Hôm nay,  

Quốc Tế Lo Kinh Tế Tq Sụp, Thế Giới Sẽ Rung Chuyển

29/02/200400:00:00(Xem: 4893)
HONGKONG (KL) –Theo Alan Oxley, cây đinh của TCS Asia-Pacific, Trung quốc đã tạo ra triều sóng phát triển thứ ba tại Á châu. Khi cồn sóng này đổ, tất nhiên nó phải đổ, liệu nền kinh tế thế giới có đi xuống hay không "
Cái này còn tùy thuộc vào các doanh gia nước ngoài đang thành công tại Trung quốc xoay vận hiểm tai này như thế nào. Vấn đề này không một ai biết được chính xác cái hiểm tai này là gì .
Trung quốc đã tạo được một trong những cái kinh tế bùng lên vĩ đại trong lịch sử. Chúng ta không muốn có thêm loại kinh tế bùng lên này bởi vì chúng ta hiện đang đợi nó xẩy ra tại Á châu.
Nhật Bản cũng đã tạo ra một trong những kinh tế bùng lên lớn nhất kéo dài tạo thành một mãnh lực kinh tế phi thường. Tiếp sau đó là những nền kinh tế Á châu mạnh như cọp đói. Gần hai chục năm nay kinh tế phát triển trong khoảng mức tám và mười phần trăm hàng năm đã thành thông lệ tại Á châu, trong khi phần còn lại của thế giới phát triển ở mức ba phần trăm.
Trung quốc đã khoác cái áo phát triển sau khi Nhật Bản cho dừng lại, sự khủng hoảng tiền tệ tại Á châu nổ tung ra như những chiếc bong bóng trong ba nền kinh tế của Á châu vào năm 1997.
Năm ngoái nền kinh tế Trung quốc đã phát triển chin phần trăm. Hiện nay nền kinh tế Trung quốc lả một mũi dùi quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Kinh tế gia Anxie của công ty tài vụ và đầu tư Morgan Stanley tường trình là Trung quốc đang chiếm một phần năm việc phát triển mậu dịch trên thế giới.
Trung quốc hiện nay là một thị trường chính của toàn cầu. Năm ngoái số hàng nhập cảng vào Trung quốc chiếm 4,4 phần trăm số hàng nhập cảng trên thế giới, thành một thị trường lớn nhất đứng hàng thứ năm trên thế giới, đứng sát nút sau Nhật Bản với bách phân 4,9%. (Hoa kỳ là thị truờng lớn nhất của thế giới đang cho nhập cảng gần 11 phần trăm của mậu dịch toàn cầu hồi năm ngoái).
Trung quốc tăng hàng nhập cảng lên hơn 1,5 phần trăm theo như so với năm 1990, bách phân này được tính theo tổng số hàng nhập cảng của toàn cầu.
Trung quốc hiện nay đang chống lưng cho các nền kinh tế khác tại Á châu để phát triển và dẫn đầu nhu cầu của hàng hóa.
Các kinh tế gia của ngân hàng Đức tường trình là nhu cầu về mặt hàng hóa của Trung quốc đã gia tăng 50% trong ba năm qua.
Năm ngoái, tính theo tổng số tiêu thụ của toàn cầu Trung quốc đã chiếmï 21% số lượng oxýt nhôm, 19% số lượng đồng, 21% số luợng kẽm, 27% số lượng quặng sắt, 28% số lượng thép thô, 11% số lượng nickel và 37% số lượng xi-măng.
Các quốc gia sản xuất quặng sắt, than đá và thép khắp thế giới đang vận dụng để gia tăng 25% theo như đã dự trù cho năm tới.
Bất kỳ thời gian nào một nhà xuất cảng dầu hầu như không có thể nào thỏa mãn được nhu cầu của thế giới, nhất trong lúc nền kinh tế của Trung quốc đang bùng lên làm cho nhu cầu dầu còn gia tăng thêm.
Năm ngoái Trung quốc đã cho xuất cảng 5% của tổng số hàng xuất cảng trên thế giới (Xuất cảng của Hoa kỳ chiếm 10,7%, Đức chiếm 9,5%)
Năm 1990 xuất cảng của Trung quốc chỉ chiếm được 1,8%. Trung quốc đã định để vượt Nhật Bản thành quốc gia cho xuất cảng hàng đứng hàng thứ ba trên thế giới.
