Hôm nay,  

Hiệp Ước Mỹ-vn: Hãng Mỹ Vào, Aâu Châu Thua

23/07/199900:00:00(Xem: 5841)
HANOI (VB) — Hiệp ước mậu dịch Mỹ-Việt sẽ ảnh hưởng thế nào tới tình hình giao thương giữa VN và Liên Âu, hay giữa VN với Đông Nam Á" Trong khi các doanh gia Liên Âu lo ngại về các bất lợi, các doanh gia Đông Nam Á vẫn bày tỏ yên tâm, theo các tin tổng hợp từ Kyodo, Tân Hoa Xã, DPA.
Theo Ngân Hàng Thế Giới WB dự đoán, hiệp ước mậu dịch Mỹ-Việt có thể giúp tăng thêm 800 triệu đô, tức khoảng 10%, vào số lượng xuất cảng thường niên của VN. Điều này có thể gây khó khăn cho các đối tác mậu dịch Liên Âu của VN, theo lời các thành viên trong cộng đồng kinh doanh Âu châu tại Hà Nội.
Hiệp ước đó có thể đẩy các công ty Âu Châu vào chỗ bất lợi so với các hãng Mỹ bởi vì các hãng Mỹ sẽ được VN đối xử ưu đãi hơn theo hiệp ước mới, theo các doanh gia này.
“VN có thể không có ràng buộc gì để cho các nhà đầu tư từ các nước những quyền bình đẳng,” theo lời Lucy Wayne, chủ tịch Hội Đồng Kinh Doanh Âu Châu EBC tại Sài Gòn. “Cơ nguy chính là các hãng Âu Châu sẽ không có cùng cơ hội đầu tư” như các hãng Mỹ sau khi hiệp ước được ký.
Hiệp ước này sau khi ký sẽ mở thị trường VN cho các hãng Mỹ. Và điều này làm các hãng Âu Châu lo ngại. Bí mật đang giữ về các kỹ nghệ mà hiệp ước này thương thảo đã làm gợi lên nỗi sợ rằng một số lĩnh vực sẽ được mở cho đối tác nước ngoài, mà nước ngoài này chỉ có nghĩa là duy nhất giành cho Mỹ.
Người ta đoán là hiệp ước “có ghi các điều khoản cụ thể trong đó cho các hãng Mỹ những quyền lợi cụ thể,” theo lời một viên chức tại tòa đại sứ Anh ở Hà Nội.
Nỗi sợ này còn kinh hoàng thêm nữa, khi người ta nhớ ra rằng Liên Âu không có một thương ước quyết định với VN mà trong đó có thể bảo vệ các công ty Âu Châu hoạt động ở VN chống lại các đối thủ Hoa Kỳ.

Liên Âu EU và VN đã ký một hiệp ước hợp tác năm 1995 trong đó ghi nhiều lĩnh vực như giao thương, đầu tư, tác quyền trí thức, và các vấn đề khác, theo lời Riccardo Ravenna, người chỉ huy Phái Đoàn Ủy Hội Âu Châu (European Commision Delegation) tại Hà Nội. Nhưng “nó chỉ là hiệp ước khung và không nói chi tiết gì cả,” theo ông này.
Song song với hiệp ước đó, Liên Âu cũng có một hiệp ước về may mặc và hàng dệt, và đang thương thuyết về một thu xếp hành chánh về việc nhập cảng giày VN — dự kiến trị giá 1.3 tỉ đô la trong năm 1999, theo Ravenna.
Nhưng hiệp ước khung của Liên Âu sẽ không được tái thương thuyết cho tới cuối năm 2000, vào lúc đó thì các hãng Mỹ đã chiếm phần lớn thị trường VN rồi, theo các phân tích gia.
Một lĩnh vực nữa là luật pháp. Tới giờ thì các hãng luật ngoại quốc không thể cố vấn về luật VN, họ chỉ có thể cung cấp dịch vụ luật nước ngoài. Điều đó không có ích gì bao nhiêu cho các hãng ngoại mà họ phục vụ, vì các hãng này chỉ muốn biết về việc làm ăn ở VN.
Để tránh né luật này, nhiều hãng đã lập các hợp đồng không chính thức với các hãng luật nội, xuyên qua đó họ có thể cố vấn về luật VN.
“Nhưng có lời đồn rằng thương ước sẽ cho các hãng luật Mỹ thiết lập hợp tác pháp lý (với đối tác VN), một thủ tục vẫn chưa mở cho các hãng luật ngoại quốc,” theo lời một luật sư Anh.
Bà nói, hợp tác như vậy sẽ làm mọi chuyện nơi đây dễ dàng hơn, và cho các hãng Mỹ qua mặt các hãng đối thủ nước ngoài.
Một nhà ngoại giao Nam Á lại lạc quan, sau thương ước thì VN sẽ tiến tới việc vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, và VN phải chịu theo một khối luật quốc tế khác nữa, mà chẳng kỳ thị nước nào.
Thêm nữa, các nhà đầu tư tử các nước ASEAN được bảo vệ bởi hiệp ước song phương mới trong Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch ASEAN, nên chẳng sợ gì thương ước Mỹ-Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.