Hôm nay,  

Canada Lại Đau Vết Thương Cũ Vì Mccain

06/03/200000:00:00(Xem: 4844)
TORONTO (KL) - Ngày 3/3 nhà báo James Brooke tường trình: Tháng tới, vào đúng ngày 30 tháng Tư là ngày kỷ niệm 25 năm chế độ Saigon bị sụp đổ. Trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Hoa kỳ hiện nay, Thượng nghị sĩ John McCain đã mở ra cái rạn nứt được quên đi từ lâu giữa hai nhóm dân nay khoảng chừng 50 tuổi: Có trên hoặc dưới 25 ngàn người trốn quân dịch hiện đang sống tại Canada, bằng số dân gốc Canada đã tình nguyện gia nhập quân đội Hoa kỳ để chiến đấu tại Việt Nam.
Đa số dân Canada đều theo dõi tin tức trên các đài TV của Hoa kỳ. Họ nhìn thấy những cảnh người ồ ạt, chen lấn nhau để nghe Thượng nghị sĩ McCain đang đệm mạnh mẽ những nốt nhạc cho tấu khúc “Thế hệ của cuộc chiến tại Việt Nam”.
“Tôi đã ngạc nhiên với nhiều cảm súc sâu đậm lẫn lộn như giận hờn với bùi ngùi”, theo lời mô tả của Mechael J. Strada, một giáo sư của đại học West Virginia, người không sang Canada để trốn quân dịch, mà là người đang tìm hiểu lý do của đám người đã ly hương để trốn quân dịch qua chuỗi tâm tình trên E-mail.
Một số người thi hành nghĩa vụ quân dịch đã có cái cảm nghĩ về McCain như một tấm gương phản chiếu hình ảnh của họ cách đây 30 năm sau khi họ rời đất Hoa kỳ để tùng chinh. Trong số những người đi quân dịch, nay có những người đã trở thành luật gia, giám đốc đang điều hành xí nghiệp, giáo sư hay bác sĩ, họ cũng là các cựu chiến binh tăm tiếng đã tham dự trong cuộc chiến tại Việt Nam như ai.
Cuộc chiến tranh tại Việt Nam là một cuộc chiến tranh không ngõ thoát, không mang lại danh dự cho đất nước Hoa kỳ, nhưng chính nó lại mang vinh danh cho những ai đã từng phục vụ trong cuộc chiến này.
Còn số khác kém may mắn hơn, họ vẫn còn oán hờn cái gì đã đẩy họ ra đi để trốn quân dịch, họ chỉ trích ứng cử viên tổng thống McCain. Tất cả những người tự hành động theo thiển ý của mình đã tình nguyện cùng nhau ký tên để tranh đấu chung với người Hoa kỳ, những người như bị ép buộc phải nghe tiểu sử anh hùng của Thượng nghị sĩ này.
Charlie Diamond là một nhân viên xã hội, anh đã từ Connecticut đến Canada vào mùa thu năm 1968, ông nhìn thấy đường công danh chính trị của Thượng nghị sĩ McCain đang đi lên như là điềm báo một chủ nghĩa xét lại về chiến tranh Việt Nam.
Diamond là sinh viên tốt nghiệp đại học University of Hartford, ông đang hoạt động tại Canada để giúp những người vô gia cư, ông cho biết: “Thượng nghị sĩ nhà ta đang dựng ra chiến tranh, cho nên mới đem trưng chứng cớ đã từng tham dự chiến tranh tại Việt Nam vì Thượng nghị sĩ phải thi hành nghĩa vụ quân sự và bị bắt làm tù binh. Không còn gì khủng khiếp cho bằng khi một đại nhân nói rằng, Tôi đã là tù binh trong năm năm rưỡi trời, tôi đã lầm và nước chúng ta đã lầm.”
Michael Lebowitz là một người rời quê hương tại Queens (New York) để trốn quân dịch, hiện nay ông là tổng giám đốc của một công ty phát triển nhu liệu của computer tại Vancouver, Canada, ông cho biết: “John McCain đại diện cho cho đám người luống tuổi của một thế hệ dân Hoa kỳ. Ông đại diện cho đám người được ân sủng.”
