Hôm nay,  

Bài Ii: Kỹ Nghệ Phá Thai, Lợi Tức Bào Thai: 428 Triệu Đơ

06/10/199900:00:00(Xem: 5176)
Chưa Kể Lợi Tức Sinh Ra Từ Kết Quả Thí Nghiệm, Sản Phẩm Từ Bào Thai...
(VB-nn).-Sau khi điều tra qua 50 tài liệu thu thập được về “kỹ nghệ” cung cấp xác thai nhi cho các phòng thí nghiệm khoa học, ký giả Kelly Patricia O’Meara đã trình bày nhiều sự việc ghê gớm trong bài viết của bà đăng phổ biến trên mặt báo Insight Magazine vào hôm 1 tháng 10 vừa qua.
Trong phần đầu bài viết, chúng ta được biết sinh hoạt của “kỹ nghệ” này gồm có nơi cung cấp xác thai nhi, là các bệnh viện phá thai; nơi cần dùng các xác thai nhi - từng bộ phận cắt rời - là các phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu y khoa. Nối kết hai phía cung cầu này là các công ty trung gian, tự gọi với danh từ mỹ miều là “người thu nhập”, hay “viện tặng quà phân tích”. Họ phải tránh dùng những chữ có tính cách buôn bán, thương mại, vì Luật Liên Bang Hoa Kỳ cấm việc mua bán xác người. Ở đây toàn là quà tặng và tiền phục vụ, tiền chuyên chở mà thôi. Bởi vậy những công ty trung gian này mới có những cái tên đẹp đẽ như Anatomic Gift Foundation hay Opening Lines.
Thực tế, ngành này làm ăn có khá không"
Theo văn phòng tham vấn Frost and Sullivan thì trong năm 1996, thị trường cơ phận này trên toàn thế giới mang về một số thu là 428 triệu mỹ kim. Nghĩa là tổng số thương vụ là bạc tỷ. Người ta tiên đoán rằng từ đây tới năm 2003, mức tăng trưởng hằng năm sẽ là khoảng 13.5%, và tới năm 2002, số thu sẽ khoảng gần 1 tỷ mỹ kim. Đây lại không kể các món lợi mang về từ sự nghiên cứu, và môn bài sản xuất.
Ai tài trợ việc nghiên cứu" Viện National Institutes of Health cung cấp các học bổng trị giá 19 triệu mỹ kim, số tiền bị coi là bụi phủi, trong tổng số 15.6 tỷ mỹ kim dự chi cho các công trình nghiên cứu chung trong năm 1999.

Những người Pro-Life, tranh đấu chống phá thai, cũng là những người chống lại việc dùng tiền thuế của nhân dân phát học bổng nghiên cứu xác bào thai. Nhưng có cầu, thì có cung. Bác sĩ giám đốc Loma Linda Medical Center ở Loma Linda, Calif., là Robert Orr nói rằng đạo đức và khoa học là hai vấn đề luôn luôn hiện ra với nhau. Các nhà khoa học nghiên cứu để chữa bệnh. Cho nên không nên phán xét họ bộp chộp. Mặt khác, phá thai không phạm luật. Bởi vậy xác bào thai không thiếu cho việc nghiên cứu. Khi 75% phụ nữ đồng ý cho dùng xác thai nhi của họ cho công cuộc nghiên cứu, là các bà cũng tin rằng họ có làm một việc gì đó có còn hơn không, vì nó có ích.
Hiện nay mỗi năm có 1.5 triệu vụ phá thai tại Hoa Kỳ. Đó chỉ kể những vụ phá thai hợp pháp. Có khoảng hàng chục ngàn xác bào thai được dùng trong các thí nghiệm khoa học.
Vẫn theo luật Hoa Kỳ, bào thai không được coi là con người. Mâu thuẫn thay, khi các nhà khoa học mổ xẻ xác bào thai, là họ nghiên cứu tế bào con người. Họ biết rõ như vậy.
Suzanne Rini có một nhận định thẳng thắn về chuyện này. Bà là tác giả của cuốn “Bên Trên Sự Phá Thai”. “Vấn đề này không ngừng làm tôi ngạc nhiên. Việc thu nhập xác bào thai rõ ràng là một kỹ nghệ sinh lời, và các cuộc nghiên cứu mang lại những món lời khổng lồ. Hàng tỷ mỹ kim chạy qua thị trường này và Chính quyền Liên bang tham dự trong đó một cách tận lực. Thế nhưng đây lại là một kỹ nghệ được che giấu kỹ càng.” Trước câu hỏi bà có thấy vấn đề đạo đức nằm ở đâu trong kỹ nghệ này, Suzanne Rini cất tiếng cười: “Làm gì có đạo đức ở đây.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.