Hôm nay,  

Lo Cứu Tàu Ngầm Nga, Càng Lúc Càng Tuyệt Vọng

19/08/200000:00:00(Xem: 4835)
TRONDHEIM, Na Uy (Tổng Hợp) - Hải quân Đại Tá Babenko, phát ngôn viên hải quân Nga, cho biết khu vực chung quanh nắp thoát hiểm của tàu ngầm Kursk, mắc cạn dưới đáy biển Bắc Hải từ hôm chủ nhật tuần qua, bị hư hại nặng, nên phòng lặn cứu hộ không thể tiếp cận. Ông cho biết chuyến lặn thứ tư đã bị sức mạnh của thủy triều và tầm nhìn hạn chế đẩy lui, phòng lặn đành phải trồi lên mặt nước sau những cố gắng không kết quả.

Tại thị xã Murmansk, nơi đặt bản doanh Bộ Chỉ Huy Hạm Đội Bắc Hải, Phó Thủ Tướng Klebanov, cho biết phần lớn thủy thủ đoàn ở phía bị hư hại do một tai nạn nhanh như tia chớp, gây ra lỗ thủng lớn bên hông của tàu ngầm. Ông cũng xác nhận là không còn dấu hiệu của sự sống từ con tàu bị nạn. Phó Thủ Tướng Klebanov nói “Có bằng chứng là tàu ngầm Kursk đã đụng phải một vật không rõ rất lớn và rất nặng ở độ sâu 66 feet, trước khi chìm.” Các viên chức Nga đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân tai nạn : một là nổ từ con tàu, và hai là đụng thủy lôi còn lại từ Đệ Nhị Thế Chiến.

Tin tình báo Mỹ hôm Thứ Năm cho rằng tàu ngầm này đã bị chính thủy lôi hay phi đạn trên tàu phát nổ, và thủy thủ đoàn nhiều phần đã chết sạch. Tin hôm Thứ Sáu của CP - Một đoàn cấp cứu của Anh quốc với tiểu tiềm đĩnh tối tân đã lên đường ngày thứ năm cho cuộc hành trình vô vọng để cứu 118 thủy thủ dang bị kẹt trong tầu ngầm nguyên tử của Nga sô, trong khi đó các thợ lặn của Na Uy cũng lên đường đã bị trì hoãn.

Chiếc tiểu tiềm đĩnh này sẽ tới nơi vào chiều thứ bẩy và khởi sự lặn chuyến đầu tiên vào chiều tối, có nghĩa là tới nơi cách một tuần sau khi chiếc tầu ngầm của Nga sô bị chìm sâu trên 100m nằm dưới lòng biển Barents.

Trong khi, chiếc tầu thứ hai chở thợ lặn biển của Na Uy lại tới trễ và sẽ tới nơi vào sáng chủ nhật sau khi các giới chức Na Uy lần mò để làm cho cuộc hành trình được nhanh hơn.
“Trễ 24 tiếng đồng hồ xem như không tốt đối với tình trạng như thế này,” theo như lời của phát ngôn viên Karsten Klepsvik của bộ ngoại giao Na Uy.

Hải quân Nga sô, tiền hậu bất nhất, nay cho biết, họ không có ý kiến gì về tình trạng nằm trong chiếc tầu ngầm Kursk, kể cả ai còn sống sót trong tầu họ cũng không biết . Người sĩ quan Anh cho là vẫn còn hy vọng.

“Quí vị không có thể nói nó quá trễ. Không một ai có thể nói là họ đã hết dưỡng khí,” theo lời của vị tư lệnh của Hải quân Hoàng gia đã nói tại hải cảng Trondheim, cách xa nơi cấp cứu 450km về hướng bắc của thủ đô Oslo, Na Uy.

Chiếc tiểu tiềm đĩnh LR5 mầu trắng được chở bằng máy bay tới hải cảng này ngày thứ tư và cho chiếc tiểu tiềm đĩnh xuống chiếc tầu hàng mầu đỏ của Na Uy để lên đường cấp cứu vào sáng thứ năm.

Tầu hàng Normand Pioneer sẽ vượt chặng đường biển dài 1480km trong 52 tiếng đồng hồ để tới chỗ vào ngày thứ bẩy.

Chiếc tiểu tiềm đĩnh có hai hoa tiêu và một thủy thủ điều khiển, nằm trong phòng cấp cứu có thể chưa nổi 15 người, chiếc tiểu tiền đĩnh sẽ lặn xuống và đem theo một toán chuyên viên và ba nhân viên y khoa để xem tình trạng của thủy thủ đoàn trước khi cho di tản, theo như giới chức của bộ quốc phòng Anh quốc cho biết.

Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Alan Hoskins cho biết trước, chiếc tiểu tiềm đĩnh LR5 cũng được dự trù đẩ mang theo dưỡng khí, thực phẩm và bình điện trong chuyến đầu tiên được lặn xuống.
Chiếc tầu Seaway Eagle của Na Uy đang hướng mũi chạy về phía bắc với 12 thợ lặn biển trên tầu, tầu bị trễ vì cần phải được tiếp liệu và lấy các thiết bị an toàn. Công ty Stolt Offshore AS là sỡ hữu chủ của tầu đã lo ngại tầu này không có thể hoàn tất cuộc hành trình để vượt gần 1285km tới được hiện trường vào sớm ngày thư hai, tính theo giờ Moscow.

Song vào chiều ngày thứ năm, bộ chỉ huy phòng vệ phía bắc của Na Uy đã điều phối cuộc cấp cứu cho biết, bộ chỉ huy đã can thiệp hợp pháp để chở các thiết bị an toàn bằng máy bay tới cảng Trom soe của Na Uy, nơi có thể cho xuống hàng vào tầu đi cấp cứu.

“Thời gian ước tính sớm hơn là tùy thuộc thiết bị chuyên chở bằng đường bộ cho xuống tầu,” theo như lời của Đại tá John Espen Lien, một phát ngôn viên của bộ chỉ huy vùng bắc, đã cho biết.

Đại tá Lien đã khước từ để cho biết rõ thời gian sau một ngày mà chính quyền bắt buộc phải cho rời thời gian khởi hành uớc định trong khoảng từ thứ sáu tới thứ bẩy.

“Chúng tôi không muốn đưa ra bất cứ giờ ước đoán nào hơn là những giờ chóng vánh trong sáng chủ nhật. Bất cứ cái sớm nào hơn cũng đều có lợi,” theo như đại tá cho biết.

Các giới chức của Na Uy cũng như Anh quốc hiện nay bác bỏ những lời bàn chiếc tiểu tiềm đĩnh được chở bằng máy bay tới thẳng Na Uy, thay vì tới căn cứ quân sự của Nga sô cho gần địa điểm cấp cứu nhiều hơn, bởi vì Nga sô không có ý muốn để cho nước Tây phương giúp đỡ.
Stanesby đã cho biết, vấn đề xuống thiết bị tại cảng Trondheim là sự nhanh nhất được chọn bởi vì tầu nằm kế bên và có đủ các phương tiện cần thiết. Ông cho rằng các tầu cấp cứu sẽ tới nhanh hơn , nếu Nga sô lên tiếng yêu cầu được giúp đỡ từ sớm.

Stanesby cho biết nếu các máy móc cấp cứu được chở thẳng tới các căn cứ của Nga sô gần hiện trường, các máy móc cũng phải nắm đó chờ hai ngày để cho chiếc tầu mẹ của Na Uy tới nơi.

Chiếc tầu Na Uy được chọn bởi vì tầu này có khả năng chịu sóng to và gió lớn ngoài biển khơi, hơn hữa thủy thủ của tầu này được huấn luyện về các công tác cứu cấp như thế.

Tầu ngầm Kursk đang nằm trong ngoài khơi quốc tế thuộc lãnh hải tây bắc của Nga sô và cách đất liền của Na Uy khoảng 300km.

Lúc đầu Nga đã từ chối sự giúp đỡ của nước ngoài vì thời tiết tốt, những ngày sau đó đã bị bối rối vì nang cấp cứu không thể hạ xuống đúng cửa hầm của tầu ngầm và Nga đã quay sang cầu cứu Na Uy và Anh quốc, cả hai đều là thành viên của tổ chức NATO.

Người cầm đầu công tác cấp cứu của Anh quốc đã cho biết tiềm đĩnh LR5 khác hẳn các tầu thoát nguy của Nga sô bởi vì tầu này có thể tự lái và di chuyển chính xác tới từng centimét.
Ngày thứ năm bộ quốc phòng của Anh quốc đã cho biết chiếc tiểu tiềm đĩnh này được thiết kế hợp để dùng cứu cấp các tầu ngầm của NATO, nó không có thể móc sát vào miệng hầm thoát nguy của tầu ngầm Nga sô.

Hoskin đã cho biết, chiếc tiểu tiềm đĩnh này chưa từng bao giờ được dùng vào một công tác sống động nào cả. Cả thế giới đều xúc động về số phận 116 hay 118 thủy thủ Nga nằm trong chiếc tầu ngầm bị kẹt trong lòng biển lạnh nơi bắc cực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.