Hàng xuất cảng năm nay của Trung quốc tính ra bằng tổng số hàng xuất cảng của cả thế giới năm 1990.
Các nhà sản xuất Hoa kỳ đang khiếu kiện vụ đồng tiền của Trung quốc đã qui hối xuất nhất định vào đồng Mỹ kim, sự kiện này đang gây ra thuận lợi thiếu chân chính đối với các nhà sản xuất tại Hoa kỳ. Những ai đang giao dịch với Trung quốc thực sự đang đối đầu trước những may rủi.
Các công ty cá thể trở nên có nhiều may rủi hơn tại Trung quốc.
Số hàng bán được 14% hay 3,7 tỷ Mỹ kim của Motorola nắm 2002 là mhờ Trung quốc. Trung quốc còn là quốc gia làm cho số thương vụ của toàn thể công ty Volkswagen tăng lên trong cùng năm này
Hầu như tất cả các tập đoàn công ty nước ngoài đều gặp vấn đề lưỡng nan.
Liệu họ còn có thể sống được tại Hoa lục hay không " Liệu họ có thể xuất hiện được trên thị trường Hoa lục hay không "
Vấn để này là do tình trạng tài chánh của Trung quốc. Chính quyền Trung quốc bất chợt thu quyền môi giới chứng khoán tại Shenzhen. Các chứng khoán của vùng Nam Trung quốc với 45 tỷ Mỹ kim của ngân khố Trung quốc được đem ra để bảo trợ hai ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng Xây cất) theo như đã công bố hồi tháng giêng, lại cho thấy rõ hệ thống tài chánh Trung quốc rất là mong manh.
Trung quốc làm cho nợ biến đi. Tổng số nợ của quốc gia Trung quốc , kể cả những số tiền nợ nước ngoài đang chiếm tới 176% tổng sản lượng GDP, theo như công ty tài chánh và đầu tư Morgan Stanley phỏng tính.

Việc đo lường cái quan trọng của nợ nần là làm thế nào chịu đựng được việc trả tiền lời, dịch phí và món nợ thuộc loại nào. Trong khi nền kinh tế Trung quốc vọt lên như tên lửa, Trung quốc có quyền mang nợ rất nhiều. Nhưng nợ này có sẵn bản chất xấu khiến làm người ta lo lắng. Cái lo lắng hơn nữa là không ai biết đích xác hiện nay Trung quốc đang mang nợ bao nhiêu. Con số công khai thì thiếu hướng dẫn. Việc tính phỏng của các phân tích gia độc lập lại khác nhau quá xa.
CSLA là một nhà môi giới có nhiều kinh nghiệm tại Hoa lục, công ty này đã tường trình năm 2002 về giao dịch ngân hàng tại Trung quốc. Tổng số nợ chết (NPL: Non-Performing Loan) trong hệ thống giao dịch mặt ngân hàng của Trung quốc vào khoảng 450 tỷ Mỹ kim hay chiếm 37% tổng sản luợng GDP của Trung quốc. Việc thất thu của những số nợ chết này theo dự đoán là 360 tỷ Mỹ kim hay chiếm 30% tổng sản lượng GDP của Trung quốc.
Tỷ số đầu tư của nước ngoài tại Trung quốc rất cao. Theo như bình thường, có thể coi sự đầu tư này là nguồn có ảnh hưởng nhiều về tài chánh, dẫu sao số đầu tư chẩy vào có liên hệ trực tiếp tới mối lạc quan về kinh tế phát triển.
Thực tế là số tiền đầu tư này của nước ngoài lại được Trung quốc đem ra đầu tư tại các quốc gia lân bang và tại các nước trong thế giới thứ ba (money recycled). Còn hầu hết các xí nghiệp do nhà nước Trung quốc quản lý, dân chôm chỉa nhà nghề gọi là cho phá sản hay tẩu tán.
Các phân tích gia đã lôi song đôi ra để so sánh tình trạng ngày nay của Trung quốc với tình trạng tiền tệ Á châu trong thời kỳ bị khủng hoảng.
Một số nhà phân tích đã nhìn thấy những việc sụp đổ tại Đông Nam Á như tài sản theo kiểu ngày xưa (bất động sản hay nhà cửa) rộ lên rồi xẹp xuống.
