Hôm nay,  

Tự Do Mậu Dịch Nafta: Việc Làm Từ Mỹ Dọn Sang Mễ

01/02/200400:00:00(Xem: 4973)
WASHINGTON (KL) – Sau khi hãng Green Giant đóng cửa xưởng chế biếnù rau quả và cho dời việc làm sang Mexico đầu thập niên 1990, bà Yolanda Navarro đổi đời mình sang việc tranh đấu chống lại việc toàn cầu hóa. Bà chạy dọc, đi ngang khắp Hoa kỳ với chứng cớ để vận động: Xin đừng hỗ trợ Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ hay là để cho cả nhiều chục ngàn việc làm sẽ bị mất.
Sự hội nhập này làm cho dân Hoa kỳ mất việc khi các xưởng công nghiệp chuyển về phía Nam vào Mexico. Công nghiệp khác lại được tư bản bơm tiền để làm kinh doanh ngay dọc biên giới của những vùng này.
Hàng chục năm sau khi Quốc hội Hoa kỳ cho thu hẹp lại để y chuẩn hiệp uớc này cho mở cửa biên giới giữa Mexico, Hoa kỳ và Canada, bà di dân 47 tuổi gốc Mexico này đã thấy mối lo sợ của bà hiện nguyên hình. Hơn bốn xưởng chế biến thực phẩm thu mua nông phẩm của các trang trại đã đóng cửa, loại ra gần hai ngàn việc làm.
“Có nhiều cái sai trong nền kinh tế của chúng ta, nhưng cái lầm lớn là Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ,” theo lời của bà Navarro, một người đạ nhập tịch Hoa kỳ và làm cho xưởng rau cỏ của hãng Green Giant cùng với lang quân Lauro trên 20 năm.
Cách biên giới California gần 200 dặm Anh, ông Stephen Gross có một cái nhìn khác về thoả ước NAFTA ( Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ). Thoả ước mậu dịch này khiến ông có thể làm ăn, sống nhờ vào việc chuyển vận hàng hóa giữa các nhà máy nằm trên biên giới Mexico hay nhà máy mà dân Mễ gọi là “maquiladoras” (nhà máy lắp ráp nằm sát biên giới), giữa các cửa hàng và các cơ xưởng nằm trên đất Hoa kỳ.
Công ty của Gross có 150 nhân viên, chuyên về các thương vụ ngay biên giới trị giá 160 triệu Mỹ kim như dịch vụ lo giao các cơ phận rời của xe hơi, các bộ phận điện tử và lo vận hàng khác trong năm ngoái.
“Phỏng tính có khoảng từ 10 ngàn cho tới 15 ngàn người làm cho các nhà máy maquiladoras, nhưng những người này đều sinh sống tại San Diego,” theo lời của ông Gross. “ Tất cả những nguời này đều đóng góp cho nền kinh tế của San Diego có một chiều, có thể là chiều này hay chiều ngược lại.”
Kinh nghiệm của hai thành phố trong tiểu bang này cho thấy cái ảnh hưởng của thỏa uớc NAFTA trong nền kinh tế Hoa kỳ đã thay đổi tuỳ theo mỗi nơi và tuỳ theo từng loại công nghiệp.
Giới tiêu thụ thì muốn có nhiều hàng hóa giá rẻ. Các vùng biên giới đã nhìn thấy bùng lên các công việc về vận tải và công việc liên quan tới mậu dịch. Nhưng có những vùng khác bị khốn khổ vì thỏa uớc NAFTA đã làm cho các hãng chế tạo xe hơi, các hãng chế hóa thực phẩm và các hãng chế máy gia dụng dễ dàng di chuyển việc làm cần nhiều lao động có giá thấp sang Mexico.
Việc tranh cãi về thỏa uớc NAFTA cứ tiếp diễn, nó phản ảnh cái tương lai bất trắc của Hoa kỳ khi nền kinh tế càng ngày càng được toàn cầu hóa.
Theo vết của cuộc vận động bầu cử tổng thống Hoa kỳ, giới Dân chủ quan tâm tới cơ sở chế xuất của Hoa kỳ đang giảm đi để tấn công thỏa uớc NAFTA về sự thất bại trong việc bảo vệ các công nhân và sinh thái của Hoa kỳ.
Thỏa uớc NAFTA có hiệu lực vào ngày 1 Tháng giêng 1994, đã tạo ra vùng mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm nội địa Hoa kỳ được kết hợp lại trị giá 11,4 ngàn tỷ Mỹ kim.
Để khuyền khích luồng vốn và hàng hóa băng ngang biên giới, thỏa uớc này đã làm giảm hẳn các thuế biểu và các rào cản mậu dịch khác, buông thả việc đầu tư và tăng cường thêm các việc bảo vệ pháp lý của thỏa ước NAFTA
Các nhà phê bình đã lý lẽ là thỏa ước này đã thất bại để đưa ra các vấn đề của việc công nghiệp hóa hàng loạt ngay dọc biên giới, nó làm ô nhiễm một số sông và bầu không khí của những vùng nằm dọc biên giới. Thỏa ước này còn có chút ảnh hưởng tới việc di dân bất hợp pháp lên phía bắc. Các cuộc tranh chấp như xe vận tải, đường ngọt và gỗ súc hiện nay vẫn chưa được giải quyết.

