Hôm nay,  

Lật Saddam, Chống Khủng Bố, Tư Hữu Hóa Dầu Để Tái Thiết

11/05/200300:00:00(Xem: 4364)
WASHINGTON - Nhà bình luận Michael T. Klare đã cho biết nhận định của ông về dầu của Iraq, nhận định này được đăng trên tạp chí Foreign Policy của số tháng này, bài nhan đề "It's the Oil, Stupid."
Chiếm Iraq vào ngày thứ hai, biệt kích của Hoa kỳ đã nắm giữ được hai khu dầu của Iraq ngoài biển khơi trong vịnh Ba Tư, bắt giữ lính phòng thủ của hai nơi này không nổ một phát súng. Theo phóng viên James Dao của báo New York Times, toán ngưới nhái SEAL của Hải quân Hoa kỳ đã mừng rỡ ca tụng "Đột kích im lặng trong đêm tại Vịnh Ba Tư, một chiến thắng không có máu đổ trong trận chiến với đại đế dầu mỏ rộng lớn của Iraq".
Cuộc tham dự này của phóng viên Dao đã khiến anh tiết lộ nhiều về chương trình của chính quyền Hoa kỳ hơn hầu hết bất cứ phóng viên nào của các báo khác tham dự nơi chiến trường này.
Trong khi quân đội Hoa kỳ đã bịt mắt làm ngơ đi những việc hôi của, cướp đi những tài sản khảo cổ quí báu của Iraq để tiến quân cho nhanh vào khu vực mỏ dầu, những nhà máy lọc dầu và bảo vệ các đường ống dẫn dầu của Iraq. Ngay truớc khi sức kháng cự của dân Iraq bị dẹp bỏ, giới chức tối cao của Hoa kỳ đã khoe rằng hạ tầng cơ sở dầu của Iraq đã nằm gọn trong tay Hoa kỳ một cách an toàn.
Dầu không là gì cả để cho Washington lấy cớ lấn chiếm Iraq, theo như người ta đã nói với chúng tôi.
"Cái quyền lợi độc nhất của Hoa kỳ trong vùng này là nguyên nhân hòa bình và ổn định sâu xa hơn, không phải vì cái khả năng sản sinh ra dầu của Iraq," theo như lời của trưởng phòng báo chí Bạch Ốc Ari Fleicher đã tuyên bố vào cuối năm 2002.
Nhưng trong một cuộc họp báo hồi tháng giêng, một "giới chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ",ø không rõ tên, đã tiết lộ là "Tướng Tommy Frank và những người của tướng này đã tạo riêng được chiến lược sẽ cho phép Hoa kỳ nắm giữ và bảo vệ các khu vực dầu mỏ một cách nhanh chóng tới mức sẽ chặn trước được vụ phá hủy mỏ dầu, cũng như chống lại việc xâm nhập và sẽ thanh lọc họ ngay sau đó."
Khi họp báo, giới chức cao cấp này (có lẽ là thứ truởng quốc phòng Paul Wolfowitz) đã cho biết các mỏ dầu này được bảo vệ vì quyền lợi của nhân dân Iraq cho một mục tiêu nào đóù trong tương lai. Các giới chức Hoa kỳ khác đã nói ra việc nắm giữ các khu mỏ dầu này theo việc được uỷ thác dành riêng cho dân Iraq. Hơn nữa Bạch ốc đã bàn thảo với các công ty năng luợng Hoa kỳ về việc đảm nhiệm vai trò chính sau cuộc xung đột này để khai triển các trữ lượng dầu mỏ khổng lồ.
Hiện nay người ta thấy sự quan tâm của chính quyền Hoa kỳ là cho các khu vực mỏ dầu trở lại hoạt động cho mau để tài trợ phí tổn chiếm đóng và việc tái thiết Iraq. Dể đảm bảo tiến trình này đi cho nhanh hơn, Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ đã không mở cuộc đấu thầu và để công ty Halliburton thầu một hợp đồng cả hàng trăm triệu Mỹ kim.
Công ty Halliburton là một ty chuyên về các dịch vụ dầu mỏ tại Houston, Texas, mà trước đây ông Dick Cheney đã từng cầm đầu. Nay công ty này lãnh thầu công tác cứu hỏa và sửa chữa những nơi hư hại trong các khu vực của mỏ dầu và bắt tay vào công tác tu sửa.
Vào những tháng sắp đến, các công ty Hoa kỳ khác chuyên về dịch vụ dầu mỏ như Fluor và Bechtel ( cả hai công ty này có mối quan hệ thân thiết với chính quyền Bush) sẽ được mời để cho thầu các hợp đồng béo bở hơn để xây cất lại các hạ tầng cơ sở mỏ dầu của Iraq.