Trung quốc chắc chắn cũng như thế. Donald Straszheim là một nhà kinh tế độc lập thường được Trung quốc ca ngợi, ông nhận thây có sự song hành với hệ thống Nhật Bản: Nhật dùng ảnh hưởng chính trị để mượn tiền cho chi lố vào các dự án của hạ tầng cơ sở kinh tế. Hệ thống tài chánh của Trung quốc bắt chước Nhật để sa lầy.
Sự khác biệt giữa Nhật và cuộc khủng hoảng kinh tế về tiền tệ tại Á châu là Nhật tiết kiệm đuợc tiền rất nhiều. Đáng lẽ bị sụm, Nhật Bản cho chặn lại. Trung quốc cũng có tiết kiệm, nhưng số tiết kiệm này làm sao so sánh nổi với số nợ đầy đầu. Nợ là bao nhiêu đây để né tránh cho khỏi sụm "
Andy Rothman là nhà chiến lược về Trung quốc của công ty CLSA nhận thấy rõ vấn đề chính là đặt các nguồn tài nguyên không đúng chỗ.
“Năm năm sau khi Trung quốc có những bước để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng của Trung quốc, Trung quốc vẫn bóp bụng để tăng khoản cho các nợ chết, vung vốn không đúng chỗ và tạo ra cấu trúc không hiệu quả về nhiều mặt,” theo lời của Rothman.
Vài nhà kinh tế cho rằng việc tài chánh chẩy tan sắp xẩy ra, nhưng tất cả các kinh tế gia đều cảnh giác về mức nợ của Trung quốc.
Đối với các kinh tế gia, chúng ta phải nhớ một điều. Họ đều nói đúng, nhưng không bao giờ cho chúng ta biết chừng nào xẩy ra. Song tất cả họ đều công nhận việc thất bại về tài chánh của Trung quốc có ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế thế giới.
Trung quốc là một quốc gia đóng góp quan trọng cho sự phát triển toàn cầu, là một quốc gia tiêu thụ hàng hóa cho toàn cầu, nền kinh tế theo đề cương vẫn ãnh hưởng nhiều cho phần còn lại tại Á châu và là nguồn kiếm ra tiền cho các tập đoàn công ty quan trọng trên thế giới.
Chúng ta mới chỉ nếm một chút vị nhỏ về ảnh hưởng kinh tế sửa sai cách đây một chục năm.
Năm 1993, chính phủ Trung Cộng đã kìm thắng không cho phát triển để lạm phát làm cho ngột ngạt, tạo ra việc sụt ngay xuống về cả hai mặt đối với nhân dân Trung quốc như hoạt động kinh tế và nhu cầu hàng hóa của nước ngoài.
Điển hình là việc nhập cảng thép, nắm 1994 đã cho sụt xuống tới 22,8 triệu tấn thép so với năm 1993, thép nhập cảng là 33,5 tấn.
Các hàng cho nhập cảng ngày nay cao hơn nhiều. Công ty tài chánh và đầu tư Morgan Stanley đã dự đoán, nếu như Trung quốc phát triển chậm với mức 8%, giá hàng hóa sụt xuống 15%. Hãy thử tưởng tượng cái ảnh hưởng của nền kinh tế Trung quốc lúc bị đình đốn hoàn toàn thì giá hàng hoá lên cao như thế nào.
Trung quốc không nằm trong chu kỳ phát triển và đình đốn bình thường. Cố liều lĩnh duy trì cho kinh tế phát triển để tạo ra các công việc làm cho dân chúng Trung quốc. Giới lãnh đạo Trungquốc đã vận dụng kinh tế của mình để cho phát triển đều.
Chúng ta biết các phương tiện kiểm soát kinh tế của Trungquốc hãy còn thô sơ. Hệ thống tài chánh yếu vì giới mà đầu óc bị chủ thuyết cộng sản ăn sâu. Các thách thức của giới lãnh đạo Trung quốc là làm sao đánh bại được các chính trị gia của hầu hết các quốc gia. Giới lãnh đạo Trung quốc tốt đấy, nhưng họ phải là những anh công nhân tuyệt vời làm sao cho tránh được nạn kinh tế sa sút.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.