Hôm nay,  

Mỹ Sẽ Mất 872,000 Việc Làm Vì Thương Ước Mỹ-hoa

22/09/200000:00:00(Xem: 4231)
WASHINGTON (KL) - Tin của AP - Thượng viện Hoa kỳ đã dựng giai đoạn cho thời đại mới để dấn kinh tế vào một quốc gia có dân số đông nhất thế giới, sau khi bỏ phiếu thuận thương ước Mỹ-Hoa.

Nhưng những người hoài nghi cho biết việc sẽ xẩy ra là sự cầm quyền độc đảng của cộng sản mau cáo chung với một liều thuốc tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời có thể sẽ là cuộc tranh dấu lâu dài và khó khăn.

Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton, người đã cho dấn kinh tế vào một trong những mấu của nhiệm kỳ tổng thống của ông, đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Hoa lục để tiếp tay những cái hiện có mà Trung quốc đang phấn đấu vì muốn đời sống lao động cao hơn, môi sinh sạch hơn, vì nhân quyền và cầm quyền bằng luật pháp.

Song quan niệm này xem ra có vẻ đơn giản, theo như các chuyên gia chuyên về Trung quốc cho biết. Một số cho rằng, trận chiến của Hoa kỳ đã bầy sẵn cho Trung quốc là những hướng đi mới bắt đầu với những cơ hội mậu dịch được bành truớng ngay cho Bắc Kinh hội nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế WTO.

“Cuộc tranh đấu thực sự đi truớc chúng ta là để Trung quốc tuân thủ các điều lệ của tổ chức WTO,” theo như lời của Greg Mastel, một chuyên gia chuyên về Trung quốc tại cơ sở New America Foundation, một tổ chức nghiên cứu chuyên đề của Washington.

Ông Mastel đã cho biết, những vấn đề khó khăn khác đã làm căng thẳng các mối quan hệ hiện nay chưa giải quyết được. “Chúng ta vẫn còn đủ các loại tranh chấp về nhân quyền, về Đài Loan và về mậu dịch,” theo như ông đã cho biết. “Quan hệ bình thường vĩnh cửu chưa hẳn là cách giải quyết những vấn đề tại Trung quốc hiện nay.”

Những nguời phản đối thương ước này đã dùng các con số do ủy ban thường mại quốc tế của Hoa kỳ (US International Trade Commission) đã dự đoán có 872 ngàn công việc để kiếm cơm hàng ngày sẽ mất đi trong chục năm tới khi mở đường nhập cảng hàng hóa của Trung quốc vào trong nền kinh tế Hoa kỳ.

Các nghiệp đoàn lao động Hoa kỳ cho biết các doanh nhân Hoa kỳ đã hỗ trợ thương ước này bởi vì có dịp để chuyển các việc làm phải trả luơng cao vào Trung quốc để lợi dụng việc trả lương thấp cho công nhân Trung quốc.

Nhưng các chuyên gia về thương mại cho biết sự đột biến kinh tế lớn hơn của sự thỏa thuận này sẽ xẩy ra tại Trung quốc, như lãnh lương người công nhân phải tiêu cho những nhu cầu theo đời sống mới, họ sẽ là những người tiêu thụ lớn của các nhà kinh doanh Hoa kỳ.

Nếu Trung quốc nghe theo lời cố vấn của những nhân vật đổi mới và xé bỏ hàng rào mậu dịch cao, Trung quốc phải đương đầu với sự thất nghiệp tập thể có vóc dáng khổng lồ, với quốc doanh không có kết quả. Một số tài liệu nghiên cứu cho biết, có khoảng 14 triệu người mất việc trong năm năm tới.

Nội các Hoa kỳ và những cơ quan đồng đẳng chuyên về doanh vụ đang tin vào sự đổi mới đang tiến lên, mặc dầu có sự rời đổi tạm thời, bởi vì tin tưởng Trung quốc có một tham vọng mạnh mẽ để chiếm vị thế đúng lúc như có một nền kinh tế của những nền kinh tế dẫn đầu của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Giang Trạch Dân đã theo vết của Đặng Tiểu Bình là đi bước dài về kinh tế, còn chính trị cho đi bước ngắn như chuyển Trung quốc thẳng tới tư bản trong xã hội chủ nghĩa.

Về mặt chính trị, ông Clinton và Phó tổng thống Al Gore có sự vá víu che đậy nào đó trong nội bộ đảng của hai ông. Những người của đảng Dân chủ đã bỏ phiếu cho đạo luật thương mại cấp cho Trung quốc cũng đã nhận định rõ sự phản đối của những người lao động nằm trong các tổ chức, họ là những cử tri quan trọng của đảng Dân chủ.

Các nhà xuất cảng Hoa kỳ sẽ không nhìn thấy những cái lợi lúc ban đầu do thị truờng Trung quốc được mở rộng cho tới khi quốc gia này được công nhận để gia nhập tổ chức mậu dịch WTO. Tới lúc này đảng CSVN sẽ há hốc miệng để nhìn những hậu quả vì trâu chậm phải uống nước đục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.