Hôm nay,  

Ngân Hàng Thế Giới Đánh Giá Aù Châu Qua Tự Do Báo Chí

05/05/199900:00:00(Xem: 13630)
HOA THỊNH ĐỐN (VB-htn). Lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới vừa hợp tác với Freedom House phổ biến một bản phân tích đánh giá các nước Á châu căn cứ trên sự kiểm soát báo chí truyền thông, dựa trên nhận định rằng sự tự do báo chí góp phần vào sự phát triển hay không nền kinh tế một địa phương.
Bản nhận định nêu ra trường hợp báo chí Thái Lan và vụ mất giá của đồng baht vào tháng 7.1997. Theo nhận định này, báo chí Thái Lan phải chịu một phần trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính trên, vì họ đã không “phát giác” ra nó sớm hơn. Nhưng cũng lấy báo chí Thái Lan làm thí dụ, Freedom House, một cơ quan tư nhân ở Hoa Thịnh Đốn, khen ngợi báo chí Thái Lan đã góp phần tích cực trong việc tường thuật các hoạt động cứu vãn sau đó của chính phủ Thái, đưa đồng baht qua cơn trong gió, và ổn định. Chính quyền Bangkok cũng được ca ngợi trong việc “thông tin thấu suốt”.
Theo bản nhận định chung này, cả Ngân hàng Thế giới lẫn Freedom House đánh giá hai nước Á châu có “tự do” báo chí hiện nay là Thái Lan và Mông Cổ; Nam Dương là “tự do từng phần” và hai nước Mã Lai và Tân Gia Ba là “không có tự do”.
Ngân Hàng Thế Giới cho biết họ quan tâm nhiều hơn tới báo chí một nước để lượng giá sự phát triển nơi đó. Cũng từ đó, họ tài trợ cho các nước này. “Ngân Hàng Thế Giới không có thẩm quyền để đòi hỏi tự do cho báo chí tại các nước vay tiền, ông Jean-Michel Severino, Phó chủ tịch Ngân hàng này, đặc trách Đông Á Thái Bình Dương- tuyên bố như trên trong một bản văn được phổ biến. “Nhưng chúng tôi có khả năng để khuyến khích và hỗ trợ sự tự do đó ở những nơi đang phát triển như ở Nam Dương chẳng hạn”.
Được biết Nam Dương trong thời Suharto báo chí bị kiểm soát ngặt nghèo, nhưng từ khi ông Habibie làm Tổng thống, hàng trăm tờ báo đã được cấp giấy phép xuất bản.

Ông Severino nói rằng một Á châu tự do về báo chí có thể giúp tránh khỏi một cuộc xáo trộn kinh tế như vùng này vừa trải qua bằng cách cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều tin tức đáng tin và nhanh hơn, tránh cho các nhà đầu tư những “quyết định có tính các cảm xúc và bản năng”. Trong khi đó, ông nói, một nền báo chí tự do sẽ giúp điều tra những vụ tham nhũng hay những “thương lượng” không tốt cho kinh tế.
Ngân Hàng Thế Giới đã thiết lập một cuộc Hội thảo đề cao dân chủ ở Seoul. Hơn thế nữa, tổ chức này có khuynh hướng đề cao tự do báo chí, huấn luyện ký giả và cung cấp những tin tức liên hệ về các điều kiện trong vùng, đó là theo lời ông Peter Stephens, Quản đốc Giao tế cho Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á Thái Bình Dương.
Trong nhận định liên kết của Ngân hàng Thế giới và Freedom House, Mã Lai bị xếp vào loại “không có tự do Báo chí” vì các ký giả ngoại quốc bị kiểm duyện và ký giả trong nước bị áp lực nặng nề. Nhiều ký giả ngoại quốc còn bị cấm dùng các tiện nghi của Chính quyền vì những người này loan những tin tức không mất tốt cho chính phủ. Hai tổ chức này cũng chỉ trích Mã Lai đã không thông báo tin tức thông suốt trong các liên hệ kinh tế, tài chính.
Về Tân Gia Ba, hai tổ chức này nhận định “có tự do trên nguyên tắc” nhưng 4 Đài Truyền Hình và 15 Đài phát thanh tư nhân đều bị “kiểm soát” và Chính phủ nắm trong tay cơ cấu cung cấp Internet.
Còn Việt Nam" Câu trả lời nằm trong phần các nước Á châu hiện không có Tự do Báo chí, đó là: Brunei, Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Miến Điện, Bắc Hàn và Trung Cộng. Các nước khác có tự do từng phần là Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.