Hôm nay,  

Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Chào Mừng Palestine

23/03/200000:00:00(Xem: 4601)
VietCatholic News. (22/3/2000) BETHLEHEM – Hôm nay khi đến thăm viếng thành Bethlehem nơi Chúa Giêsu Giáng Sinh, nay là phần đất thuộc về người Palestine, Đức Thánh Cha đã kêu gọi lập “Lãnh thổ nhà” cho dân tộc Palestine và nói lên tầm quan trọng của thành Bethlehem đối với niềm tin Kitô giáo và đối với ý nghĩa Hòa bình thế giới. Bài diễn văn bằng nguyên ngữ Anh văn và được chuyển ngữ sang tiếng Việt do LM Trần Công Nghị – VietCatholic Net như sau:

“Tại đây Chúa Kitô sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria”. Những lời này, được khắc tại nơi mà theo truyền thống Chúa Giêsu giáng sinh, là lý do cho việc Mừng Năm Hồng Ân vĩ đại trong Năm Thánh 2000.

Đó cũng là lý do mà hôm nay đây tôi tới Bethlehem. Là nguồn mạch niềm vui, hy vọng, và thiện tâm mà từ hai thiên niên kỷ qua đã tràn ngập tâm hồn của không biết bào nhiêu người mỗi lần nhắc tới tiếng “Bethlehem”.

Dân chúng từ khắp nơi tuốn về địa điểm độc nhất này của trái đất với hy vọng vượt trên mọi xung khắc và những khó khăn. Bethlehem – nơi mà ca đoàn Thiên thần hát ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người lòng ngay” đã trổi vượt trên hết các nơi và hết các thời -- như là lời hứa món quà Hòa bình của Thiên Chúa.

Sứ điệp Bethlehem là Tin Mừng hòa giải giữa người với nhau, tin mừng của hòa bình cho mọi tầng lớp liên hệ giữa các cá nhân và giữa các quốc gia. Bethlehem là những nẻo đường giao nhau của hoàn vũ, nơi mà tất cả các dân tộc có thể gặp mặt, để cùng nhau xây dựng một thế giới xứng đáng phẩm giá con người và định mệnh của chúng ta.

Viện Bảo Tàng Giáng Sinh vừa mới được khánh thành cũng chứng tỏ cho thấy việc mừng Giáng Sinh của Đức Chúa Kitô đã từng trở nên phần của văn hóa và nghệ thuật của các dân tộc trên khắp các nơi trên thế giới.

”Hòa Bình cho Tất cả”
Thưa ngài Arafat, khi tôi nói lên lời cám ơn ngài vì cuộc tiếp đón nồng hậu đã dành cho tôi nhân danh Quyền Palestine và dân chúng, tôi cũng diễn đạt tất cả niềm hạnh phúc của tôi được hiện diện nơi đây.

Làm sao tôi lại có thể quên không cầu nguyện cho được! rằng món quà hòa bình từ trời cao sẽ từ từ càng ngày càng trở nên hiện thực cho tất cả những ai sống trong giải đất này, giải đất mà đã được ghi dấu có một không hai, bằng những sự can thiệp của Thiên Chúa.

Hòa bình cho dân tộc Palestine! Hòa bình cho tất cả các dân tộc sống trong vùng! Không ai có thể nhắm mắt làm ngơ trước biết bao đau thương của dân tộc Palestine đã phải chịu khổ trong những thập niên vừa qua. Sự dằn vặt đau thương của anh em đã trải ra trước mắt của thế giới. Và nó đã kéo dài quá lâu.

Tòa Thánh Vatican từ trước tới nay vẫn luôn luôn công nhận rằng: người Palestine có quyền tự nhiên trên lãnh thổ nhà của họ, và quyền có thể sống hòa bình và không bị quấy nhiễu với các dân tộc sống trong vùng.

Tại diễn đàn quốc tế, các vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi đã từng tuyên bố là sẽ không thể chấm dứt được cuộc xung đột đáng buồn tại Thánh Địa mà không có sự bảo đảm vững bền cho những quyền của tất cả các dân liên hệ trong vùng, dựa vào căn bản luật quốc tế và những nghị quyết và tuyên ngôn liên hệ của Liên Hiệp Quốc.

Những Ước Vọng hợp pháp
Chúng ta hết thảy đều phải tiếp tục làm việc và cầu nguyện cho sự thành công của mỗi nỗ lực thực chất mang lại hòa bình cho giải đất này. Chỉ với một nền hòa bình chính trực và bền bỉ lâu dài – không bị áp đặt nhưng được bảo đảm qua đàm phán – sẽ làm cho những ước vọng hợp lý của người Palestine được trọn vẹn.

Chỉ khi đó rồi thì Thánh Địa mới có thể thấy được một tương lai mới sáng lạn, không còn bị đầy đọa bởi những đố kị và xung đột, nhưng được vững mạnh, đựa trên nền tảng của hiểu biết và hợp tác cho công ích của toàn thể.

Kết quả này nếu có được phần lớn phải dựa trên sự sẵn sàng với lòng quả cảm của những người có trách nhiệm cho vận mệnh của phần đất này, hầu chuyển tới những thái độ mới trong sự tương nhượng và hành động theo những đòi hỏi của công lý.

Quí Bạn hữu mến yêu, Tôi hoàn toàn ý thức được những thách đố lớn lao mà Quyền Palestine và dân chúng Palestine đang phải đương đầu trong mỗi lãnh vực của kinh tế và phát triển văn hóa.

Một cách đặc biệt, những lời cầu nguyện của tôi là dành cho người Palestine – Tín đồ Hồi giáo cũng như Kitô hữu – những người mà hiện thời còn chưa có nhà riêng thuộc về họ, không có chỗ đứng riêng của họ trong xã hội và khả năng cho một cuộc sống làm việc bình thường hằng ngày.

Cần thiết một hành động cương quyết
Niềm hy vọng của tôi là cuộc thăm viếng này tới Trại Tị Nạn Dheisheh hôm nay, sẽ giúp nhắc nhớ cộng đồng nhân loại quốc tế rằng một hành động cương quyết thực cần thiết để làm cho tình trạng của người Palestine được tiến triển khả quan hơn.
Tôi hài lòng cách đặc biệt vì sự chấp nhận đồng thuận của Liên Hiệp Quốc trên Nghị Quyết về Bethlehem 2000, trong đó cộng đồng quốc tế dấn thân giúp trong việc phát triển vùng này và trong việc thăng tiến những điều kiện hòa bình và hòa giải, đối với một nơi có thể nói là được quý yêu nhất trên trái đất.

Lời hứa Hòa bình tại Bethlehem thuở xưa sẽ trở thành hiện thực cho thế giới, chỉ khi nào phẩm giá của mọi người đã được tác tạo theo hình ảnh Thiên Chúa được công nhận và được kính trọng.

Ngày hôm nay và luôn luôn mãi, người Palestine sẽ có trong những lời cầu nguyện của tôi khi tôi dâng lên Đấng nắm vận mạng của thế giới trong tay của Người. Ước chi Thiên Chúa Cao Cả Nhất sẽ chiếu ánh sáng, gìn giữ và hướng dẫn toàn thể dân chúng Palestine trong nẻo đường đưa đến hòa bình .

Gioan Phaolô II

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.