Hôm nay,  

Canada Lại Đau Vết Thương Cũ Vì Mccain

06/03/200000:00:00(Xem: 4838)
TORONTO (KL) - Ngày 3/3 nhà báo James Brooke tường trình: Tháng tới, vào đúng ngày 30 tháng Tư là ngày kỷ niệm 25 năm chế độ Saigon bị sụp đổ. Trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Hoa kỳ hiện nay, Thượng nghị sĩ John McCain đã mở ra cái rạn nứt được quên đi từ lâu giữa hai nhóm dân nay khoảng chừng 50 tuổi: Có trên hoặc dưới 25 ngàn người trốn quân dịch hiện đang sống tại Canada, bằng số dân gốc Canada đã tình nguyện gia nhập quân đội Hoa kỳ để chiến đấu tại Việt Nam.
Đa số dân Canada đều theo dõi tin tức trên các đài TV của Hoa kỳ. Họ nhìn thấy những cảnh người ồ ạt, chen lấn nhau để nghe Thượng nghị sĩ McCain đang đệm mạnh mẽ những nốt nhạc cho tấu khúc “Thế hệ của cuộc chiến tại Việt Nam”.
“Tôi đã ngạc nhiên với nhiều cảm súc sâu đậm lẫn lộn như giận hờn với bùi ngùi”, theo lời mô tả của Mechael J. Strada, một giáo sư của đại học West Virginia, người không sang Canada để trốn quân dịch, mà là người đang tìm hiểu lý do của đám người đã ly hương để trốn quân dịch qua chuỗi tâm tình trên E-mail.
Một số người thi hành nghĩa vụ quân dịch đã có cái cảm nghĩ về McCain như một tấm gương phản chiếu hình ảnh của họ cách đây 30 năm sau khi họ rời đất Hoa kỳ để tùng chinh. Trong số những người đi quân dịch, nay có những người đã trở thành luật gia, giám đốc đang điều hành xí nghiệp, giáo sư hay bác sĩ, họ cũng là các cựu chiến binh tăm tiếng đã tham dự trong cuộc chiến tại Việt Nam như ai.
Cuộc chiến tranh tại Việt Nam là một cuộc chiến tranh không ngõ thoát, không mang lại danh dự cho đất nước Hoa kỳ, nhưng chính nó lại mang vinh danh cho những ai đã từng phục vụ trong cuộc chiến này.
Còn số khác kém may mắn hơn, họ vẫn còn oán hờn cái gì đã đẩy họ ra đi để trốn quân dịch, họ chỉ trích ứng cử viên tổng thống McCain. Tất cả những người tự hành động theo thiển ý của mình đã tình nguyện cùng nhau ký tên để tranh đấu chung với người Hoa kỳ, những người như bị ép buộc phải nghe tiểu sử anh hùng của Thượng nghị sĩ này.
Charlie Diamond là một nhân viên xã hội, anh đã từ Connecticut đến Canada vào mùa thu năm 1968, ông nhìn thấy đường công danh chính trị của Thượng nghị sĩ McCain đang đi lên như là điềm báo một chủ nghĩa xét lại về chiến tranh Việt Nam.
Diamond là sinh viên tốt nghiệp đại học University of Hartford, ông đang hoạt động tại Canada để giúp những người vô gia cư, ông cho biết: “Thượng nghị sĩ nhà ta đang dựng ra chiến tranh, cho nên mới đem trưng chứng cớ đã từng tham dự chiến tranh tại Việt Nam vì Thượng nghị sĩ phải thi hành nghĩa vụ quân sự và bị bắt làm tù binh. Không còn gì khủng khiếp cho bằng khi một đại nhân nói rằng, Tôi đã là tù binh trong năm năm rưỡi trời, tôi đã lầm và nước chúng ta đã lầm.”
Michael Lebowitz là một người rời quê hương tại Queens (New York) để trốn quân dịch, hiện nay ông là tổng giám đốc của một công ty phát triển nhu liệu của computer tại Vancouver, Canada, ông cho biết: “John McCain đại diện cho cho đám người luống tuổi của một thế hệ dân Hoa kỳ. Ông đại diện cho đám người được ân sủng.”
