Hôm nay,  

Mỹ Đòi Lhq Bỏ Cấm Vận Iraq; Nga, Pháp Cản

19/04/200300:00:00(Xem: 4464)
LIÊN HIỆP QUỐC -- Nước Nga tuyên bố hôm thứ năm rằng Nga sẽ chống bất kỳ việc “tự động” gỡ lệnh trừng phạt kinh tế Iraq -- làm ngăn trở việc Hoa Kỳ muốn sớm khai thác các mỏ dầu Iraq.
Tình hình dầu hỏa Iraq đang còn kẹt lệnh cấm vận của các nghị quyết LHQ áp đặt. Bây giờ khi chế độ hậu Saddam hình thành, thì nước nào sẽ là đối tác ưu đãi của Iraq, và tận cùng, ai sẽ kiểm soát kỹ nghệ dầu Iraq: liên quân, chính phủ lâm thời Iraq hay là LHQ"
TT Bush hôm thứ tư làm bất ngờ London khi ông nói Mỹ sẽ đưa sớm 1 nghị quyết LHQ để xin gỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế Iraq. Bush nói, “Bây giờ giải phóng Iraq rồi, LHQ nên bỏ cấm vận thôi.”
Nhưng Igor Ivanov, Ngoại Trưởng Nga, nói là lệnh trừng phạt kinh tế không thể gỡ bỏ chừng nào Iraq chưa làm đúng nghị quyết giải giới của LHQ.
“Quyết định này không thể tự động. Nó đòi hỏi các điều kiện đặt ra là nghị quyết LHQ phải được thỏa mãn. Để cho Hội Đồng Bảo An quyết định như thế, chúng ta cần biết chắc là Iraq có vũ khí tàn sát tập thể hay không.”

Pháp, nước chống cuộc chiến Iraq, đáp dè dặt hơn, nhưng nói rõ là các điều kiện phải thỏa mãn. TT Chirac nói, “Gỡ bỏ cấm vận là mục tiêu chúng tôi ủng hộ từ lâu. Bây giờ thì tự nhiên để cho LHQ xét các điều kiện của việc gỡ cấm vận.”
Theo lệnh LHQ, Iraq có thể xuất cảnh dầu thô và tiền thu về được dùng mua hàng hóa dân sự (không quân sự) dưới giám sát của ủy ban cấm vận LHQ.
Mỹ nói là Iraq cần xuất cảng dầu tự do để có tiền mua vật dụng nhân đạo.
Nhưng Nga và Pháp sợ là gỡ cấm vận sớm thì quyền kiểm soát các mỏ dầu Iraq sẽ chuyển vào tay liên quân, hay là vào tay chính phủ “bù nhìn” Iraq do Mỹ dựng lên.
Gìn giữ sự kiểm soát của LHQ sẽ bảo đảm 1 mức độ ảnh hưởng để hình thành một thời hậu Saddam có lợi cho Pháp và Nga, hai nước trong nhóm giao thương thân thiết với thời Saddam và bây giờ cần bảo vệ quyền lợi thương mại của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.