Hôm nay,  

Thế Giới Thoát Suy Thoái Nhờ Cuộc Chiến Ngưng Sớm

13/04/200300:00:00(Xem: 4242)
PARIS -- Năm nay nền kinh tế Âu châu yếu hẳn đi khi cuộc xung đột tại Iraq làm cho việc đầu tư và mối tin tuởng bị bấp bênh, nhưng mối hăm dọa về kinh tế suy thoái sẵn có đã nhạt đi khi lực lượng của quân đội liên minh chiếm giữ được các cơ sở xăng dầu của Iraq và làm ổn định giá xăng dầu, theo như một nhà kinh tế hàng đầu đã cho biết ngày thứ ba.
Kinh tế tăng trưởng tại Âu châu cũng đã yếu sẵn trước khi quân đội Anh-Mỹ tiến công Iraq, hiên nay nền kinh tế này chỉ tăng được 1,8 phần trăm đối với con số đã dự đoán hồi tháng mười một, theo lời tuyên bố của ông Jean-Philipps Cotis, kinh tế trưởng của cơ quan OECD (Organization for Economic Cooperation and Development, Tổ Chức Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế).
Vùng Trung Đông không được ổn định đã làm người ta đắn đo việc hồi phục kinh tế truớc khi cuộc chiến bùng ra, như giá xăng dầu lên cao, mối tin tuởng đi xuống, khiến cho giới tiêu thụ và giới kinh doanh thu gọn lại việc chi tiêu.
Nhưng mối hăm dọa về kinh tế suy thoái hàng loạt đã không còn quan trọng nữa sau khi lực luợng của quân đội liên minh đã khống chế được các vùng dầu mỏ, theo như lời tuyên bố của ông Cotis trong một cuộc phỏng vấn.
Ông cho biết: "Nhận thức được các cơ sở xăng dầu chiếm giữ chắc chắn hơn, khiến cho giá xăng dầu trên các thị trường phải hạ xuống và nối hăm dọa kinh tế suy thoái đã dang xa hơn nữa so với cách đây hai tháng."
Ông cho biết thêâm : "Chấn động về giá xăng dầu đã không xẩy ra."
Nhưng việc tăng trưởng cho các nền kinh tế lớn nhất tại Âu châu vẫn còn chưa đạt được, ông Cotis đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương Âu châu cho cắt lãi xuất theo tỉ lệ lớn, vì hạ lãi xuất của ngân hàng Âu châu có thừa sức để vận dụng việc kích động hoạt động kinh tế.
Ngoài giá năng lượng và thực phẩm thiếu ổn định, sự lạm phát khắp Âu châu vẫn đứng ở dưới 2 phần trăm, Ngân hàng Trung ương Âu châu coi mức này là mối đe dọa cho sự tăng trưởng kinh tế. Theo ông Curtis, đó chỉ là phần vì đồng Mỹ kim đã đột nhiên yếu đi đối với đồng Euro kìm giữ giá lạm phát.
Hơn nữa, Đức quốc và Pháp quốc đã cho hạ dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2003 phần nào, theo như hai quốc gia này tuyên bố; bởi vì thỏa ước do 12 quốc gia thành viên nằm trong vùng của đồng Euro chi phối không cho chi thâm lạm, một việc cần thiết để kích thích nền kinh tế của những quốc gia này.
Nhưng ông Cotis đã cho xua đuổi cái nhận thức này và cho rằng các quốc gia Âu châu xưa nay vốn không làm tốt chính sách về tài khóa và ông đã dự đoán các quốc gia lớn sẽ còn thâm thủng vọt tới mức trần 3 phần trăm của thỏa ước này đối với tổng sản lượng nội địa (GDP). Đức và Pháp đã lén tìm cách để làm cho các khía cạnh của thỏa ước nhẹ bớt đi, đặc biệt trong cuộc chiến tranh tại Iraq, nước đi này ông Cotis không cho là cách để cho bỏ qua. Ông nói "Chúng ta đã có quá đủ tài khóa phá sản. Chúng ta cần phải có tài khóa chính trực."
Tinh thần của giới tiêu thụ và giới kinh doanh đang xuống giữa cuộc chiến tranh này, ông Cotis cho biết Ngân hàng Trung ương Âu châu phải có thái độ rõ ràng trong vụ này đưạ ngay ra một chính sách thư giãn với một phần tư của điểm bách phân.
Mới đây ngày 7 tháng ba, Ngân Trung ương Âu châu đã cho giảm một phần tư điểm bách phân xuống tới phân xuất 2,5 .