Richard Malboeuf là lính tình nguyện đi chiến đấu tại Việt Nam, ông đã vượt biên giới Canada sang Hoa kỳ để gia nhập Không đoàn 101 Kỵ binh Hoa kỳ. Ngày nay ông nhìn thấy sự đang lên của McCain như là minh chứng anh hùng cho những cựu chiến binh.
“Tôi muốn nhà thượng nghị sĩ đắc cử. Thượng nghị sĩ đem lại lòng tin và sự kính trọng cho các cựu chiến binh”, theo lời của ông Malboeuf, một người bán hàng hăng say hoạt động cho cựu chiến binh gốc Canada từng tham dự chiến tranh Việt Nam.
Tại vùng Bắc Mỹ văn minh này, chuyện thường ít được ai để ý tới là chuyện dân từ phía Nam đi lên phía Bắc. Những người Hoa kỳ thường thấy dân chúng dọc biên giới phía Nam của Canada di một cách đều đặn vào Hoa kỳ như để được bớt thuế, sống trong khí hậu ấm hơn và có thể kiếm được đồng lương khá hơn.
Các cuộc xáo trộn chính trị tại Hoa kỳ đã làm dân di cư sang Canada là những loại dân như dân trung thành với Anh quốc sau chiến tranh cách mạng của Hoa kỳ, dân Mỹ gốc Phi châu chạy trốn trước cuộc nội chiến tại Hoa kỳ, những nông dân ùa sang chiếm đất vùng phía Tây của Canada và năm 1960 có khoảng 50 ngàn người thanh niên Hoa kỳ đào thoát sang Canada để trốn quân dịch.
Chính quyền Canada đã cấm các chức quyền không được quyền hỏi các dân Hoa kỳ thuộc phái nam về tình trạng quân dịch để nhận các công dân Hoa kỳ trốn quân dịch. Năm 1969, sau cuộc tranh cãi sôi nổi, Thủ tướng Canada Pierre Trudeau đã cho lệnh tiếp nhận các quân nhân Hoa kỳ đào ngũ. Hiện nay có 1000 lính Hoa kỳ đào ngũ nhận đất Canada làm nơi tỵ nạn.
Tháng giêng năm 1977, hành động đầu tiên của Tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter là tuyên bố ân xá cho những kẻ trốn đi lính và đào ngũ. Khoảng một nửa số dân Hoa kỳ trốn lính và đào ngũ đã quay trở về Hoa kỳ.

Còn những công dân Canada tình nguyện đi lính Hoa kỳ, khi trở về họ bị một số người coi như những tên đi đánh giặc mướn, theo như cuốn “I volunteered: Canadian Vietnam Vets Remember” do nữ văn sĩ Tracey Arial viết và được nhà xuất bản Watson & Dwyer cho ra năm 1997. Theo như cuốn sách mô tả hình bóng kém sáng sủa về những loại lính tình nguyện này, nữ sĩ đã viết: “Vào ngày kỷ niệm Mỹ Lai, những người lính tình nguyện này được nhắc tới. Những người trốn quân dịch được đem ra để ca ngợi hết mình.”
Các cuộc phá phách đã xẩy ra tại hai nghĩa trang dành riêng cho 110 công dân Canada bị tử thương trong khi chiến đấu tại Việt Nam. Vào cuối năm 1990, nhà cầm quyền Canada cho biết chiến tranh Việt Nam không phải là cuộc chiến tranh của Canada và đã khước từ dành đất tại Ottawa để làm đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong.
Nay nhờ sư hưng khởi chính trị của McCain, các lính tình nguyện đang bắt đầu nhô ra hình bóng của họ trong cuộc chiến đấu tại Việt Nam.
“Tôi cho rằng McCain sẽ là vị tổng thống tốt; nếu tôi ở đất Hoa kỳ, ông sẽ nhận phiếu bầu của tôi”, lời của Lee Hitchins, cựu thủy binh Hoa kỳ, hiện là chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Vietnam Canadian tại Ottawa.
Trong khi các cựu chiến binh gốc Canada đồng thanh cho rằng họ sẽ được minh chứng khi thế của McCain đi lên, những đám trốn quân dịch sẽ bị chia rẽ.
Diamond, nhân viên xã hội, hay Morgan, ca sĩ nhà nghề là những người trốn quân dịch, vẫn còn thù hận người cựu chiến binh Việt Nam không biết hối lỗi và có tham vọng làm tổng thống.
