Hôm nay,  

Tư Bản Mỹ Dành Xây, Lhq Xin Chia Thầu Tái Thiết

23/03/200300:00:00(Xem: 4050)
LONDON -- Tin AP đánh đi từ Luân đôn cho biết Thủ Tướng Anh đã dự trù một kinh phí riêng trong dự thảo ngân sách để tái thiết Iraq. Kinh phí lên đến 1.75 tỷ bản Anh để chi phí chung cho CT Iraq.
Nhưng theo chuyên viên ngân sách của Quốc hội Anh cho biết, nếu tính thêm phần tái thiết hậu chiến tranh kinh phí này phải nhơn lên gấp đôi, chưa chắc đã đủ.
Theo ước tính của Ủy ban ngân sách Quốc hội Anh, Hussein nhiều phần sẽ tiêu thổ kháng chiến, khiến ít nhứt 60% tổng số dân Iraq sẽ bị nghèo nàn cần được cứu đói lâu dài.
Đài BBC kênh 1 cũng có làm một cuộc phỏng vấn về kinh phí này. Hai vấn đề lớn trong chiến tranh là cứu đói va tiếp nhận người tản cư, như đã từng thấy trong cuộc chiến ở A phú hãn và Sarajevo.
Hai vấn đề đó lực lượng đồng minh Anh Mỹ phải giải quyết vì liên quan đến an ninh và trật tự trong vùng và cũng đã được mổ xẻ tại LHQ coi như một lý do để nhiều nước chối từ giải pháp chiến tranh chống Ô. Hussein.
Trong khi đó tờ Wall Street Journal ở Washington cho biết TT Bush đưa ra một kế hoạch tái thiết táo bạo dẫn đến sự thay đổi sâu xa xã hội Iraq thực, và thực hiện ngay tiếng súng ngưng nổ và giao lại cho các công ty sau này tiếp tục cho đến hoàn thành.
Kế hoạch này dày 100 trang gồm nhiều họp đồng, không nhờ đến LHQ, khác với kế hoạch tái thiết A phú hản và Kosovo.
Kế hoạch tổng giá trị lên đến 1 tỷ rưởi Mỹ kim, chánh yếu là giao cho các công ty tư nhân, chỉ có 50 triệu dành cho cho các cơ quan công quyền nhỏ như Care và Save the Children. Kế hoạch được soạn trong tình hình các nước trong HĐBA/ LHQ chống đối Mỹ trong CT Iraq nên để LHQ bên lề trong cuộc tái thiết.
LHQ thắc mắc có chỗ nào đâu để tổ chức này tham gia khi mà những chương trình và dự án tái thiết của kế hoạch đều thiết lập từ Mỹ và thực hiện trực tiếp với chánh quyền mới của Iraq.
Kế hoạch này đã đặt Mỹ vào vị thế nước dẫn đầu cuộc tái thiết.
Ngay sau khi tiếng súng ngưng, Mỹ sẽ sửa sang đướng xá, trường học, nhà thương, trường học. Ngân khố Mỹ dính líu sâu và nền tài chánh và tiền tệ, chỉ đạo ngân hàng Iraq với sự có mặt của những “bộ trưởng ngầm” của Mỹ để điều động hệ thống thư lại vừa mới tiếp thu và lưu dụng của nhà cầm quyền bị lật đổ. TT Bush dự định xin Quốc Hội Mỹ 100 tỷ để đài thọ chiến tranh và các chi phí tái thiết, phát triển, trong đó 1 tỷ 8 dành cho việc phát triễn năm nay và 800 triệu dành cho việc cứu trợ chiến tranh. Ngân hàng Phát triển ước lượng phải mất 10 tỷ đô la mỗi năm cho việc tái thiết.

Chris Patten người lãnh đạo việc bang giao quốc tế của Liên Aâu, qua kế hoạch này của Mỹ, cho TT Bush là một người “vụng về” trong một bài diễn văn vì không để cho Liên Aâu tham gia việc tái thiết. Và một nhân vật trong chánh phủ Đức cũng nói xỏ xiêng TT Bush trong chương trình hậu chiến này.
Giới quan sát chánh trị ngạc nhiên Pháp và Đức là hai nước của Liên Aâu chống Mỹ trong CT Iraq ở HĐBA nhưng lại thiết tha rất nhiều vào việc tái thiết; muốn chia của và quyền hành tại Iraq chăng"
Nhiều công ty tư lớn của Mỹ trong tuần rồi đã làm việc với cơ quan Usaid của chánh quyền Mỹ để vận động hợp đồng việc tái thiết hạ tầng cơ sở của Iraq, trị giá 900 triệu. Usaid đang hợp đồng việc sửa chữa hải và phi cảng giá 500 triệu. Công binh Mỹ nhận công tác sửa đường và các căn cứ chiến lược, giá 500 triệu. Trong danh sách các công ty tranh thầu người ta thấy có Halliburton, là công ty Phó TT Cheney đã từng là CEO. Bechtel, Partsons, Washington Group Inc., v. v là những đại công ty nằm trong danh sách tranh thầu công tác tái thiết Iraq.
Tất cả các chương trình tái thiết nằm trong phạm vi quản trị của một cơ quan tân lập gọi là Văn phòng Tái thiết và Công tác nhân đạo thuộc chánh quyền trung ương Mỹ. Những khẩu hiệu thường được nhắc trong các hợp dồng của văn phòng này là như “học cấp tốc, tất cả học sinh phải được trở lại trường, giáo viên phải được tu nghiệp thêm chuyên môn.”
Được phỏng vấn, một nhân vật của Usaid trả lời, với một chương trình tái thiết và nhiều dự án sâu rộng như vậy, khó mà hoàn thành trong một năm. Nhưng các công ty nhận thầu sẽ ở lại để hoàn tất hợp đồng đã ký, trong đó có hợp đồng quản trị và tiếp liệu cho 270 nhà thương toàn khoa và 1000 trung tâm y tế. Và trong vòng 1 năm Bộ trưởng Y tế của chánh quyền hậu Saddam sẽ được giao lại và tiếp tục quản trị các cơ sở y tế này để giải quyết vấn đề sức khỏe cho nhân dân Iraq. Nhiều người của LHQ phê bình, kế hoạch này quá táo bạo và khó hoàn thành trong vòng 12 tháng. Và LHQ hy vọng Mỹ sẽ giao việc tái thiết Iraq cho LHQ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.