Hôm nay,  

Á Châu Nợ Ngập Đầu: Nhật, Tq Nguy Nhất

12/05/200200:00:00(Xem: 3862)
Manila (By Tyler Marshall & Mark Magnier, Los Angeles Times) - Ron Fullerton và vợ là Lita, nhận được tin chẳng lành qua làn sóng điện của radio vào một buổi sáng là Urban Bank, một ngân hàng tại Manila, vừa sập tiệm, mang theo giấc mơ cùng 140,000 Mỹ kim trong trương mục tiết kiệm của họ.
Nhưng sự tổn hại không chỉ cho riêng họ. Trương mục tiết kiệm là nguồn tài trợ cho công việc của Lita: một viện mồ côi với tên là Chosen Village Foundation, đã là nơi nuôi nấng và giúp đỡ của 70 trẻ em tật nguyền. Trong nhiều tháng qua, ban điều hành viện đã rất khó khăn để duy trì sự hoạt động của viện, và bắt buộc phải giới hạn số trẻ em mà họ có thể giúp.
"Thật là một cú sốc nặng" Ron nói "Số tiền trong trương mục là tương lai của các trẻ em ở đây". Hai năm sau, Ron và Lita lấy lại được một phần nhỏ của số tiền đã mất. Các viên chức chính quyền cho biết sự sụp đổ của Urban Bank là do sự gian lận trong việc kế toán, và sự cho vay ẩu tả đối với những thân chủ quen biết của ngân hàng, đã đưa đến tình trạng chồng chất của một núi nợ khổng lồ không thể đòi được.
Trên toàn cõi Á Châu, từ cực bắc của Nhật Bản cho đến cực nam của Nam Dương, nợ xấu không chỉ phản ảnh qua sự sụp đổ của các ngân hàng, hoặc những ngân hàng còn thoi thóp, mà nó còn là nguyên nhân tàn phá của hằng triệu mạng sống của những người dân vô tội, ngay đến cả sự lung lay của một chế độ chính trị và hơn ba thập niên ngăn cản sự tăng trưởng của nền kinh tế trong vùng.
Nợ xấu không phải là tin hấp dẫn, sôi động được chạy bằng những hàng tít lớn như tin động đất hoặc tai nạn phi cơ. Nhưng một khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát, như đã được chứng minh tại Á Châu, sự thiệt hại của nó còn gấp trăm lần. Hiện nay, nó đã tiêu diệt công việc làm ăn tại Nam Dương, tàn phá gia đình tại Thái Lan, và gây ra hằng trăm vụ tự tử tại Nhật Bản.
Nếu đem cộng chung tất cả, Á Châu có khoảng 2,000 tỷ Mỹ kim nợ xấu. Con số này tương đương với tổng sản lượng của California, Oregon, Washington, Nevada, Arizona, New Mexico, Utah và Idaho cộng lại.
Nợ xấu, theo định nghĩa, là những món nợ mà ngân hàng cho vay và đã bị mất một phần hoặc toàn phần vì những con nợ không thể hoàn trả, khiến cho nhiều ngân hàng phải sập tiệm và nhiều ngân hàng khác, nếu còn thoi thóp, cũng không có tiền để tăng trưởng.
Xét trên bình diện, vấn đề nợ xấu dường như giống nhau tại bất cứ quốc gia nào. Những món nợ không có hy vọng lấy lại thường được vay mượn bởi những con nợ được đánh giá sẽ không ngóc đầu lên được.
Sự cẩu thả trong việc cho vay, một là vô trách nhiệm, hai là gian manh.
Chính phủ của các quốc gia liên hệ đã quay lưng ngoảnh mặt với vấn đề này. Họ hy vọng là một ngày nào đó, một phép nhiệm màu sẽ làm tất cả biến mất.
Mặc dầu vậy, với sự khác biệt của nền kinh tế, phong tục và cơ cấu chính trị của các quốc gia, sự đau khổ của người dân sẽ ảnh hưởng đến quyết định, đường lối của các vị lãnh đạo, cùng thời gian cần thiết để tìm được giải pháp.
Trong khi các chính phủ tiếp tục tìm những giải pháp dễ dàng để đương đầu với vấn đề này, những nhà phân tích và kinh tế khẳng định là sẽ không có gì là miễn phí cả. Không chóng thì chày, sẽ có quốc gia phải chấp nhận biện pháp rất đắt đỏ là dùng tiền thuế của dân để thanh toán, hoặc dùng biện pháp cải tổ để đưa đến hằng ngàn vụ phá sản và hằng triệu người thất nghiệp.

