Hôm nay,  

Mỹ Siêu Cường Số 1, Nhiều Nước Lo Tìm Đối Trọng

04/05/200300:00:00(Xem: 4218)
WASHINGTON -- Chiến trang Iraq là một chiến tranh đem lại 5 hậu quả lớn trên bình diện chánh trị, ngoại giao. Tình đồng minh lịch sử lâu đời với Mỹ bị rạn nứt. Sức mạnh và ý chí của Mỹ được tái khẳng định. Thế giới có cái nhìn mới về Mỹ. Địa lý chánh trị của thế giới thay đổi. Các nước ngoài ảnh hưởng của Mỹ sẽ kết hợp lại để làm đối trọng với thế lực Mỹ. Đó là đại ý nội dung một bản tin phân tích của Bee Washington Bureau vừa loan tải.
Đó là hậu quả của chủ thuyết Bush. Mỹ là một siêu cường duy nhứt có thể tự hành động, theo nhận định của Helle Dale thuộc Heritage Foundation. Chủ thuyết đó được thể hiện qua Chiến tranh Iraq. Chiến tranh này làm Aâu châu chia rẽ trong cũng như ngoài. Trong, Pháp và Đức tượng trưng cho Aâu châu Cũ chia rẽ với các nước Đông Aâu chư hầu của Liên xô CS cũ, mới hoà nhập vào Aâu châu sau Chiến tranh Lạnh. Dù Pháp cố gắng làm lành lại với Mỹ, sự rạn nứt Pháp Mỹ vì Chiến tranh Iraq còn lâu mới hàn gắn được. NATO tổ chức tạo ổn định thế giới từ Đệ Nhị Thế Chiến, qua Chiến tranh Lạnh hầu như bị Mỹ đẩy ra rìa trong Chiến tranh Iraq. Liên Hiệp Quốc cũng thế. Còn các Á rập cũng bị văng miểng vì Chiến tranh Iraq. Muốn hay không các nước này sớm muộn cũng phải có những cải tổ chánh trị hướng về dân chủ. Syria không dám cho các nhân vật của chế độ Saddam Hussein tỵ nạn. Bắc Hàn từ bỏ yêu sách nói chuyện tay đôi với Mỹ về vấn đề nguyên tử, chấp nhận đề nghị của TC thảo luận đa phương. Dù trong cuộc họp đầu Hàn Cộng còn giữ giọng hung hăng cũ nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ dịu giọng hơn.
Một tâm lý chung đang xuất hiện trên thế giới trong các nước không nằm trong quỹ đạo Mỹ; đó là tâm lý chống Mỹ. Nga bắt tay với Mỹ ngay trong những ngày đầu sau cuộc khủng bố 911, nhưng trong Chiến tranh Iraq trước sau như một không hợp tác với Mỹ. Viện Duma (Hạ Viện Nga) quyết liệt chống Mỹ và TT Putin cũng không làm gì để ngăn chận sự chia rẽ công khai ấy.
Gần Mỹ, nước Mexico từ chối không ủng hộ Mỹ trong Hội đồng Bảo An trong quyết định đánh Iraq. Và Chile ở Nam Mỹ cũng thế, dù Mỹ yểm trợ đề nghị tăng cường thương mãi với Châu Mỹ La tinh. Theo các nhà quan sát thời cuộc sự rạn nứt và chia rẽ này sẽ lâu dài. Nó chỉ chấm dứt khi nào Mỹ và các nước như Pháp, Nga, Đức, Thổ nhĩ kỳ, Mexico, Chile hàn gắn được những xung khắc về CT Iraq. Khi nào những nước ấy thoả hiệp được trong chừng mực nào đó vai trò trội yếu của Mỹ. Và khi nào nền dân chủ của Iraq thành hình, phát triển và ổ định như một tấm gương cho vùng Trung đông. Theo Andrew Bacevich, Giáo sư ngành An ninh Quốc tế của ĐH Boston, từ Đệ nhị Thế chiến đến sau Chiến tranh Lạnh chấm dứt, về thực tế Mỹ là một đệ nhứt siêu cường nhưng về danh nghĩa chưa rõ ràng

Trước cái nhìn không hữu nghị của các nước bên ngoài về Mỹ như trên, chánh quyền TT Bush và Mỹ cũng muốn cải thiện hình ảnh của mình. TT Bush và chánh quyền Cộng Hoà mong mỏi và cố gắng hàn gắn những rạn nứt, những vết bầm giập do cuộc CT Iraq gây nên đối với các nước. Nói với Tom Brokaw, Đài NBC trên chuyến bay của Air Force One, TT Bush cho biết "Có nhiều vấn đề chúng ta có thể làm việc chung với nhau, theo ý tôi , là cố gắng vượt qua những khác biệt về Chiến Tranh Iraq."
Theo TT Bush, Pháp đã làm yếu tổ chức Nato nhưng TT Bush hy vọng sẽ cải thiện trong những ngày sắp tới. Ngày đó phải chăng là ngày 8 siêu cường kinh tế sắp họp thượng đỉnh ngày 13 tháng 6; TT Pháp là nước đăng cai và TT Bush là người tham dự có thể sẽ gặp nhau tại thành phố Evian cổ nổi tiếng với nước suối Evian.
Theo chuyên gia của Heritage Foundation, CT Iraq đã thúc đẩy tiến trình hình thành một trật tự thế giới mới sau khi Liên xô sụp đổ. Pháp đã thử làm một đối lực của Mỹ trong lẫn ngoài Liên Aâu. Nhưng cho đến bây giờ Pháp không đủ sức hấp dẫn các nước khác ủng hộ lập trường của Pháp. Liên Aâu trong Chiến tranh Iraq bị tách đôi. Các nước Đông, Trung, Bắc Aâu châu như Anh, Tây nha, Ý đại lợi không ủng hộ Pháp. Còn nước Đức ngoài miệng tỏ ra chống Mỹ, chớ thâm tâm nhận thấy khó mà đi với Pháp trong trường kỳ vì nhiều lý do trong đó có lý do lịch sử, Đức, Pháp là hai con sư tử khó ở một rừng. Trong CT Iraq, hai nước Pháp Đức chống Mỹ đánh Iraq, lý do chánh là không muốn chia chiến phí với Mỹ và có một số quyền lợi riêng với chế độ Hussein, hơn là chống Mỹ vì chiến lược trường kỳ. Hai nước này cũng biết cái giá của sự thách thức vai trò đệ nhứt siêu cường của Mỹ rất tốn kém về tăng cường quốc phòng cho nước mình và cho cả Aâu châu. Kỹ thuật quốc phòng của Aâu châu, Nato thường phải nhờ Mỹ chuyển nhượng. Do vậy có nhiều dấu chỉ Pháp Đức cố tách rời sự đụng chạm với Mỹ trong CT Iraq ra khỏi vấn đề liên minh giữa đôi bờ Đại Tây Dương để tình đồng minh không bị gián đoạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.