Hôm nay,  

Lâm Nghiệp Hoa Lục Đẩy Mạnh Phá Rừng Lân Bang

01/04/200100:00:00(Xem: 4220)
PIANMA, Hoa lục (KL) - Tin của Washington Post - Các thị trấn Trung quốc sát biên giới nồng nặc mùi gỗ của cây tại Miến Điện. Mạt cưa của gỗ này bay nổi ra tứ tung trong không khí như những phấn hoa. Pháo nổ rền trong các quán ăn mở ra dọc bên lộ. Cái đống chất lên cao nhất tại Pianma là cái núi súc gỗ cao trên 15m. Các xe tải chở nặng chĩu các bành gỗ chạy khắp phố hàng ngày.

Một dạng kinh tế có trên bốn ngàn tỷ Mỹ kim, lớn gấp 22 lần dạng kinh tế của năm 1978, khiến để chất chứa gánh nặng mới vào các lân bang Á châu vào sự tái lập một quan hệ mới mà người Trung quốc có quyền coi như các xứ này phải hứng chịu ảnh huởng của người dân Trung quốc không có vũ khí trên tay.ï Trung quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Mông Cổ, hiện nay Trung quốc mua trên một nửa số luợng các khăn san bằng len do người Mông Cổ làm ra. Trung quốc đã tranh giành ảnh huởng với Nga tại vài quốc gia nằm ở vùng giữa của Á châu, như Kazakhstan và Kyrgyzstan, nơi đây các đầu tư của Trung quốc đang chạy đua với hàng hóc của Nga, các xe đạp Trung quốc, các hàng điện tử và các máy móc do Trung quốc đã đẩy các hàng hóa của Nga ra khỏi vùng này.

Về mặt phía nam của Hoa lục, Trung quốc cải thiện bang giao với Việt Nam để bảo vệ những người dân Trung quốc buôn bán tại Việt Nam, một xí nghiệp do người dân Trung quốc đứng đã tỏ ra là những tay đầu tư có thể làm suy sụp các xí nghiệp quốc doanh trong việc xử dụng nhân công người gốc Hoa và qua các ngón đòn hối lộ và cạnh tranh điêu luyện. Các xí nghiệp Trung quốc đã cầy sới các mảnh đất của Nepal và Kampuchia để biến tất cả thành vàng cho chở về Trung quốc.

Ảnh hưởng kinh tế gia tăng của Trung quốc đôi khi đã khơi những cảm xúc mạnh mẽ trong vùng này. Mông Cổ đã đưa ra vài năm trước đây lệnh cấm các xí nghiệp Trung quốc không được dự phần vào trong tiến trình tư hưũ hóa của Mông Cổ. Chính quyền và các kỹ nghệ khăn san len của Mông Cổ thường vẫn qui tội cho người Trung quốc làm cho kỹ ngệ ngành dệt của Mông Cổ bị suy sụp. Các giới chức địa phương ở vùng Tây Bá Lợi Á đã phát ngôn là họ sợ sự xâm lấn của người dân Trung quốc, dầu sao các cuộc điều đình cũng đã xong để cho các toán đốn cây rừng của Trung quốc làm ăn trên đất thuộc Nga.

Ngay tại Pianma, người đi tản bộ phải mang súng sáu, còn các ả bán dâm tụ tập trên các góc phố xin làm cô đấm bóp nhanh và hơn thế nữa, dân chúng làm ăn bằng nghề xẻ cây, đốn rừng và buôn bán gỗ từ nhiều năm nay. Theo các tài xế của xe vận tải và những người chất cây được đốn, làm gỗ và xẻ cây thực sự đã bùng lên năm 1998. Năm đó là năm chính quyền Trung quốc đã ban lệnh cấm cho đốn cây rừng làm gỗ để bảo vệ rừng của Trung quốc khỏi bị biến đi một cách nhanh chóng và đất khỏi bị xói, cũng như tránh được họa lụt lội.

"Quí ngài đang lâm vào tình cảnh chính sách lợi cho môi sinh cho Trung quốc, và cho phá hoại rừng tại những nơi khác trên thế giới," theo như lời của ông Jim Harkness, giám đốc văn phòng WWF tại Trung quốc, văn phòng này là một tổ chức bảo vệ ngày xưa như Quỹ cho Hoang dã Thế giới (World Wildlife Fund).

Lệnh cấm ban cho 12 tỉnh của Trung quốc năm 1998, luật cấm đốn cây đã mở rộng ra cho 18 tỉnh của Trung quốc năm 2000. Cấm không được đốn cây để làm gỗ mạn phía trên của sông Dương Tử hay của sông Hoàng Hà. Vấn đề đốn cây làm gỗ đã giảm đi tại Mãn Châu, Nội Mông, lãnh thổ tây bắc Xinjiang và các nơi khác tại Hoa lục. Tất cả có 740 ngàn thợ làm cây bị thất nghiệp, theo như cơ quan WWF cho biết. Các nhà sản xuất gỗ tại Trung quốc lại mọc lên 97% khoảng năm 1997-2000, trong khi chỉ có một triệu mét khối gỗ được sản xuất ra.

