Hôm nay,  

Đàm Phán Wto Về Phát Triển: Aâu Mỹ Giầu Có Aên Hết Trơn

01/09/200200:00:00(Xem: 4261)
Theo báo The Guardian, tại Bắc Mỹ, các loại cửa hàng bán một giá, như One Dollar Stores, Dollarama, Buck For Two đang mở ra khắp nới, phát triển nhiều nhất trong các vùng dân cư có lợi tức thấp. Vào trong các cửa hàng này, người ta nhìn thấy toàn các đồ gia dụng và đồà chơi cho trẻ em được làm tại Trung quốc và Ấn độ dưới nhãn của các công ty tại Bắc Mỹ.
Trung quốc vá Ấn độ là hai quốc gia có dân số đông dân nhất thế giới. Giả thử mỗi người dân của hai quốc gia này chỉ chi ra một đô-la để mua thuốc loại aspirine, các nhà đầu tư nước ngoài có thể kiếm được cả tỷ đô la mỗi năm. Đó chưa kể việc thu lợi lớn hơn nữa khi các nhà đầu tư nước ngoài lấn được vào thị trường tài chánh hay thị trường gây vốn (capital markets) cho các công ty nội địa của hai quốc gia này.
Hiện nay, các quốc gia đang phát triển cho xuất khẩu vào thế giới đã được công nghiệp hóa, họ đang gặp hàng rào cản cao hơn gấp bốn lần đối với các quốc gia giầu có trao đổi hàng hóa với nhau. Các hàng rào cản này làm cho việc xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển giảm đi hàng trăm tỷ đô la mỗi năm.
Các quốc gia nghèo nhìn thấy việc xuất khẩu hàng dệt và nông phẩm của họ, chiếm 70% số hàng xuất khẩu trong các quốc gia vốn nghèo khó, nhưng cuối cùng thì các nông phẩm của quốc gia giầu có lại được nhà nứơc của họ bảo trợ. Các bảo trợ của Hoa kỳ cho nông nghiệp hiện nay lên tới một tỷ đô la cho từng ngày, tiền bảo trợ này gấp sáu lần số tiền mà Hoa kỳ viện trợ cho các nước ngoài. Hậu quả là nông phẩm thặng dư tung ra phá giá thị trường thế giới khiến cho giá nông phẩm bị hạ xuống. Các nhà xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển mất thị phần cũng như hối đoái, còn các nông gia làm ăn nhỏ bị mất cơ nghiệp vì nông phẩm nhập khẩu quá ư rẻ.Thuế biểu trung bình cho hàng dệt và hàng may mặc của các quốc gia nghèo được cho nhập khẩu đã bị quốc gia có nền công nghiệp phát triển ép phải chịu thuế từ 15 cho tới 20%, theo như so sánh với các hàng hóa công nghiệp của quốc gia giầu chỉ chịu thuế có 3%.

Việc này đã giải thích tại sao quốc gia nghèo nhất thế giới như Bangladesh đã phải trả 314 triệu đô-la tiền thuế cho một năm y như quốc gia Pháp, một quốc gia có nền kinh tế giầu đứng hàng thứ năm trên thế giới. Việc xuất khẩu hàng dệt còn bị giới hạn hơn nữa, bị căn cứ vào ngạch số cho nhập khẩu tạm thời được đưa ra cách đây đã 30 năm.
Trên nguyên tắc, các quốc gia công nghiệp hóa đã đồng ý để bỏ dần các thuế biểu này cho tới năm 2005. Trên thực tế, Âu châu và Hoa kỳ hãy còn nằm xa trong đường hướng này.
Chiều theo giới uy thế về hàng dệt tại South Carolina, chính quyền Bush vẫn giữ hạn ngạch nhập khẩu cũ với thuế biểu cao.
Chính quyền Bush cũng đã chấp nhận một đạo luật nông nghiệp để chi thêm cho nông nghiệp 80% hay tám tỷ Mỹ kim hàng năm. Có trên ba phần tư trợ cấp này sẽ rơi vào tay các chủ trại giầu có nhất Hoa kỳ và các công ty Hoa kỳ làm ăn nhờ vào nông nghiệp. Việc chi số tiền này ra sẽ làm ảnh hưởng tới các thành phần như giới nông dân trồng bông tại vùng tây của Phi châu, giới nông dân tại Việt Nam, giới chuyên trồng bắp xuất khẩu tại Phi Luật Tân.
Mỹ đã vậy, Âu châu chẳng tốt. Khi Âu châu đưa ra việc hạ thuế biểu cho các hàng hóa của những quốc gia nghèo nhất thế giới, họ chỉ dàn dựng miễn thuế cho loại hàng như đường ngọt. Hậu quả là Mozambique đã bị thất thu khoảng một trăm tỷ Mỹ kim về lối dàn dựng này. Đuờng và chuối là hai loại hàng nhập khẩu mà dân chúng Âu châu thường ưa thích.
Từ lâu, các đại công ty tập đoàn cũng đưa ra cả đống trong các thỏa hiệp về sở quyền trí tuệ theo điều lệ của WTO. Tính ra các tác quyền tại Bắc bán cầu đã chiếm trên 90%. Các tác quyền này được bảo vệ nghiêm ngặt, chúng sẽ nâng giá phí để du nhập kỹ thuật vào các quốc gia nghèo, chúng sẽ làm mất đi mọi sáng kiến và phá huỷ các nỗ lực của các quốc gia nghèo trong việc bắt kịp các kỹ thuật nằm ngay trung tâm bất bình đẳng toàn cầu.
Âu châu và Hoa kỳ đã cho phát triển các nền kinh tế theo đường lối nằm ngoài vòng luật pháp tại các quốc gia đang phát triển. Hỏi bất cứ thương thuyết gia mậu dịch nào của Âu châu hay Hoa kỳ, ông đó hay bà đó sẽ cho các quí vị biết thời buổi này đã thay đổi. Nhưng có cái chẳng bao giờ thay đổi cả, đó là cái khả năng vô tận của kẻ giầu và quyền lực để giả dối nằm trong cái khó bó cái khôn của các quốc gia vốn đã nghèo chất xám.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.