Richard Malboeuf là lính tình nguyện đi chiến đấu tại Việt Nam, ông đã vượt biên giới Canada sang Hoa kỳ để gia nhập Không đoàn 101 Kỵ binh Hoa kỳ. Ngày nay ông nhìn thấy sự đang lên của McCain như là minh chứng anh hùng cho những cựu chiến binh.
“Tôi muốn nhà thượng nghị sĩ đắc cử. Thượng nghị sĩ đem lại lòng tin và sự kính trọng cho các cựu chiến binh”, theo lời của ông Malboeuf, một người bán hàng hăng say hoạt động cho cựu chiến binh gốc Canada từng tham dự chiến tranh Việt Nam.
Tại vùng Bắc Mỹ văn minh này, chuyện thường ít được ai để ý tới là chuyện dân từ phía Nam đi lên phía Bắc. Những người Hoa kỳ thường thấy dân chúng dọc biên giới phía Nam của Canada di một cách đều đặn vào Hoa kỳ như để được bớt thuế, sống trong khí hậu ấm hơn và có thể kiếm được đồng lương khá hơn.
Các cuộc xáo trộn chính trị tại Hoa kỳ đã làm dân di cư sang Canada là những loại dân như dân trung thành với Anh quốc sau chiến tranh cách mạng của Hoa kỳ, dân Mỹ gốc Phi châu chạy trốn trước cuộc nội chiến tại Hoa kỳ, những nông dân ùa sang chiếm đất vùng phía Tây của Canada và năm 1960 có khoảng 50 ngàn người thanh niên Hoa kỳ đào thoát sang Canada để trốn quân dịch.
Chính quyền Canada đã cấm các chức quyền không được quyền hỏi các dân Hoa kỳ thuộc phái nam về tình trạng quân dịch để nhận các công dân Hoa kỳ trốn quân dịch. Năm 1969, sau cuộc tranh cãi sôi nổi, Thủ tướng Canada Pierre Trudeau đã cho lệnh tiếp nhận các quân nhân Hoa kỳ đào ngũ. Hiện nay có 1000 lính Hoa kỳ đào ngũ nhận đất Canada làm nơi tỵ nạn.
Tháng giêng năm 1977, hành động đầu tiên của Tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter là tuyên bố ân xá cho những kẻ trốn đi lính và đào ngũ. Khoảng một nửa số dân Hoa kỳ trốn lính và đào ngũ đã quay trở về Hoa kỳ.

Còn những công dân Canada tình nguyện đi lính Hoa kỳ, khi trở về họ bị một số người coi như những tên đi đánh giặc mướn, theo như cuốn “I volunteered: Canadian Vietnam Vets Remember” do nữ văn sĩ Tracey Arial viết và được nhà xuất bản Watson & Dwyer cho ra năm 1997. Theo như cuốn sách mô tả hình bóng kém sáng sủa về những loại lính tình nguyện này, nữ sĩ đã viết: “Vào ngày kỷ niệm Mỹ Lai, những người lính tình nguyện này được nhắc tới. Những người trốn quân dịch được đem ra để ca ngợi hết mình.”
Các cuộc phá phách đã xẩy ra tại hai nghĩa trang dành riêng cho 110 công dân Canada bị tử thương trong khi chiến đấu tại Việt Nam. Vào cuối năm 1990, nhà cầm quyền Canada cho biết chiến tranh Việt Nam không phải là cuộc chiến tranh của Canada và đã khước từ dành đất tại Ottawa để làm đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong.
Nay nhờ sư hưng khởi chính trị của McCain, các lính tình nguyện đang bắt đầu nhô ra hình bóng của họ trong cuộc chiến đấu tại Việt Nam.
“Tôi cho rằng McCain sẽ là vị tổng thống tốt; nếu tôi ở đất Hoa kỳ, ông sẽ nhận phiếu bầu của tôi”, lời của Lee Hitchins, cựu thủy binh Hoa kỳ, hiện là chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Vietnam Canadian tại Ottawa.
Trong khi các cựu chiến binh gốc Canada đồng thanh cho rằng họ sẽ được minh chứng khi thế của McCain đi lên, những đám trốn quân dịch sẽ bị chia rẽ.
Diamond, nhân viên xã hội, hay Morgan, ca sĩ nhà nghề là những người trốn quân dịch, vẫn còn thù hận người cựu chiến binh Việt Nam không biết hối lỗi và có tham vọng làm tổng thống.