Chuẩn bị cho Trung quốc gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thề giới cũng đã nẩy ra một việc tăng nhập khẩu gỗ súc. Thuế biểu áp dụng đánh vào các sản phẩm làm bằng cây rừng đã được giảm xuống triệt để trong khi Trung quốc tìm cách sửa soạn cho các hệ thống thương mại được mở rộng ra thêm nữa. Có nhiều nơi ngay tại vùng biên giới Trung quốc giáp ranh với các quốc gia khác, không có một khoản thuế nào để áp dụng cho những cây rừng được đốn để làm gỗ.

Theo cái không khí đó, cả ngàn nhân công thất nghiệp tràn ngập thành phố và các vùng dọc biên giới sau năm 1998, họ đi tìm cây để đốn làm những đôi đũa mà nhu cầu không bao giờ hết, các bàn ghế hay đồ đạc trong nhà và giấy. Số gỗ súc Trung quốc nhập khẩu đã vọt lên từ dưới 5 triệu mét khối lên trên 10 triệu mét khối năm 1999 và khoảng 14 vá 15 triệu mét khối hồi năm ngoái.

Ông Steven Johnson là nhà thống kê của cơ quan Mậu dịch Quốc tế về Gỗ súc, ông ước tính chi trong vòng ít năm Trung quốc sẽ vuợt xa Hoa kỳ, Nhật Bản, Liên Minh Âu Châu như là một quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới về gỗ súc, mặc dầu việc nhập khẩu các sản phẩm bằng gỗ của Trung quốc vẫn chỉ là một phân xuất nhỏ của tổng số sản phẩm gỗ của thế giới được làm ra.

Một giới chức của Ngân hàng Thế giới đã cho biết : "Lệnh cấm đốn cây làm gỗ đã thành hình, nhưng khuynh hướng này vẫn hãy còn đó. Khi dân Trung quốc giàu có hơn, việc đương nhiên, theo văn hóa của Trung quốc tự ngàn xưa với sập gụ và tủ chè, người dân Trung quốc lại còn cần tiêu thụ gỗ nhiều hơn ai hết."

Trên giấy tờ, số cung gỗ của Miến Điện dưới 10% số gỗ Trung quốc nhập khẩu, hay 740 ngàn mét khối, theo như nhóm thương mại gỗ đã thu thập tin tức cho biết. Nhưng không một ai biết số cây đã bị đốn đi trong cái giải đất nằm ở sát phía tâïy của tỉnh Vân Nam.

"Tôi dám nói số gỗ này gấp hai lần số của nhóm thương mại gỗ đã biết được," theo như lời của ông Li Jiajiang, người tài xế 44 tuổi, chính ông đã vận chuyển 1000 mét khối gỗ hồi năm ngoái, gỗ tếch (teck), gỗ độc cần (hemlock), gỗ óc chó (walnut), gỗ sam long vân và gỗ thông. Một ngày mới đây, ông đã cho chuẩn bị một xe chất lên 18 mét khối gỗ súc loại cây tếch, đường kính của thân cây này trên 3m, tuổi già cả trăm năm hơn hai lần tuổi của bác tài.

Các người trong vựa cây ước tính ra trên 350 ngàn mét khối cây riêng của Pianma đã xuất rừng mỗi năm. Các số cây gỗ lớn này cũng từ các thị trấn xa của Miến Điện nằm sát biên giới được đưa vào Trung quốc như các thị trấn : Tengchong, Yingjiang, Zhangfeng, Ruili và Wanding. Còn những nhà xây cất của Mã Lai đang xây cầu băng qua sông Salween, cách Pianma 120km về phía bắc, gần Fugong cũng vẫn cho chở những cây súc vào Trung quốc để kiếm ăn thêm.

Năm 1988, chỉ có 13 trại máy xẻ cây tại huyện Dehong, một trung tâm buôn bán gỗ súc. Bây giờ mọc lên cả trăm trại xẻ gỗ xung qunah Tengchong.

Dân Trung quốc làm ăn tại các khu rừng già nhiệt đới của Miến Điện, người ta đã thấy bóng dáng của họ nơi biên giới phía bắc Miến. Số cây mà Trung quốc nhập từ Nga vào trong nước đã vọt lên trong hai năm qua và vượt mức số cây mà Miến Điện đang cung cấp.

"Đây là một thảm họa của thế giới bởi vì nguyên cái xứ Miến Điện đã chiếm mất nửa số rừng vùng nhiệt đới của miền Đông Nam Á," theo như lời của Kirk Talbot, một chuyên gia về rừng nhiệt đới về vùng Đông Nam Á nằm tại Washington. "Kết hợp đám quân phiệt của Miến với sự khao khát vô chừng mực của Trung quốc đang tạo ra một cái họa cho thế giới."

Theo lý thuyết, Xí nghiệp Gỗ súc, do quân đội Miến quản ly,ù kiểm soát tấc cả các loại gỗ súc xuất khẩu. Nhưng dân Trung quốc nằm tại Pianma đâu có thèm làm ăn với chính phủ Miến Điện tại thủ đô Rangoon, hệ thống chính trị của Miến đã cùng mưu mô với nhau để đễ dàng làm trụi các rừng và lấy vàng bỏ túi riêng.

