Hôm nay,  

Thế Chiến Nông Sản Cải Tính: Thái Giữa 2 Làn Đạn

29/11/199900:00:00(Xem: 5965)
OTTAWA (KL) - Tin từ của AP từ Phetchabun, Thái Lan cho biết các nước nhỏ hiện nay đang bị mắc kẹt trong cuộc tranh chấp về nông phẩm có di tính cải biến (gene modified) giữa Bắc Mỹ và các nước Tây phương.
Thông tấn viên Thaksina Khaikaew tại Bangkok cho biết, trời cho Thái Lan một khí hậu dịu hiền, một miền đất phì nhiêu và một nông doanh tân tiến; nhờ những điểm này Thái Lan trở thành một nước nhỏ tại Đông Nam Á chuyên xuất cảng thực phẩm cho toàn thế giới, nhất là về xuất cảng gạo.
Nhưng khốn thay, Thái Lan là một nước yếu về chính trị. Hiện nay Thái Lan đang trở thành con tin của Hoa Kỳ và Liên Bang Âu châu. Hoa Kỳ và Liên Bang Âu châu là những cường quốc thế giới về mặt tiêu thụ các nông phẩm, họ đang tranh chấp nhau trên vấn đề các sinh vật có di tính biến cải (GMO, Genetically Modified Organisms).
Chắc chắn trong vòng hội thảo tuần tới của WTO (Tổ chức Mậu dịch Thế giới) ở Seattle tại Hoa Kỳ, thực phẩm có dính líu tới di tính cải biến (GMO) là nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn hay giằng co giữa Washignton với các nước của Liên bang Âạu châu.
Dân Tây phương cho rằng các gien cải biến làm biến di tính của thực phẩm, thí dụ như dùng meo mốc (fungus) để ghép gien làm cho trái cà chua hay cà-tô-mát chống lại các loại sâu trùng. Sự ghép gien này đưa tới sự làm hại sức khỏe của con người, vì thế các thực phẩm có gien cải biến phải được dán nhãn để cho người mua và xử dụng được biết.
Công ty thực phẩm Monsanto của Hoa Kỳ là công ty dẫn đầu về loại thực phẩm có di tính biến cải. Công ty đã kháng biện việc ghép gien cải biến là làm lợi cho các nông gia và vô hại đối với người tiêu thụ. Washington quyết liệt tranh đấu chống vụ dán nhãn GMO lên thực phẩm có di tính cải biến, cho rằng đó là một thứ hàng rào mậu dịch cản đối với thực phẩm xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Vụ này đã làm Thái Lan mắc kẹt ở giữa với 15 tỷ Mỹ kim nông phẩm dự tính xuất cảng. Thái đã nhập cảng bắp và đậu nành của Hoa kỳ để biến chế thành thực phẩm để nuôi gia súc, cũng như chế dầu ăn. Thịt gia súc và dầu ăn của Thái được xuất khẩu và bán khắp nơi trên thế giới.
Thái đang lo những nông sản có gien biến cải có thể lây sang những hàng xuất khẩu và gây ra sự đóng cửa nhập khẩu của thị trường Âu châu. Nhưng nếu Thái cho lệnh cấm nhập khẩu các nông phẩm có di tính biến cải, Thái sẽ đụng chạm tới ông anh cả Hoa Kỳ.
Ông Narong Chayakul, giám đốc cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm, cho biết: “Dán nhãn GMO cho thực phẩm là chuyện gây cấn, nó sẽ ảnh hưởng tới thực phẩm và các nguyên liệu được xuất khẩu, cũng như nhập khẩu. Đây không phải là câu chuyện để cơ quan của ông giải quyết, mà nó là câu chuyện quốc tế mậu dịch phải tìm ra biện pháp để giải quyết.”
Ông Supachai Panitchpakdi là bộ trưởng bộ thương mại của Thái Lan. Nhờ ba năm thành hình WTO, ông đã ra lệnh cấm nhập cảng các hạt có gien cải biến vào mục tiêu thương mại và chỉ được phép dùng các hạt này vào lãnh vực thí nghiệm làm thực phẩm cho gia súc mà thôi.

