Hôm nay,  

Canada, Nga Hứa Kết Thân Mậu Dịch, Hàng Không

20/12/200000:00:00(Xem: 4519)
OTTAWA (KL) – Tin của AP và CP được tổng hợp, nhưng theo lối nhìn của CP nhiều hơn - Tổng thống Vladimir Putin của Nga đã kiếm được hầu hết những gì tổng thống này muốn theo như Canada thỏa thuận để có sự hợp tác chặt chẽ hơn và hỗ trợ trong việc Nga xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), nhưng tổng thống này không có thể thuyết phục Thủ tướng Jean Chretien để bác bỏ kế hoạch hỏa tiễn bảo vệ của Hoa kỳ.

Canada và Nga có chung nhau một biên giới tại Bắc cực, cả hai là quốc gia có lãnh thổ cực bắc thiệt rộng lớn và có các kỹ nghệ khoáng sản lớn. Đã làm thân với nhau, Vladimir Putin nghĩ rằng cả hai có thể thân hơn nữa để nước này giúp nước kia và ngăn cản việc Hoa kỳ hiện đang khống chế thế giới.

Nói trước một cuộc họp báo chí trong ngày viếng thăm thứ hai Chretien và Putin đã đồng ý cùng nhau xướng lên, hiệp ước chống phi đạn năm 1972 là một nền tảng cho sự ổn định toàn cầu và cấm phát triển vũ khí hạch nhân, hiệp ước này phải được bảo vệ và củng cố.

Được hỏi về trường hợp nào Canada kết hợp với Nga để chống lại kế hoạch hỏa tiễn bảo vệ của Hoa kỳ, Chretien đã cho biết, chuyện này hãy còn quá sớm để nói ra.

Canada đang nằm trong một tư thế phức tạp, theo như lời của Chretien, Hoa kỳ thì nằm ở phía nam, Nga thì nằm tại phía cực bắc.Có những vấn đề như hệ thống hỏa tiễn bảo vệ có hoạt động được không và nội các của nhà tân tổng thống Bush sẽ cho thực sự tiến hành chương trình này như thế nào, phải có câu trả lời mới có thể có quyết định dứt khoát được, theo lời của Chretien đã nói ra.

“Chúng tôi không muốn có bất cứ cái gì xẩy ra làm tình thế mất ổn định theo như chúng tôi đang sống hiện nay. Đó là vấn đề chờ và coi xem,” như Chretien đã tuyên bố.

Putin đưa thẳng ý kiến ra: Nga coi chương trình này là một sự đe dọa đối với sự ổn định của thế giới. Ngày 18/12 Thủ tướng Jean Chretien đã đứng hẳn với Tổng thống Vladimir Putin của Nga để đặt ra câu hỏi về tính chất hợp lý và sự cần thiết của hệ thống hoả tiễn bảo vệ mới đã được đưa ra.

Ông Chretien là người thường không chú ý mấy về các vấn đề ngoại giao không dính tới chuyện mậu dịch, có vẻ cũng giống tính nhà cựu bộ trưởng ngoại giao Lloyd Axworthy của Canada, Chretien đã đưa ra các vấn đề về thiện chí của Canada hậu thuẫn cái chương trình gây ra sự tranh cãi, một chương trình được tân tổng thống Hoa kỳ George W. Bush đã hỗ trợ và Putin chống lại dữ dội.

Trong khi thận trọng để nhắc đi nhắc lại với luận cứ là hoả tiễn bảo vệ Hoa kỳ còn nằm trong giả thuyết, bởi vì đầu năm nay có nhiều lần kiểm nghiệm đều thấy thất bại. Ông Chretien đã cho biết Canada có nhiều thắc mắc về chương trình này, chương trình của hỏa tiễn của Hoa kỳ nghênh cản phi đạn nguyên tử được phóng tới và cho chúng nổ tung ra ở ngay ngoài không gian theo như đã tuyên bố.

“Một mặt Hoa kỳ thường tuyên bố chuyện này không làm gì tới Nga cả, chuyện này Hoa kỳ chú ý tới các quốc gia khác nhiều hơn là Nga, nhưng chúng tôi có một số câu hỏi. Các câu hỏi này sẽ được chính quyền Canada nêu ra,” theo lời ông Chretien đã nói trong cuộc họp báo chí sau khi họp mặt với Putin hai giờ đồng hồ.

