Nhật Bản như là một để cho tiểu bang này xuất cảng hàng và hiện nay tính ra hàng xuất cảng của California sang Mexico có trên 17%.
Canada đã gửi cơ phận xe hơi rời trị giá 9,6 tỷ Mỹ kim sang California năm ngoái, số cơ phận này bán cho Cựu Kim Sơn nhiều hơn là tổng số bán cho Liên Âu, Nam Hàn, Trung quốc, Hong Kong và Na-Uy theo như Tổng lãnh sự Colin Robertson của Canada tại Los Angeles cho biết.
Theo lối xổ số của thỏa ước NAFTA kẻ thắng, người thua, vùng San Diego rõ ràng là kẻ thắng. Cả ngàn việc làm mới đẻ ra nhờ làm nghề xe tải, nhờ luật di trú, nhờ tư vấn kinh doanh và nhờ những lãnh vực khác đang nổi bềnh bềnh trong nền kinh tế của vùng này. Mậu dịch giữa San Diegp và Mexico tăng lên gần gấp ba, từ 11 tỷ Mỹ kim năm 1994 lên tới 30.1 tỷ Mỹ kim trong năm 2002.
Nhờ vào khí hậu dễ chịu và đất đai sát biển, các hãng như Sony, Samsung và Kyocera Corp đều đóng tại Hoa kỳ để cho các giám đốc, các mại bản và các kỹ sư trú ngụ, trong khi các cơ xưởng của các hãng này cần nhiều nhân công thì mở ở Mexico.
Những nhà ủng hộ thỏa ước NAFTA cho biết, đổi lại thành phố này có nguồn lợi lâu dài, vì việc làm cho tay nghề cao, lương bổng cao vẫn nằm ở phía bên Hoa kỳ.
Nhân lực xử dụng trong chế xuất điện tử tại San Diego đã từ 13.300 người sụt xuống còn 6.900 người vào năm 2002. Nhưng công việc nghiên cứu và triển khai kỹ thuật lại tăng từ 7500 việc làm lên tới 14.100 việc làm, theo như Phòng Thương mại của San Diego cho biết.
Sự bất trắc của nền kinh tế toàn cầu thì quá quen thuộc tại thị xã Watsonville, một cộng đồng có 44 ngàn dân, 75% là dân gốc Châu Mỹ La-tinh.
Năm 1980, thị xã này là thổ địa cho bẩy nhà máy xử lý rau cỏ và các loại trái cây xử dụng 7000 nhân công có công đoàn. Nhưng vì nhu cầu thực phẩm đông lạnh biến dần đi và Hoa kỳ lại mở toang biên giới để cho hàng nhập cảng vào, các nhà máy xử lý rau và trái cây tại Hoa kỳ cho di chuyển việc sản xuất sang Mexico, nặng theo khuynh hướng của thỏa ước NAFTA.
Trong lúc đôi co về thỏa ước NAFTA, chính quyền Clinton đã hứa cho nới rộng việc hưởng lợi thất nghiệp và trợ giúp huấn nghệ cho những người bị mất việc vì mậu dịch quốc tế theo hướng tự do hơn.
Cecilia Espinels là giám đốc huấn nghiệp cho quận Santa Cruz, ông cho biết việc trợ giúp huấn nghệ xuyên qua Ngân hàng Phát triển Bắc Mỹ có phần cứng ngắc, không giúp được phần đông những công nhân đã bị sa thải, hầu hết là các nữ di dân ở tuổi sồn sồn, trình độ học vấn chưa hết lớp tư hay lớp ba. Có nhiều người đã bỏ ngang, không theo học huấn nghệ, vì họ cần tiền để trang trải các giấy đòi tiền điện, tiền nước, tiền nhà ở, tiền thuế .… để đi làm bồi phòng hay giữ nhà kho cho các khách sạn.
Sự thất bại này còn giúp để cho giới công nhân Hoa kỳ phá chính quyền Bush tiến tới việc tự do hóa mậu dịch, theo lời của ông Robert D. Atkinson, phó tổng giám đốc của Viện Chính sách Tiền tiến tại Washington.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.