Hôm nay,  

Hoa Kỳ Mất Ghế Trong Ủy Ban Nhân Quyền Lhq

04/05/200100:00:00(Xem: 4713)
LIÊN HIỆP QUỐC (Reuters) - Hoa Kỳ đã bị bỏ phiếu hất ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Năm lần đầu tiên kể từ khi Mỹ giúp lập cơ quan này năm 1947 để điều tra các vi phạm nhân quyền khắp thế giới.

Mỹ đã đứng thứ tư với 29 phiếu trong cuộc bỏ phiếu để tranh vào ba ghế giành cho các nước Tây Phương đã tới hạn tái ứng cử. Pháp được 52 phiếu, tiếp theo là Áo (Austria) với 41, và Thụy Điển với 32 trong cuộc bỏ phiếu kín giữa các nước thành viên của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội, cơ quan mẹ của ủy ban nhân quyền 53 nước thành viên.

Mỹ, Nga và Ấn Độ trước đó đã phục vụ trong ủy ban, bây giờ trụ sở ở Geneva, kể từ khi thành lập. Eleanor Roosevelt, bà quả phụ của Tổng Thống Franklin D. Roosevelt, là đại biểu Hoa Kỳ đầu tiên trong ủy ban và là tác giả chính của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948.

Phản ứng [vụ Mỹ mất ghế] thì dữ dội, từ lời tố cáo LHQ do các vị dân cử Cộng Hòa trong Quốc Hội, cho tới lời chỉ trích chính phủ Bush lơ là với ủy ban quốc tế này, làm chậm trễ tiền đóng góp và tự cô lập trên vài vấn đề nhân quyền chính yếu.

Những người khác thì nói việc Mỹ bị đuổi khỏi ủy ban nhân quyền LHQ là do một nhóm các nước bị cáo buộc vi phạm nhân quyền đã móc nối cùng bỏ phiếu chống Mỹ. Và Anh Quốc đổ nguyên do vụ này là từ các móc nối của nhiều thành viên LHQ cùng nhằm chống lại siêu cường Hoa Kỳ.

James Cunningham, đại diện chính của Mỹ ở LHQ, nói, “Dễ hiểu, chúng tôi rất là thất vọng. Chúng tôi rất muốn phục vụ trong ủy ban này.”

Tại Washington, một viên chức Bộ Ngoại Giao giấu tên, nói là ủy ban nhân quyền LHQ sẽ suy yếu vì không có Mỹ tham dự, và “hiển nhiên là các vấn đề tài chánh cũng là bối cảnh cho kết quả bỏ phiếu này.”

Bà ám chỉ tới cuộc tranh chấp lâu dài giữa Mỹ và LHQ về tiền Mỹ còn nợ và mức độ Mỹ đóng góp. Tranh chấp này giải quyết xong trên căn bản, nhưng Quốc Hội Mỹ vẫn chưa chịu trả LHQ 1.7 tỉ đô tiền nợ.

Dân Biểu Nita Lowey (Dân Chủ, NY) nói là vụ bỏ phiếu này đã làm xấu hổ Hoa Kỳ và là cú đánh đau đớn vào vai trò lãnh đạo của Mỹ về nhân quyền và dân chủ, “Tổng Thống Bush đã trì trệ trong việc đưa các viên chức về chính sách ngoại giao ra phê chuẩn. Không thể chấp nhận chuyện chúng ta vẫn chưa có Đại Sứ ở LHQ,” ám chỉ tới việc bổ nhiệm bị hoãn của John Negroponte, 1 nhà ngoại giao hưu trí.

Joanna Weschler, đại diện tại LHQ của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), nói là các các nước Tây Phương và đang phát triển đều có xích mích với Mỹ, “Trong các năm gần đây, Mỹ thường không hỗ trợ các đề nghị nhân quyền quan trọng.” Trong đó có cả giải pháp kêu gọi làm thuốc trị bệnh AIDS giá rẻ cho mọi người, hiệp ước cấm mìn và Tòa Án Hình Sự Quốc Tế.

Bà nói, “Không ngạc nhiên gì khi thấy Mỹ bị đuổi khỏi Ủy Ban Nhân Quyền LHQ. Nhưng để trừng phạt Mỹ, mà lại thưởng cho Sudan, nước đã được bầu vào ủy ban, thì thiệt là phi lý.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.