Hôm nay,  

Mỹ: Đánh Iraq Không Vì Dầu, Nhưng Kinh Tế Mỹ Sẽ Có Lợi

13/04/200300:00:00(Xem: 4484)
Phá Xong Thế Áp Lực Dầu Của OPEC, Cứu Kỹ Nghệ Quốc Phòng Mỹ
WASHINGTON -- Tiến sĩ Ehsan Ahrari, thuộc một tổ chức phân tích chiến lược tư có trụ sở ở Virginia, cho biết chiến lợi phẩm của Mỹ trong Chiến tranh Iraq không phải là xăng dầu. Chiến lợi phẩm của Mỹ là một cái gì lớn lao, trường kỳ hơn, như trường hợp thành công và phát triển của Tây Đức và Nhựt sau Thế Chiến 2. Đó là ảnh hưởng trội yếu của Mỹ trong việc thành lập chánh quyền và hình thành bản chất của nền kinh tế cho nước Iraq theo kiểu làm ở Nhựt và Tây Đức.
THỨ NHẤT LÀ DẦU
Chiến lợi phẩm thứ nhứt là phá thế làm giá dầu của Opec. Mỹ không đến Iraq vì vấn đề dầu nhưng dầu của Iraq sẽ đem lại nhiều hậu quả tốt cho nhiều nước trên thế giới. Có nhiều vùng cung cấp dầu cho thế giới, thí dụ như Caspian Sea, North Sea, Venezuela, Mexico. Tất cả các nguồn ấy, Mỹ đều mua được dầu cả Nhưng đứng đầu danh sách cung ứng thế giới là dầu của Vùng Vịnh. Và dầu vùng Vịnh, cả thế giới đều khổ với tổ chức Opec thường bắt chẹt để làm giá. Opec lại mở rộng tổ chức qua các nước sản xuất dầu ở Phi Châu, nên các nước Tây Phương nhập dầu của Opec càng bị ảnh hưởng nặng nề của Opec.

Việc lật đổ được chế độ Saddam Hussein và ở lại đây lâu dài, Mỹ có thể gây ảnh hưởng hữu hiệu đối với các nước Á rập sản xuất dầu khác trong vùng Trung Đông. Cụ thể nhứt là Saudi Arabia và Iran, là hai nước thường giảm mức sản xuất dầu để tăng giá bán. Với sự có mặt ở Iraq, Mỹ có thể giải toả được sự bắt bí của Opec vì trữ lượng dầu của Iraq đứng hàng số 2 trong Vùng Vịnh. Các nước nhập dầu từ Vùng Vịnh sẽ được hưởng lợi chung. Aûnh hưởng của Mỹ tại Iraq sẽ làm cho nguồn dầu của Trung Đông hoà nhập êm đềm vào nguồn dầu chung của cả thế giới, nhờ phá sự kềm kẹp để làm giá của Opec.
THỨ HAI: CỨU NỀN KINH TẾ MỸ
Chiến lợi phẩm thứ hai của Mỹ từ Chiến tranh Iraq nằm ngay trong nền kinh tế của nước Mỹ. Quốc Hội Mỹ cấp cho Hành Pháp 80 tỷ để bổ xung cho chi phí chiến tranh A phú hãn và Iraq là chánh yếu.
Các công ty, kỹ nghệ Mỹ phục vụ ngành quốc phòng sẽ chia nhau những hợp đồng kếch xù của số kinh phí to lớn này. Công chi này này sẽ thúc đẩy nền sản xuất, dịch vụ, tiêu thụ nội địa, làm kinh tế sinh động lại.
Có người lo Chiến tranh Iraq có thể kéo theo sự khiếm hụt ngân sách đoán là 400 tỷ cho năm nay và năm tới. Nhưng những kinh tế gia tin vào lý thuyết Keynes, cho rằng chánh quyền Bush tin khiếm hụt ấy là "khai lỗ ống bơm" bị nghẹt, sẽ thúc đẩy nền kinh tế luân lưu phát triển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.