“McCain giống như chiếc bao che tay khi Hoa kỳ còn muốn đi xa hơn nữa. Hoa kỳ là một đế quốc. Hoa kỳ thích những anh hùng chiến tranh như John F. Kennedy, Dwight Eisenhower”, lời của Davis, một cựu sinh viên cấp tiến của đại học California nằm trong đám sinh viên Xã hội Dân chủ.
Cuối năm 1960, có 31 tổ chức của Canada đã công tác giúp các công dân Hoa kỳ trốn quân dịch để thích hợp vào đời sống tại Canada. Ngày nay các tổ chức này không còn nữa, vì phần lớn các các thành phần trung lưu trốn quân dịch này đã tốt nghiệp đại học và rất thành công. Có người nay là giáo sư đại học, nhà tư vấn kinh doanh tại thành phố Toronto, nhà chuyên gia tâm trí tại thành phố Montreal, phi công cho hãng hàng không tại Vancouver và thành viên của Hội đồng Tuyên thệ Quốc gia tại thủ đô Ottawa.
“Tôi là một kẻ bị đi đầy, tôi không còn nhớ tại sao nữa”, lời của Lebowitz, tổng giám đốc của một công ty phát triển nhu liệu cho computer.
Nhìn lại 35 năm về trước khi tôi mới 18 tuổi lớn lên tại Queens, Lebowitz và McCain mỗi người có con đường khác nhau để chọn lựa tùy thuộc vào thế của mỗi gia đình mà họ đã nhờ vào.
Lebwitz cho biết: “Thượng nghị sĩ thuộc vào đời thứ ba tốt nghiệp trường sĩ quan Hải quân Annapolis. Còn tôi lớn lên trong một gia đình Hoa kỳ theo tả phái tại Flushing, tôi được dạy dỗ để ghét McCarthy, người đã giết nhà khoa học nguyên tử Roenbergs.” Hai vợ chồng Julius và Ethel Rosenburgs đã bị hành quyết năm 1953 về tội chuyển bí mật nguyên tử của Hoa kỳ cho Nga sô.
Dave Lutz cũng nằm trong một tình cảnh tương tự. Lutz đã bỏ dạy học tại Brooklyn vào mùa hè năm 1969 để trốn quân dịch để tới tỉnh bang New Brunswick của Canada. Tại đây có lần Lutz để tóc dài và tự xưng là chủ tịch của hội về luật cho tỉnh này.
Trong cuộc điện đàm vào lúc đi trượt tuyết cuối tuần tại Maine, Lutz cho biết: “Lịch sử trớ trêu, tôi tới đây và đã không đi sang Việt Nam”. Phần đông những người trốn quân dịch và ở lại Canada, họ đều giữ song tịch và thường về thăm nơi chôn nhau và cắt rốn của mình.
“Tôi không thấy đó như là một con người theo chủ nghĩa xét lại. Chẳng qua quốc gia đang khao khát tìm một con người anh hùng, chẳng may trúng vào ông ta [McCain], một con người có đầy đủ uy tín trước quần chúng”, lời nói của Lutz để đối đáp với những cử tri Hoa kỳ bỏ phiếu cho McCain dựa vào lý lịch của nhà thượng nghị sĩ này.
Giáo sư Strada, người dạy chính trị học tại đại học West Virginia University cho rằng nhiều vị song tịch Canadian-American từng trốn quân dịch hiện nay coi các cựu chiến binh như là các nạn nhân của thời cuộc trong chiến tranh Việt Nam.
“Những cựu chiến binh và những kẻ trốn quân dịch mỗi người có một triết thuyết riêng. Nhưng ngày hôm nay, riêng tôi nhận thấy các người trốn quân dịch đã thông cảm cái nỗi đau đớn mà những cựu chiến binh đã phải trải qua”, lời của nhà giáo sư này, người đã phỏng vấn 75 công dân Hoa kỳ đã trốn quân dịch trong việc nghiên cứu động cơ thúc đẩy họ từ chối nghĩa vụ quân sự của Hoa kỳ.
Việt Nam là một thuộc địa của Pháp ngày xưa. Gần nửa dân số trên đất Canada là dân gốc Pháp, có lẽ vì thế cái nhìn của người dân Canada khác cái nhìn của người dân Hoa kỳ. Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ" Hay là người lính Canada chỉ thích đóng vai trò lính giữ hoà bình trang bị vũ khí đầy mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.