Nhưng cái đó không thành vấn đề, thỏa uớc NAFTA đã gấp rút cho hội nhập kinh tế của Hoa kỳ vào các nước lân bang. Hàng ngàn tỷ Mỹ kim đã được các nhà đầu tư của Hoa kỳ và Canada cho tuôn vào các nhà máy , các cửa hàng và các ngân hàng của Mexico, cùng với các nguyên liệu và các bộ phận cho viết chế xuất. Hàng dẫy xe chuyên chở từ biên giới phía bắc nằm kẹt trên các xa lộ, các xe này đều chở các loại hàng như xe hơi, TV và rau cỏ cho các khách hàng tại Hoa kỳ và Canada.
Mậu dịch với Canada và Mexico hiện nay đang chiếm một phần ba tổng số mậu dịch Hoa kỳ, năm 1989 chiếm một phần tư.
Mậu dịch của tiểu bang California với Mexico và Canada cũng đã bùng lên. Xuất cảng sang Mexico và Canada đã vọt từ 12 tỷ Mỹ kim lên tới 26 tỷ Mỹ kim vào năm 2002.
Năm 1999, Mexico đã bắt kịp Nhật Bản như là một để cho tiểu bang này xuất cảng hàng và hiện nay tính ra hàng xuất cảng của California sang Mexico có trên 17%.
Canada đã gửi cơ phận xe hơi rời trị giá 9,6 tỷ Mỹ kim sang California năm ngoái, số cơ phận này bán cho Cựu Kim Sơn nhiều hơn là tổng số bán cho Liên Âu, Nam Hàn, Trung quốc, Hong Kong và Na-Uy theo như Tổng lãnh sự Colin Robertson của Canada tại Los Angeles cho biết.
Theo lối xổ số của thỏa ước NAFTA kẻ thắng, người thua, vùng San Diego rõ ràng là kẻ thắng. Cả ngàn việc làm mới đẻ ra nhờ làm nghề xe tải, nhờ luật di trú, nhờ tư vấn kinh doanh và nhờ những lãnh vực khác đang nổi bềnh bềnh trong nền kinh tế của vùng này. Mậu dịch giữa San Diegp và Mexico tăng lên gần gấp ba, từ 11 tỷ Mỹ kim năm 1994 lên tới 30.1 tỷ Mỹ kim trong năm 2002.
Nhờ vào khí hậu dễ chịu và đất đai sát biển, các hãng như Sony, Samsung và Kyocera Corp đều đóng tại Hoa kỳ để cho các giám đốc, các mại bản và các kỹ sư trú ngụ, trong khi các cơ xưởng của các hãng này cần nhiều nhân công thì mở ở Mexico.
Những nhà ủng hộ thỏa ước NAFTA cho biết, đổi lại thành phố này có nguồn lợi lâu dài, vì việc làm cho tay nghề cao, lương bổng cao vẫn nằm ở phía bên Hoa kỳ.
Nhân lực xử dụng trong chế xuất điện tử tại San Diego đã từ 13.300 người sụt xuống còn 6.900 người vào năm 2002. Nhưng công việc nghiên cứu và triển khai kỹ thuật lại tăng từ 7500 việc làm lên tới 14.100 việc làm, theo như Phòng Thương mại của San Diego cho biết.
Sự bất trắc của nền kinh tế toàn cầu thì quá quen thuộc tại thị xã Watsonville, một cộng đồng có 44 ngàn dân, 75% là dân gốc Châu Mỹ La-tinh.
Năm 1980, thị xã này là thổ địa cho bẩy nhà máy xử lý rau cỏ và các loại trái cây xử dụng 7000 nhân công có công đoàn. Nhưng vì nhu cầu thực phẩm đông lạnh biến dần đi và Hoa kỳ lại mở toang biên giới để cho hàng nhập cảng vào, các nhà máy xử lý rau và trái cây tại Hoa kỳ cho di chuyển việc sản xuất sang Mexico, nặng theo khuynh hướng của thỏa ước NAFTA.
Trong lúc đôi co về thỏa ước NAFTA, chính quyền Clinton đã hứa cho nới rộng việc hưởng lợi thất nghiệp và trợ giúp huấn nghệ cho những người bị mất việc vì mậu dịch quốc tế theo hướng tự do hơn.
Cecilia Espinels là giám đốc huấn nghiệp cho quận Santa Cruz, ông cho biết việc trợ giúp huấn nghệ xuyên qua Ngân hàng Phát triển Bắc Mỹ có phần cứng ngắc, không giúp được phần đông những công nhân đã bị sa thải, hầu hết là các nữ di dân ở tuổi sồn sồn, trình độ học vấn chưa hết lớp tư hay lớp ba. Có nhiều người đã bỏ ngang, không theo học huấn nghệ, vì họ cần tiền để trang trải các giấy đòi tiền điện, tiền nước, tiền nhà ở, tiền thuế .… để đi làm bồi phòng hay giữ nhà kho cho các khách sạn.
Sự thất bại này còn giúp để cho giới công nhân Hoa kỳ phá chính quyền Bush tiến tới việc tự do hóa mậu dịch, theo lời của ông Robert D. Atkinson, phó tổng giám đốc của Viện Chính sách Tiền tiến tại Washington.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.