Hôm nay,  

Tự Do Mậu Dịch Nafta: Việc Làm Từ Mỹ Dọn Sang Mễ

01/02/200400:00:00(Xem: 4972)
WASHINGTON (KL) – Sau khi hãng Green Giant đóng cửa xưởng chế biếnù rau quả và cho dời việc làm sang Mexico đầu thập niên 1990, bà Yolanda Navarro đổi đời mình sang việc tranh đấu chống lại việc toàn cầu hóa. Bà chạy dọc, đi ngang khắp Hoa kỳ với chứng cớ để vận động: Xin đừng hỗ trợ Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ hay là để cho cả nhiều chục ngàn việc làm sẽ bị mất.
Sự hội nhập này làm cho dân Hoa kỳ mất việc khi các xưởng công nghiệp chuyển về phía Nam vào Mexico. Công nghiệp khác lại được tư bản bơm tiền để làm kinh doanh ngay dọc biên giới của những vùng này.
Hàng chục năm sau khi Quốc hội Hoa kỳ cho thu hẹp lại để y chuẩn hiệp uớc này cho mở cửa biên giới giữa Mexico, Hoa kỳ và Canada, bà di dân 47 tuổi gốc Mexico này đã thấy mối lo sợ của bà hiện nguyên hình. Hơn bốn xưởng chế biến thực phẩm thu mua nông phẩm của các trang trại đã đóng cửa, loại ra gần hai ngàn việc làm.
“Có nhiều cái sai trong nền kinh tế của chúng ta, nhưng cái lầm lớn là Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ,” theo lời của bà Navarro, một người đạ nhập tịch Hoa kỳ và làm cho xưởng rau cỏ của hãng Green Giant cùng với lang quân Lauro trên 20 năm.
Cách biên giới California gần 200 dặm Anh, ông Stephen Gross có một cái nhìn khác về thoả ước NAFTA ( Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ). Thoả ước mậu dịch này khiến ông có thể làm ăn, sống nhờ vào việc chuyển vận hàng hóa giữa các nhà máy nằm trên biên giới Mexico hay nhà máy mà dân Mễ gọi là “maquiladoras” (nhà máy lắp ráp nằm sát biên giới), giữa các cửa hàng và các cơ xưởng nằm trên đất Hoa kỳ.
Công ty của Gross có 150 nhân viên, chuyên về các thương vụ ngay biên giới trị giá 160 triệu Mỹ kim như dịch vụ lo giao các cơ phận rời của xe hơi, các bộ phận điện tử và lo vận hàng khác trong năm ngoái.
“Phỏng tính có khoảng từ 10 ngàn cho tới 15 ngàn người làm cho các nhà máy maquiladoras, nhưng những người này đều sinh sống tại San Diego,” theo lời của ông Gross. “ Tất cả những nguời này đều đóng góp cho nền kinh tế của San Diego có một chiều, có thể là chiều này hay chiều ngược lại.”
Kinh nghiệm của hai thành phố trong tiểu bang này cho thấy cái ảnh hưởng của thỏa uớc NAFTA trong nền kinh tế Hoa kỳ đã thay đổi tuỳ theo mỗi nơi và tuỳ theo từng loại công nghiệp.
Giới tiêu thụ thì muốn có nhiều hàng hóa giá rẻ. Các vùng biên giới đã nhìn thấy bùng lên các công việc về vận tải và công việc liên quan tới mậu dịch. Nhưng có những vùng khác bị khốn khổ vì thỏa uớc NAFTA đã làm cho các hãng chế tạo xe hơi, các hãng chế hóa thực phẩm và các hãng chế máy gia dụng dễ dàng di chuyển việc làm cần nhiều lao động có giá thấp sang Mexico.
Việc tranh cãi về thỏa uớc NAFTA cứ tiếp diễn, nó phản ảnh cái tương lai bất trắc của Hoa kỳ khi nền kinh tế càng ngày càng được toàn cầu hóa.
Theo vết của cuộc vận động bầu cử tổng thống Hoa kỳ, giới Dân chủ quan tâm tới cơ sở chế xuất của Hoa kỳ đang giảm đi để tấn công thỏa uớc NAFTA về sự thất bại trong việc bảo vệ các công nhân và sinh thái của Hoa kỳ.
Thỏa uớc NAFTA có hiệu lực vào ngày 1 Tháng giêng 1994, đã tạo ra vùng mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm nội địa Hoa kỳ được kết hợp lại trị giá 11,4 ngàn tỷ Mỹ kim.
Để khuyền khích luồng vốn và hàng hóa băng ngang biên giới, thỏa uớc này đã làm giảm hẳn các thuế biểu và các rào cản mậu dịch khác, buông thả việc đầu tư và tăng cường thêm các việc bảo vệ pháp lý của thỏa ước NAFTA
Các nhà phê bình đã lý lẽ là thỏa ước này đã thất bại để đưa ra các vấn đề của việc công nghiệp hóa hàng loạt ngay dọc biên giới, nó làm ô nhiễm một số sông và bầu không khí của những vùng nằm dọc biên giới. Thỏa ước này còn có chút ảnh hưởng tới việc di dân bất hợp pháp lên phía bắc. Các cuộc tranh chấp như xe vận tải, đường ngọt và gỗ súc hiện nay vẫn chưa được giải quyết.

