Hôm nay,  

Kinh Tế Mỹ Sẽ Suy Thoái Nửa Đầu Năm 2001

09/01/200100:00:00(Xem: 5134)
NEW YORK (Reuters, WSJ) - Kinh tế Mỹ có lẽ sẽ rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2001, làm đứt quãng thời gian tăng trưởng dài nhất trong lịch sử, theo bản tường trình soạn bởi kinh tế gia chính của Morgan Stanley Dean Witter hôm Thứ Hai.

Stephen Roach nói là tổng sản lượng Hoa Kỳ, số đo chính của nền kinh tế, nhiều phần sẽ bị co bớt 1.25% trong nửa đầu năm 2001. Công ty của ông hiện đoán là mức tăng tổng sản lượng GDP cả năm của Mỹ sẽ là 1.1%, giảm thê thảm so với bản tiên đoán trước đây là 2.5% mức tăng toàn năm.

Roach dẫn ra việc niềm tin khách tiêu thụ giảm, mức thất nghiệp tăng, yếu kém trong khu vực sản xuất và việc tụt dốc mới đây của địa ốc như là nhiều phần sẽ gây ra sự co cụm lần đầu tiên của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hơn 1 thập niên. Tình hình đặc biệt là nguy ngập tại California, nơi đang gặp khủng hoảng năng lượng.

Thí dụ: Công ty L.A. Dye & Print Works Inc. đang dùng khí đốt để chạy các máy pha màu và nhuộm vải, hồi tháng 1 năm ngoái phải trả tiền gas là 132,000 đô la, và tới tháng 12 sẽ thấy hóa đơn này tăng tới 600,000 đô. Thế nên hãng đã phải đóng cửa một xưởng và cho nghỉ 40 thợ; nhưng việc làm của 660 thợ còn lại cũng còn nguy hiểm vì hãng có cơ sập tiệm sớm nếu giá điện gas tại California cứ tăng.

Scott Edwards, chủ tịch hiệp hội các xưởng nhuộm vải Association of Textile Dyers, Printer and Finishers of Southern California, nói là giá điện/gas “đang buộc nhiều công ty trong nghề chúng tôi trên đà dẹp tiệm.” Kỹ nghệ này chỉ có mức lời 10-15%, sẽ không chịu nổi giá hơi đốt tăng gấp 5 lần như vừa qua.

Bản tường trình “California Unplugged - A Drag on Global Growth"” của Morgan Stanley Dean Witter cảnh cáo là khủng hoảng năng lượng Cali đe dọa đẩy cao giá thành và làm cho hàng xuất cảng Hoa Kỳ từ tiểu bang, hiện tới 102.9 tỉ đô năm 1999, không cạnh tranh nổi với thế giới - và tình hình này sẽ lan rộng hơn, gây tổn thương cho toàn bộ kinh tế Mỹ.

California không chỉ là tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ về dân số và kinh tế, mà còn là đầu đàn của Nền Kinh Tế Mới (chuyên về điện toán, Internet). Mức tăng việc tại Cali gấp hai lần mức tăng việc toàn quốc; trong 2.1 triệu việc làm tạo ra tại Mỹ trong 11 tháng đầu năm ngoái, thì 1/5 việc mới đó ở tại Cali. Tiểu bang sản xuất hơn 1.2 ngàn tỉ đô năm 1999, trở thành nền kinh tế đứng thứ 6 toàn cầu, nhỏ hơn kinh tế Anh một chút và lớn hơn kinh tế Ý một chút. Sản lượng kinh tế Cali chiếm 12% tổng sản lượng Mỹ. Trong khi tiểu bang có kinh tế lớn thứ nhì Hoa Kỳ chỉ chiếm 8% GDP.

Giá năng lượng tăng còn gây hại cho nông nghiệp Cali. “Chúng tôi không thể chuyển giá thành tăng lên vai người tiêu thụ” như nhiều kỹ nghệ khác, theo lời Heather Flower, phát ngôn nhân Western Growers Association, một hội gồm 3,500 trại chủ ở Cali và Arizona. Nhiều trại đã giảm số trồng cải broccoli, lettuce và dâu đỏ, bên cạnh các rau khác, vì bất định về giá thành.

Hai hãng điện lớn nhất Cali - Pacific Gas & Electric Co. và Southern California Edison Co. - tuần trước mới được tạm cho tăng giá điện/gas từ 9% cho hộ dân tới 15% cho hãng lớn. Vài kinh tế gia nói là nếu tăng mức này vĩnh viễn, thì mức thu nhập mỗi đầu dân sẽ bị cắt nhiều, và thế thì sẽ dân sẽ bớt tiêu xài.

Nhưng nhiều kinh tế gia vẫn tin vào khả năng của Cali. Hiển nhiên là sẽ đau đớn, nhưng Cali vẫn có thể ngăn chận mức co cụm kinh tế. Kinh tế Cali thì đa dạng hơn một thập niên trước, khi cắt giảm quốc phòng và thị trường địa ốc xây quá nhiều bị suy sụp. Lúc đó việc làm trong ngan2h không gian co cụm 70%, và tỉ lệ văn phòng trống tại nhiều thị trường chính tăng vọt. Nhưng rồi Cali hồi phục rất là mau.

Tính trên toàn cầu, tổng sản lượng các nền kinh tế lớn nhất, tính theo đơn vị ngàn tỉ đô la:
- Mỹ, 8.4 ngàn tỉ đô
- Nhật, 4.1
- Đức, 2.1
- Pháp, 1.4
- Anh, 1.3
- California, 1.2
- Ý, 1.1
- Trung Quốc, 1.0 ngàn tỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.