Hôm nay,  

Dù Chỉ Số Kinh Tế Tăng, Cần Coi Chừng Suy Thoái 2 Lần

16/02/200200:00:00(Xem: 3555)
Bây giờ là lúc phải coi chừng một bình minh giả. Con số chính thức được đưa ra bởi Hoa Kỳ cho đệ tứ tam cá nguyệt đã làm sửng sốt mọi người: nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng, thay vì suy thoái. Hiệp hội Âu Châu cũng đã tung ra tuần trước những thăm dò rất lạc quan cho thấy nền kinh tế của Âu Châu đã bắt đầu hồi phục. Ngân hàng Anh quốc, thở phào nhẹ nhõm với sự hồi phục của nền kinh tế Anh trong tương lai, đã giữ nguyên mức lãi xuất cho ba tháng liền.
Nhưng những kinh tế gia bi quan cảnh báo rằng còn quá sớm để ăn mừng. Một câu ngạn ngữ vẫn vang lên trong tai họ: suy thoái hai lần.
Sự rủi ro này có thật, vì ít khi nền kinh tế toàn cầu lại tuỳ thuộc vào một thứ, không rõ ràng và không chắc chắc: giới tiêu thụ.
Năm ngoái, mức tiêu thụ của các gia đình vẫn tiếp tục gia tăng tại Hoa Kỳ, tại Anh Quốc và tại Âu Châu, trong khi số lượng sản xuất tiếp tục giảm.
Nhiều kinh tế gia tiên đoán là mức sản xuất sẽ gia tăng vào cuối năm nay. Trong thời gian ngắn hạn, số lượng sản xuất sẽ được đẩy mạnh vì hàng tồn kho đã xuống thấp, nhất là tại Hoa Kỳ, nơi mà hàng tồn kho giảm mạnh trong đệ tứ tam cá nguyệt năm ngoái, sẽ là nhiên liệu cho mức sản xuất đầu năm nay. Hơn nữa, sự cắt giảm mạnh của mức chi phí khiến các công ty không còn chỗ cắt giảm nữa. Với sự gia tăng của mức tiêu thụ sẽ bắt buộc các công ty gia tăng mức sản xuất để có thể cung ứng cho thị trường.
Nhưng vấn đề còn rất mù mờ là giới tiêu thụ sẽ tiếp tục đóng vai trò cứu vãn hay họ trông vào các nhà sản xuất gánh lấy một phần gánh nặng trong việc phục hồi kinh tế. Hầu hết, mức tiêu xài năm ngoái đều được làm dưới hình thức vay mượn. Tại Hoa Kỳ, Anh và Đức, số nợ của mỗi gia đình đã vượt mức thu nhập hằng năm.

Tiên đoán số nợ lên cao bao nhiêu mới làm giới tiêu thụ chùn chân quả là một điều phản khoa học. Nợ đã gia tăng đến mức kỷ lục từ nửa thế kỷ qua.
Kẻ thù số một của giới tiêu thụ là thất nghiệp, và vấn đề thất nghiệp đang gia tăng trên toàn thế giới. Tại Đức, nó đã vượt con số 4 triệu người.
Với điều kiện như hiện tại, nhiều kinh tế gia nghĩ rằng giới tiêu thụ phải thay đổi. Tại Hoa Kỳ, Stephen Roach và Morgan Stanley cho rằng với thu nhập hằng năm đang giảm mà mức thất nghiệp lại gia tăng đã làm cho mức tiêu xài vừa qua của giới tiêu thụ không thể đứng vững.
Một kẻ thù khác của giới tiêu thụ là sự gia tăng của lãi xuất. Thị trường tài chánh tiên đoán là lãi xuất sẽ gia tăng mạnh vào cuối năm nay tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
Paul Donovan, một kinh tế gia tại UBS Warburg, nghĩ rằng Quỹ Dự trữ Liên bang biết rằng cách chống lại sự gia tăng thất nghiệp là giữ lãi xuất thấp. Nhiều kinh tế gia khác cũng tự tin rằng Ngân hàng Anh Quốc sẽ cũng dễ dàng trong vấn đề này.
Sự khả dĩ của "suy thoái hai lần" rất mạnh vì mức tiêu thụ của giới tiêu thụ và giới sản xuất không đi chung với nhau. Một phần vì thực tế là mức thất nghiệp bao giờ cũng theo sau sự sút giảm của sản xuất. Một phần khác vì "thú tính" trong mỗi cá nhân của chúng ta.
Giới tiêu thụ có thể giữ vững tinh thần cứng như sắt của họ để ngăn ngừa sự "suy thoái hai lần". Nhưng cũng có thể, chỉ vào tháng tới, họ sẽ có một tinh thần mềm như cọng bún.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.