Vấn đề này đã chiếm 20 phút trong cuộc họp dành cho báo chí, tiếp đến là việc ký kết các thoả ước để mở rộng dịch vụ hàng không giữa Nga và Canada. Hai quốc gia này cũng cùng nhau công bố về sự hợp tác để chia sẻ các vùng băng bắc cực và những vùng khác ở phía bắc và đưa ra nỗ lực để cho Nga gia nhập vào tổ chức mậu dịch thế giới.

Canada đã tuyên bố sự cùng nhau công bố là có ý giúp Nga khai triển luật pháp cho phù hợp với pháp lý của tổ chức mậu dịch thế giới nằm trong các quốc gia thành viên và gia tăng các chương trình huấn luyện cho các giới chức của Nga trong những lãnh vực liên hệ tới mậu dịch thế giới.

Trong chuyến công du này, Putin đã đạt được một mục đích của năm đầu nắm quyền tổng thống: Putin đã gặp mặt từng người cầm đầu một của nhóm G-8 dẫn dầu các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến. Đây là phần nào sự số gắng của Putin để tiếp sinh lực cho một nền kinh tế lắc lư và lấy lại tư thế của Nga trong thời Sô Viết như một cướng quốc của thế giới.

Song chắc chắn tổng thống Nga hình như về thẳng nhà ngày thứ ba với hai bàn tay trắng sau khi thất bại để gợi ra lời công bố của Canada chống lại việc Hoa kỳ cho phát triển hệ thống hoả tiễn bảo vệ Hoa kỳ trong đó có cả Canada.

Các người ủng hộ Hoa kỳ cho biết mục đích của hệ thống hoả tiễn bảo vệ nằm trên mặt đất sẽ nghênh cản các phi đạn do các quốc gia quái ác bắn tới. Putin cho biết hệ thống này đã vi phạm hiệp ước chống phi đạn ký năm 1972, mưu mẹo làm lệch hẳn cán cân lực lượng lực lượng trên đấu trướng thế giới để thiên về Washington và cho nẩy sinh ngay ra cuộc chạy đua vũ khí.

Canada chia sẻ quan điểm của Nga là kế hoạch của Hoa kỳ có thể nẩy sinh ra vòng mới cho việc phát sinh ra các loại vũ khí. Song vấn đề này lại quá nhậy cảm đối với Canada, một quốc gia thành viên của NATA, một láng giềng nằm ở phía bắc, còn Hoa kỳ là một đối tác mậu dịch quan trọng của Canada.

Nhờ tiếp đón Putin và cuộc hội nghị thượng đỉnh của Canada với Liên minh Âu châu ngày thứ ba, ông Chretien nắm quyền từ năm 1993 và mới được bầu sớm lại gần đây để nhận luôn nhiệm kỳ thứ ba vào vị thế thủ tướng của Canada như một nhà trung gian giữa các vị chính khách của các quốc gia với Hoa kỳ.

Putin đã sờ đúng chỗ, ông đã cho biết Canada là nơi đương nhiên để làm trung gian cho vấn đề hỏa tiễn bảo vệ. Cả hai nhà cầm đầu cũng đã đàm đạo về mậu dịch, ông Putin cho biết hệ thống thuế quan mới phải được cải tiến cho phù hợp vùng giao dịch. Xuất cảng của Canada sang Nga đã bị cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998 làm lệch đi, sụt xuống 116 triệu Mỹ kim hồi năm ngoái so với năm 1997 là 255 triệu Mỹ kim.

Sau bữa tiệc đãi vào tối thứ hai, Putin đã đọc diễn văn trong bữa ăn trưa ngày thứ ba do các nhà kinh doanh đãi tại Toronto trước khi trở về Moscow. Ông Chretien còn phải tiếp đón tổng thống Pháp Jacques Chirac và nhà chủ tịch Romano Prodi của ủy ban Liên minh Âu châu ngày thứ ba trong hội nghị thượng đỉnh tại Canada.

Canada là một quốc gia thành viên của NATO, đã tỏ ra quan tâm tới các kế hoạch của Liên minh Âu châu về lực lượng phản ứng nhanh có 60 ngàn quân, bước đầu tiên cho ra quân. Lực luợng này là lực lượng dùng để giữ hòa bình và can thiệp nhân đạo khi NATO quyết định không chịu xen vào, nhưng lực lượng này phải dùng tới nguồn tài nguyên của NATO có sẵn.

Bộ trưởng quốc phòng Art Eggleton của Canada đã cho biết, Liên minh Âu châu phải cộng tác với NATO hơn là lập ra một bầu trời để quyết định riêng của Liên minh, chia sẻ ý kiến với Washington.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.