Hôm nay,  

Kiện Nhà Nước Mỹ Địi 25 Tỉ Đơbồi Thường Nạn Nhân Vụ Mỹ Lai

19/05/199900:00:00(Xem: 6943)
SALT LAKE CITY (AP) - Một người trước kia hành nghề đòi tiền hóa đơn đã vừa nộp đơn kiện chính phủ Mỹ đòi bồi thường hàng chục tỉ đô la cho các nạn nhân và những người sống sót trong trận thảm sát Mỹ Lai 1968 tại Việt Nam.
Dwight J. Barrett, 45 tuổi, cư dân Orem, thú nhận rằng ông chưa bao giờ gặp một người sống sót nào hay người thừa kế nào từ cuộc thảm sát. Ông nói ông nổi giận vì Washington vẫn chưa bồi thường cho các nạn nhân VN sau khi ông xem chương trình TV năm ngoái tưởng niệm 30 năm thảm kịch Mỹ Lai.
Barrett nói, ông đã tới Sài Gòn năm ngoái để phân phối vật dụng vệ sinh cho cư dân bằng tiền túi của ông, rồi gửi thư cho TT Clinton kêu gọi bồi thường. Khi Clinton không trả lời, Barrett kể, ông quyết định thuê luật sư S. Austin Johnson ở Provo để kiện nhà nước.
Dzũng Lê, phát ngôn nhân Tòa Đại Sứ CSVN tại Washington, nói với ký giả AP rằng CSVN không có nỗ lực đòi bồi thường. Trong khi đó, Văn Phòng Biện Lý tiểu bang Utah từ chối bình phẩm lúc này.

Một đơn vị lính Mỹ đã tiến vào Mỹ Lai, nơi nghi ngờ là căn cứ Cộng Quân, vào ngày 16.3.1968. Hàng trăm cư dân đã bị bắn chết. Hà Nội cho là con số chết phải hơn 500.
Barrett nói, ông là viên chức duy nhất của hãng International Advocate, người đứng đơn kiện nộp tháng này bởi văn phòng LS Johnson, thuộc công ty Bradford, Brady & Johnson ở Provo.
Đơn kiện viết rằng International Advocate là đại diện pháp lý của 100 gia đình không được kể tên đang sống ở VN.
Đơn kiện viết rằng chính phủ Mỹ và các sĩ quan TQLC Mỹ lúc đó phải chịu trách nhiệm vì không nhận diện đúng mục tiêu, không kiểm soát được hỏa lực, chỉ huy thiếu kỷ luật và đã gây thảm họa. Đơn kiện đòi 5 tỉ đô tiền bồi thường thiệt hại, và 20 tỉ đô tiền trừng phạt. Đơn kiện hiện do Chánh Án Bruce Jenkins trách nhiệm.
Barrett nói nếu có lấy được tiền bồi thường nào, ông sẽ dùng xây trường và bệnh viện.
Chuyên gia luật quốc tế Winston Nagan của Đại Học Florida nói, đơn kiện sẽ gặp nhiều trở ngại về thủ tục, kể cả việc đặc miễn chủ quyền của Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.