Nhưng vấn đề trầm trọng vẫn còn đó, người ta đang còn nghi ngờ như chưa có nước nào có khả năng hữu hiệu để kiểm soát loại thực phẩm GMO, nhất là Thái Lan, một nước hiện nay chưa phát triển về nền công nghệ sinh vật (Biological Technologies).
Tại Petchabun của Thái Lan, cách Bangkok 186 hải lý về phía Bắc, người ta đã được nghe các nông gia Thái Lan ca tụng về việc trồng cây bông gòn loại mới có khả năng chống sâu mục hơn hai năm nay.
Các hạt giống trồng cây bông gòn loại di tính cải biến này đã được các nông gia Thái bí mật truyền tay cho nhau, lẽ dĩ nhiên bông gòn của Thái Lan thuộc loại GMO mà chính các nông gia không hiểu và không biết rõ các vấn đề về sinh thái.
Pisal Wongsenim, 36 tuổi, nguyên tài xế Taxi, trở về làm ruộng khi nền kinh tế Á châu gặp khủng hoảng năm 1997. Anh đã trồng bắp nhưng anh bị lỗ vì không có tiền để mua thuốc sát côn trùng và phân bón.
Sau đó nhờ người bạn rỉ tai, anh xoay sang trồng bông gòn loại kháng sâu và đã mua của người bạn hạt bông gòn giống với giá 4 Mỹ kim một kí-lô. Anh cho biết, nhờ trồng bông gòn, gia đình anh thoát cảnh nghèo khó.
Bỏ vốn 615 Mỹ kim, vụ đầu thâu hoạch trên 1200 kg bông gòn. Vụ thâu hoạch lần thứ hai và thứ ba, số tiền bán bông coi như tiền lời thuần túy.
Vụ trồng bông tại Thái Lan đến tai các vận động viên chống nông phẩm GMO, các vận động viên này cho rằng hãng Mosanto lợi dụng nhập cảng loại hạt bông GMO và dùng bàn tay nông gia Thái để thí nghiệm về sinh thái an toàn khi hạt bông gòn GMO được trồng khắp nơi trên đất Thái lan.
Dacha Sripatra là nhà chuyên khảo cứu các chất hữu cơ ứng dụng trong môi sinh nông nghiệp. Ông cho biết: “Chúng tôi e sợ loại cây bông có di tính biến cải mọc lan rộng và có thể làm giao giống các sinh vật và côn trùng xung quanh. Nó sẽ sản sinh ra một giống bọ mới chuyên phá hại mùa màng của các nông gia trong khi các nhà khoa học không hiểu rõ về loại bọ này.”
Công ty Mosanto từ chối bình luận về chuyện này. Nhưng đại diện của công ty Mosanto tại Thái Lan là Samphan Khampiranont, ông nói công ty Mosanto đã cho lệnh phá hủy hết các cây bông gòn trồng thí nghiệm tại Thái Lan cách đây hai năm.
Nghe tin Bộ Nông Nghiệp Thái đã cho mở nhiều cuộc thử nghiệm trên những cây bông gòn do Pisal và các nông dân hiện đang trồng để tìm hậu họa. Kết quả của cuộc thử nghiệm có thể thông báo vào tuần tới.
Vithoon Lienchamroon of Bio-Thai là cơ quan của chính phủ Thái chuyên đề nghị kỹ thuật trồng cây không dùng chất hóa học, cơ quan này đã cảnh cáo việc dùng thuốc sát côn trùng và những phân bón loại mới trong những năm vừa qua.
Cơ quan Vithoon cho biết; “Kết quả nông dân dùng thuốc giết côn trùng thái quá, khiến sâu và rầy có thể tạo ra sức đề kháng. Nông dân nghèo đi vì bỏ tiền ra mua thuốc diệt côn trùng và sức khỏe của họ cũng bị hại lây vì sự xử dụng thuốc diệt côn trùng. Chúng tôi không biết GMO đã mang lại thảm họa cho chúng tôi.”
Gia nhập WTO chỉ có lợi khi các nước nhỏ quán triệt về khoa học và kỹ thuật môi sinh, khi các nuớc nhỏ gặp được các đối tác tốt, thiệt thà và không lấy lợi nhuận làm đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.