Nhưng cái đó không thành vấn đề, thỏa uớc NAFTA đã gấp rút cho hội nhập kinh tế của Hoa kỳ vào các nước lân bang. Hàng ngàn tỷ Mỹ kim đã được các nhà đầu tư của Hoa kỳ và Canada cho tuôn vào các nhà máy , các cửa hàng và các ngân hàng của Mexico, cùng với các nguyên liệu và các bộ phận cho viết chế xuất. Hàng dẫy xe chuyên chở từ biên giới phía bắc nằm kẹt trên các xa lộ, các xe này đều chở các loại hàng như xe hơi, TV và rau cỏ cho các khách hàng tại Hoa kỳ và Canada.
Mậu dịch với Canada và Mexico hiện nay đang chiếm một phần ba tổng số mậu dịch Hoa kỳ, năm 1989 chiếm một phần tư.
Mậu dịch của tiểu bang California với Mexico và Canada cũng đã bùng lên. Xuất cảng sang Mexico và Canada đã vọt từ 12 tỷ Mỹ kim lên tới 26 tỷ Mỹ kim vào năm 2002.
Năm 1999, Mexico đã bắt kịp Nhật Bản như là một để cho tiểu bang này xuất cảng hàng và hiện nay tính ra hàng xuất cảng của California sang Mexico có trên 17%.
Canada đã gửi cơ phận xe hơi rời trị giá 9,6 tỷ Mỹ kim sang California năm ngoái, số cơ phận này bán cho Cựu Kim Sơn nhiều hơn là tổng số bán cho Liên Âu, Nam Hàn, Trung quốc, Hong Kong và Na-Uy theo như Tổng lãnh sự Colin Robertson của Canada tại Los Angeles cho biết.
Theo lối xổ số của thỏa ước NAFTA kẻ thắng, người thua, vùng San Diego rõ ràng là kẻ thắng. Cả ngàn việc làm mới đẻ ra nhờ làm nghề xe tải, nhờ luật di trú, nhờ tư vấn kinh doanh và nhờ những lãnh vực khác đang nổi bềnh bềnh trong nền kinh tế của vùng này. Mậu dịch giữa San Diegp và Mexico tăng lên gần gấp ba, từ 11 tỷ Mỹ kim năm 1994 lên tới 30.1 tỷ Mỹ kim trong năm 2002.
Nhờ vào khí hậu dễ chịu và đất đai sát biển, các hãng như Sony, Samsung và Kyocera Corp đều đóng tại Hoa kỳ để cho các giám đốc, các mại bản và các kỹ sư trú ngụ, trong khi các cơ xưởng của các hãng này cần nhiều nhân công thì mở ở Mexico.
Những nhà ủng hộ thỏa ước NAFTA cho biết, đổi lại thành phố này có nguồn lợi lâu dài, vì việc làm cho tay nghề cao, lương bổng cao vẫn nằm ở phía bên Hoa kỳ.
Nhân lực xử dụng trong chế xuất điện tử tại San Diego đã từ 13.300 người sụt xuống còn 6.900 người vào năm 2002. Nhưng công việc nghiên cứu và triển khai kỹ thuật lại tăng từ 7500 việc làm lên tới 14.100 việc làm, theo như Phòng Thương mại của San Diego cho biết.
Sự bất trắc của nền kinh tế toàn cầu thì quá quen thuộc tại thị xã Watsonville, một cộng đồng có 44 ngàn dân, 75% là dân gốc Châu Mỹ La-tinh.
Năm 1980, thị xã này là thổ địa cho bẩy nhà máy xử lý rau cỏ và các loại trái cây xử dụng 7000 nhân công có công đoàn. Nhưng vì nhu cầu thực phẩm đông lạnh biến dần đi và Hoa kỳ lại mở toang biên giới để cho hàng nhập cảng vào, các nhà máy xử lý rau và trái cây tại Hoa kỳ cho di chuyển việc sản xuất sang Mexico, nặng theo khuynh hướng của thỏa ước NAFTA.
Trong lúc đôi co về thỏa ước NAFTA, chính quyền Clinton đã hứa cho nới rộng việc hưởng lợi thất nghiệp và trợ giúp huấn nghệ cho những người bị mất việc vì mậu dịch quốc tế theo hướng tự do hơn.
Cecilia Espinels là giám đốc huấn nghiệp cho quận Santa Cruz, ông cho biết việc trợ giúp huấn nghệ xuyên qua Ngân hàng Phát triển Bắc Mỹ có phần cứng ngắc, không giúp được phần đông những công nhân đã bị sa thải, hầu hết là các nữ di dân ở tuổi sồn sồn, trình độ học vấn chưa hết lớp tư hay lớp ba. Có nhiều người đã bỏ ngang, không theo học huấn nghệ, vì họ cần tiền để trang trải các giấy đòi tiền điện, tiền nước, tiền nhà ở, tiền thuế .… để đi làm bồi phòng hay giữ nhà kho cho các khách sạn.
Sự thất bại này còn giúp để cho giới công nhân Hoa kỳ phá chính quyền Bush tiến tới việc tự do hóa mậu dịch, theo lời của ông Robert D. Atkinson, phó tổng giám đốc của Viện Chính sách Tiền tiến tại Washington.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.