Và bao giờ cũng vậy, kẻ gánh chịu sự thiệt hại và đau khổ nhất vẫn là giới dân nghèo.
Jean-Piere A. Verbiest, một kinh tế gia, ước lượng rằng nợ xấu sẽ làm giảm đi 2% tổng sản lượng quốc gia của các nước bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến nền kinh tế thế giới phải tuỳ thuộc vào Hoa Kỳ, quốc gia được xem như có guồng máy kinh tế chạy đều nhất trong thập niên vừa qua.
Quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nhất hiện nay là Nhật Bản, với 1,300 tỷ Mỹ kim nợ xấu, tương đương với hai phần ba nợ xấu của tất cả các quốc gia tại Á Châu cộng lại.
Điều oái oăm là quốc gia này, một thời đã từng dẫn đầu Á Châu vượt ra khỏi sự nghèo khổ với kỹ nghệ xuất cảng "nhiệm màu", thì nay lại là quốc gia đứng đầu cuối bảng.
Những nhà kinh tế tiên đoán rằng Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới, sẽ là quốc gia sau cùng thoát khỏi vòng kềm tỏa của nợ xấu. Điều này có nghĩa là Nhật Bản sẽ kẹt trong cơn suy thoái thêm chục năm nữa.
Ngay cả với sự ước lượng dè dặt nhất, nợ xấu tại Nhật Bản chiếm 8% của tổng sản lượng quốc gia, so với 3% khi Hoa Kỳ phải đương đầu với sự khủng hoảng này trong quá khứ.
Nhật Bản đã học Hoa Kỳ và Thụy Sĩ về những phương pháp chế ngự. Họ biết tất cả ngọn ngành, chi tiết. Nhưng tìm được sức mạnh chính trị để thực hành những phương pháp này hoàn toàn là chuyện khác.
"Sự trì hoãn của Nhật là gốc rễ của vấn đề này", Michiyasu Hirao, Giám đốc nghiên cứu của Mitsui Research Institute, đã nói "Sự thiệt hại càng ngày càng lớn".
Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn, không giống như những quốc gia khác tại Á Châu, thường bảo vệ những ngân hàng có liên hệ đến các chính trị gia và viên chức cao cấp trong chính quyền.
Trung Quốc, quốc gia đứng thứ nhì trên thế giới về nợ xấu, chính thức tuyên bố với 400 tỷ Mỹ kim, mặc dầu có nhiều sự ước lượng cao hơn nhiều, có những ưu điểm và khuyết điểm so với các quốc gia lân cận trong cuộc chiến với nợ xấu.
"Những viên chức lãnh đạo CS Trung Quốc không chối cãi, dấu diếm như chính phủ Nhật Bản", một Giám đốc tại Hong Kong cho biết như vậy. "Họ biết đây là vấn đề trọng đại".
Thêm vào đó, việc Trung Quốc vừa gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh, và sẽ giúp giới lãnh đạo CS Trung Quốc thêm sức mạnh để cải tổ.
Nhưng dầu vậy, tương lai Trung Quốc vẫn còn bị ngăn cản bởi một vấn đề mà các cấp lãnh đạo đi trước phải đương đầu: Chính sách hay sắc luật được ban hành bởi chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh bị các viên chức tham nhũng, lười biếng trong chính quyền địa phương xem thường hoặc không thi hành.
Nam Hàn, trong khi đó, được các nhà phân tích và kinh tế đánh giá tốt nhất trong vùng trong trận chiến với nợ xấu, với sự quyết tâm đổi mới của Tổng thống Kim Đại Trọng. Ông đã sớm hành động ép buộc nội các bán hàng tỷ Mỹ kim nợ xấu với giá rẻ mạt, thay đổi các viên chức quản trị ngân hàng, giảm số nhân viên trong kỹ nghệ này từ 144,000 xuống còn 97,000 nhân viên.
Nam Hàn đã suýt khánh tận trong năm 1997 và buộc phải uống thuốc đắng từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
Mặc dầu Nam Hàn đã bị lùi thật xa sau cơn khủng hoảng, những nhà phân tích cho biết Nam Hàn là quốc gia có hy vọng nhất tăng trưởng và thoát khỏi cơn suy thoái khi nền kinh tế phục hồi trong thời gian sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.