Song đồng Euro có giá đã làm giảm việc kích thích kinh tế bằng cách cho các lãi xuất hạ xuống thấp hơn. Mặc dầu đồng Euro mạnh giữ nắp lạm phát, các nhà xuất khẩu Âu châu đã than vãn hồi tháng mười một tiền tệ có giá thêm được 10 phần trăm đối với đồng Mỹ kim, các đơn đặt hàng với các lợi nhuận lại bị mất đi.
Ông Cotis không lo mấy về ảnh hưởng này. Ông cho biết "Về phía Âu châu, việc xuất cảng có bị ảnh hưởng vì đồng Euro mạnh thế hơn. Nhưng đồng thời, các nhà xuất cảng Âu châu đang bắt đầu ở trong một thế thực dễ dàng nhờ vào biên tế. Như thế các nhà xuất cảng này có thể sinh sống nhờ vào sự coi trọng đồng Euro."
Ông chỉ cho thấy là "Ngược lại đồng Mỹ kim mất giá là dịp để kinh tế phát triển."
Ông tuyên bố : "Đó là dịp tốt cho nền kinh tế thế giới và điềm tốt đối với Hoa kỳ, một nước hiện đang không duy trì nổi mức thâm thủng 5 phần trăm đối với tổng sản luợng nội địa- tức là giá trị về hàng hóa và các dịch vụ không được cân xứng trong việc Hoa kỳ trao đổi với nước ngoài."
Đồng Mỹ kim mất giá khiến hàng xuất cảng của Hoa kỳ rẻ hơn, đương nhiên kèm theo việc đầu tư đang do dự quay trở về làm cho kinh tế Hoa kỳ nhẹ đi trong năm nay. Ông Cotis cho biết Hoa kỳ vẫn còn trên đường tăng trưởng kinh tế 2,5 phần trăm.
Á châu thì khỏi nói, nó là một điểm chói sáng cho nền kinh tế toàn cầu, theo như ông Cotis đã cho biết cách đây ba tuần trước khi cơ quan OECD đưa ra dự đoán chính thức về sự tăng truởng của nền kinh tế thế giới.
Trung quốc tiếp tục tạo ra phần năng động cho nền kinh tế toàn cầu và sẽ là quốc gia hưởng lợi đầu tiên khi nền kinh tế toàn cầu quay trở lại, kế tiếp là các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, theo như ông Cotis cho biết.
Nhật bản vẫn còn kẹt trong chu kỳ kinh tế bị đình đốn và loại giảm lạm phát nhẹ mà chính quyền và ngân hàng trung ương của Nhật đã bị thất bại để cho thoát ra. Ông Cotis đang thúc đẩy ngân hàng Nhật phải có thái độ mạnh bạo hơn nữa trong việc đưa ra vấn đề giao hoán tuỳ theo nền kinh tế.
Cơ quan OECD có dự đoán nhắm hẳn vào vấn đề lưỡng nan của giới tài chánh toàn cầu:
Có sự chênh lệch rất rõ trong việc tăng trưởng kinh tế giữa ba vùng kinh tế quan trọng của thế giới, theo thời gian kẽ hở này ảnh hưởng tới thế mạnh về chính trị địa dư và thế yếu trong các quốc gia đang chịu ảnh hưởng này. Chục năm vừa qua, theo ông Cotis nhấn mạnh, các quốc gia như Hoa kỳ và Canada có được phân xuất kinh tế tăng trưởng 3 phần trăm, trong khi Âu châu tăng trưởng 2 phần trăm, còn Nhật bản lắc lư với phân xuất trung bình một phần trăm.
"Tôi không nhìn thấy có sự thay đổi nào cho chục năm tới, đây là điều đáng lo ngại." theo như ông Cotis cho biết.
Ông này cũng tuyên bố : "Sự thách thức này rất lớn đối với nhóm G-8 đang đẩy mạnh việc bắc cầu cho sự phân chia kinh tế hơn nữa."
G-8 là một nhóm bẩy quốc gia có nền kinh tế mạnh trên thế giới (Anh, Mỹ , Pháp, Ý , Đức , Nhật và Canada), cộng thêm Liên bang Nga.
Nga không tham dự vào các hội nghị kinh tế thế giới, nhưng thường có lời lẽ bàn ngang và xen kẽ.
Nga là một quốc gia thiếu pháp chế (rule of laws) và nền tảng hiến định về kinh tế thị trường, một quốc gia hậu cộng sản có quyền sở hữu tư biểu kiến của tư bản đỏ hay là núp bóng đảng cộng sản (communist nomenklatura).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.