Năm 1988, chính quyền quân phiệt của Miến đã hủy bỏ kết quả của một cuộc bầu cử. Việc này iên quan tới cả ngàn người bất đồng chính kiến trốn chạy khỏi Rangoon để theo phiến quân đã hoạt động cả chục năm nay dọc theo biên giới phía bắc của Miến Điện. Các tướng tá Miến đã cắt đứt việc điều đình với lực lương nổi dậy: Để đổi lấy phép được tham gia trong vấn đề kiếm tiền bạc và khai thác mỏ đá cẩm thạch, phe nổi loạn đã hứa không trang bị vũ khí cho phe bất đồng chính kiến.

Nhượng bộ việc khai thác cây rừng là một vấn đề ngon ăn và quan trọng. Các tướng tá của Miến Điện đã cho các lãnh tụ tại điạ phương có quyền mua các máy móc đốn cây rừng và các loại máy cho trại xẻ gỗ. Các dân buôn bán Trung quốc lợi dụng ngay tình thế để làm ăn tại Miến Điện, đưa cần trục cây, xe vận tải cây và cho đốn cây rừng ngay tại chỗ.

Miến Điện và tỉnh Vân Nam nằm cạnh là nhà của đủ loại thú vật và là nơi có rất nhiều loại cây rừng thâm niên, từ đẳ các chủng loại cây đỗ quyên cho tới con panda gần tuyệt chủng. Có khoảng 12 ngàn chủng loại cây rừng đã được ghi nhận có nằm trong vùng này, một trong phần lớn của vùng có đủ thứ thuộc loại sinh học của thế giới.

Nguyên vấn đề khẩn hoang đã đủ để tàn phá các khu rừng. Năm 1949, năm Cách mạng của Cộng sản Trung quốc, nguyên nửa tỉnh Vân Nam toàn là rừng, nhưng ngày nay rừng của tỉnh này đã bị giảm mất 10%. Còn rừng tại Miền Điện bị giảm hẳn 21% trong năm 1949 và tới ngày nay còn lại chưa được 7%.

Các chuyên gia về môi trường tại Vân Nam cho biết, sự thiệt hại của các khu rừng già dọc biên giới Miến hiện nay trầm trọng. Ngày nay muốn đốn cây, người ta phải đi sâu vào trong đất Miền Điện khoảng 120km.

"Miến Điện thường được các tàn cây rừng che phủ giống như vùng rừng Gaoligong Shan băng qua bên kia biên giới của Trung quốc. Bây giờ các bạn có thể leo lên đỉnh núi, các bạn có thể nhìn thấy không còn cây rừng nữa mà là những con đường của các xe vận chuyển cây đi ra khỏi rừng," theo lời của một chuyên gia về môi sinh, người Trung quốc, đã cho biết

Hầu hết dân Trung quốc đều nói chuyện hay điều đình làm ăn với các chủ tướng nằm trong bang Kachin của Miến Điện nằm ngay sát biên giới của Trung quốc.

"Các chủ tướng thường mỗi người coi một vùng, họ thường nói với chúng tôi như nếu cần mua cả dẫy núi này họ cũng bán cho," theo như lời của Wang Jian, một doanh thương tại Pianma. "Chúng tôi thường gặp phải khó khăn vì các chủ tướng luôn luôn được thay thế bằng người khác. Đó cũng là điều lợi cho chúng tôi, một khi đã công ký với nhau, chúng tôi cho thả dàn để hạ cây đủ loại, lớn thì bán làm gỗ, nhỏ thì bán làm củi để đun. Chúng tôi làm quang nguyên từng khu rừng. Trường hợp chúng tôi không làm như thế, lỡ ra thay đổi chủ tướng, chúng lại phải xì tiền thiệt tốt ra nữa mới giữ được mối làm ăn này."

Việc này đã làm các chuyên gia môi sinh của Trung quốc bất mãn, các chuyên gia này nhìn thấy rõ trong khi Trung quốc ra lệnh cấm đốn các cây trong rừng ìa của Trung quốc, chính sách của Trung quốc lại đi khuyến khích những kẻ đốn cây và những tên buôn bán lậu gỗ để hạ các cây hiếm quí và cho bẫy bắt những con thú sắp tuyệt chủng tại rừng của Miến Điện và Lào để làm thuốc bồi bổ và trường sinh theo y học của Trung quốc.

Nhưng ông Kou Wenzhong là một giới chức cao cấp của cục kiểm lâm Trung quốc, ông đã cho biết, các xí nghiệp Trung quốc đã vào thời kỳ khó khăn để kiếm tiền trong vùng này mặc dầu luật lệ chưa có ra.

"Chúng tôi cũng đang chú tâm vào sinh thái của Miến Điện, nhưng khi một chủ tướng tại vùng đó được thay đổi, hợp đồng bị xé bỏ và mọi việc trở nên rất khó khăn. Biết bao nhiêu hợp đồng đã bị bể ngang, chuyện lỗ lớn là hiển nhiên rồi," theo như giới chức này đã nói ra."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.