“McCain giống như chiếc bao che tay khi Hoa kỳ còn muốn đi xa hơn nữa. Hoa kỳ là một đế quốc. Hoa kỳ thích những anh hùng chiến tranh như John F. Kennedy, Dwight Eisenhower”, lời của Davis, một cựu sinh viên cấp tiến của đại học California nằm trong đám sinh viên Xã hội Dân chủ.
Cuối năm 1960, có 31 tổ chức của Canada đã công tác giúp các công dân Hoa kỳ trốn quân dịch để thích hợp vào đời sống tại Canada. Ngày nay các tổ chức này không còn nữa, vì phần lớn các các thành phần trung lưu trốn quân dịch này đã tốt nghiệp đại học và rất thành công. Có người nay là giáo sư đại học, nhà tư vấn kinh doanh tại thành phố Toronto, nhà chuyên gia tâm trí tại thành phố Montreal, phi công cho hãng hàng không tại Vancouver và thành viên của Hội đồng Tuyên thệ Quốc gia tại thủ đô Ottawa.
“Tôi là một kẻ bị đi đầy, tôi không còn nhớ tại sao nữa”, lời của Lebowitz, tổng giám đốc của một công ty phát triển nhu liệu cho computer.
Nhìn lại 35 năm về trước khi tôi mới 18 tuổi lớn lên tại Queens, Lebowitz và McCain mỗi người có con đường khác nhau để chọn lựa tùy thuộc vào thế của mỗi gia đình mà họ đã nhờ vào.
Lebwitz cho biết: “Thượng nghị sĩ thuộc vào đời thứ ba tốt nghiệp trường sĩ quan Hải quân Annapolis. Còn tôi lớn lên trong một gia đình Hoa kỳ theo tả phái tại Flushing, tôi được dạy dỗ để ghét McCarthy, người đã giết nhà khoa học nguyên tử Roenbergs.” Hai vợ chồng Julius và Ethel Rosenburgs đã bị hành quyết năm 1953 về tội chuyển bí mật nguyên tử của Hoa kỳ cho Nga sô.
Dave Lutz cũng nằm trong một tình cảnh tương tự. Lutz đã bỏ dạy học tại Brooklyn vào mùa hè năm 1969 để trốn quân dịch để tới tỉnh bang New Brunswick của Canada. Tại đây có lần Lutz để tóc dài và tự xưng là chủ tịch của hội về luật cho tỉnh này.
Trong cuộc điện đàm vào lúc đi trượt tuyết cuối tuần tại Maine, Lutz cho biết: “Lịch sử trớ trêu, tôi tới đây và đã không đi sang Việt Nam”. Phần đông những người trốn quân dịch và ở lại Canada, họ đều giữ song tịch và thường về thăm nơi chôn nhau và cắt rốn của mình.
“Tôi không thấy đó như là một con người theo chủ nghĩa xét lại. Chẳng qua quốc gia đang khao khát tìm một con người anh hùng, chẳng may trúng vào ông ta [McCain], một con người có đầy đủ uy tín trước quần chúng”, lời nói của Lutz để đối đáp với những cử tri Hoa kỳ bỏ phiếu cho McCain dựa vào lý lịch của nhà thượng nghị sĩ này.
Giáo sư Strada, người dạy chính trị học tại đại học West Virginia University cho rằng nhiều vị song tịch Canadian-American từng trốn quân dịch hiện nay coi các cựu chiến binh như là các nạn nhân của thời cuộc trong chiến tranh Việt Nam.
“Những cựu chiến binh và những kẻ trốn quân dịch mỗi người có một triết thuyết riêng. Nhưng ngày hôm nay, riêng tôi nhận thấy các người trốn quân dịch đã thông cảm cái nỗi đau đớn mà những cựu chiến binh đã phải trải qua”, lời của nhà giáo sư này, người đã phỏng vấn 75 công dân Hoa kỳ đã trốn quân dịch trong việc nghiên cứu động cơ thúc đẩy họ từ chối nghĩa vụ quân sự của Hoa kỳ.
Việt Nam là một thuộc địa của Pháp ngày xưa. Gần nửa dân số trên đất Canada là dân gốc Pháp, có lẽ vì thế cái nhìn của người dân Canada khác cái nhìn của người dân Hoa kỳ. Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ" Hay là người lính Canada chỉ thích đóng vai trò lính giữ hoà bình trang bị vũ khí đầy mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.