Cuối cùng là khoảng trên 5 tỷ Mỹ kim cần thiết bỏ ra để hồi phục việc sản xuất dầu của Iraq cho bằng các mức sản xuất dầu trước cuộc chiến giữa Iraq và Iran năm 1980-88 và chiến tranh Vịnh năm 1991.
Vận hành việc kinh doanh phức tạp này sẽ do chính quyền lâm thời được dân chúng Iraq chọn lựa hay có sự chấp thuận của chính phủ Hoa kỳ, có lẽ là những người lưu vong như ông Ahmad Chalabi của Nghị Hội Iraq, một người từng có quan hệ với cơ quan tình báo CIA và Quốc phòng Hoa kỳ.
Để cho an toàn, giới chức Hoa kỳ đang chiếm đóng tại Iraq sẽ giữ quyền tối hậu về các khu vực mỏ dầu trong giai đoạn tạm thời này. Washington đang vận động để lấy nghị quyết của LHQ cho bỏ đi các trừng phạt kinh tế và cho phép Iraq được bán dầu. Nhưng giới chức trong chính quyền Hoa kỳ quyết loại bỏ quyền quyết định cũng như quyền định đoạt của LHQ về các tài sản thuộc mỏ dầu của Iraq.
Trong khi đó Nga đã lên tiếng không cho bãi bỏ các trừng phạt kinh tế đối với Iraq cho tới khi thanh tra LHQ ra quyết định rằng Iraq không còn vũ khí hủy diệt hàng loạt (có ý là giữ nguyên giá xăng dầu để bảo vệ việc khai thác mỏ dầu của Nga có giá cao hơn).
Khi các khu vực mỏ dầu của Iraq được hoạt động trở lại, việc kế tiếp nằm trong nghị trình của chính quyền Hoa kỳ sẽ định đoạt số phận Công ty Dầu mỏ và các xí nghiệp quốc doanh của Iraq đã nắm giữ tài sản dầu kể từ khi quốc hữu hóa năm 1970.
Hầu hết các giàm đốc điều hành Công ty Dầu mỏ Iraq mong muốn để giữ công ty này thuộc sở hữu của quốc gia Iraq, nhưng một số dân lưu vong được người của ông Bush o bế, như Chalabi lại muốn tư hữu hóa xí nghiệp dầu mỏ này và làm thành từng gói lớn dành riêng cho các công ty dầu lớn của Hoa kỳ và các công ty dầu lớn của Anh quốc mới có đủ khả năng để khai thác.
Chalabi đã tuyên bố hồi thánh chín 2002 : " Các công ty Hoa kỳ sẽ nắm phần quan trọng về dầu mỏ của Iraq."
Lời tuyên bố này đã được ủng hộ trong một cuộc họp của các cựu quan chức Iraq đang lưu vong tại nước ngoài do Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đã triệu tập hồi đầu tháng ba. Các quan chức này đều là các thành viên nằm trong hội đồng về dầu và năng lượng của Quốc gia Iraq tương lai theo như đề án của Iraq.
Các quan chức này đã công khai tuyên bố rằng "bất cứ chính phủ Iraq nào thời hậu Saddam cũng phải khai triển môi trường kinh tế đúng cách là phải cho phép nguồn đầu tư từ ngoài vào và quyền xử dụng các tài nguyên thiên nhiên về dầu khí của Iraq."
Các xí nghiệp xăng dầu của Hoa kỳ đã chấp nhận để họp với các đại diện của Công ty Dầu mỏ Iraq cùng với nhóm người lưu vong để bàn thảo việc tiếp cận dầu của Iraq.
Trong khi đó, việc khai thác các khu vực dầu tại Iraq có tổng số phỏng tính khoảng 112 tỷ thùng (chỉ đứng hàng thứ hai sau Saudi Arabi với 261 tỷ thùng dầu) cũng đã đủ hấp dẫn, nhưng các công ty Hoa kỳ thực ra muốn được mở các vòi dầu trong các khu vực dầu mỏ còn trinh nguyên, chưa ai khai thác, trong các phần đất xa của Iraq.
Theo Bộ năng luợng, các khu vực dầu mỏ chưa khai thác có một trữ luợng dầu nhiều tới 200 tỷ thùng, nó là cái hồ dầu lớn nhất chưa khai thác của cả thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.