Hôm nay,  

Thế Vận 2000 Tại Sydney: Csvn Muốn Cờ Đỏ Tràn Ngập

22/07/200000:00:00(Xem: 5653)
SYDNEY - Nguồn tin đặc phái viên Sàigòn Times tại Úc cho biết, trong mùa Thế Vận Hội 2000 tại Sydney, chính quyền cộng sản Hà Nội hiện đang tìm cách phân phát hàng ngàn cờ đỏ sao vàng trong hàng ngũ sinh viên học sinh VN hiện du học, các thân nhân của vận động viên tham dự Thế Vận Hội cũng như các gia đình của nhân viên tòa đại sứ, lãnh sự cộng sản tại Úc.
Nhiều tổ chức chìm nổi của cộng sản tại Úc cũng đã họp nhiều buổi để tìm cách đối phó với phong trào chống cộng, đồng thời đề ra những phương cách thao túng cộng đồng người Việt nói riêng và cộng đồng Úc nói chung.

Đặc biệt, chính quyền cộng sản Hà Nội cũng đã tỏ vẻ tức giận khi hay tin, có nhiều người Úc gốc Việt hiện làm tài xế xe bus, taxi, hoặc nhân viên phục vụ tại làng Thế Vận... đã từ chối không chịu đeo huy hiệu có hình cờ đỏ sao vàng do Ủy Ban Thế Vận Hội cung cấp.

Được biết, trong dịp Thế Vận Hội, để phục vụ các vận động viên và thân nhân đến từ các quốc gia trên thế giới, Ủy Ban Thế Vận Hội đã yêu cầu các công ty chuyên chở công cộng cũng như tư nhân, các tổ chức thiện nguyện, các cơ quan phục vụ Thế Vận Hội, khuyến khích các nhân viên đeo hình quốc kỳ của quốc gia mà nhân viên đó am tường văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán... Làm như vậy, các vận động viên, các thân nhân của họ, cũng như các du khách, chỉ cần nhìn vào quốc kỳ là biết họ có thể trò chuyện bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Trong khi hầu hết nhân viên người Úc đến từ các quốc gia trên thế giới đều sẵn sàng đeo huy hiệu có hình quốc kỳ của quốc gia mình, riêng người Việt, đã có nhiều người thẳng thắn từ chối vì cho rằng, đó là lá cờ của một chế độ độc tài, khát máu, phi dân chủ từ xưa cho đến cả bây giờ.

Anh D. hiện đang lái xe bus cho chính phủ tiểu bang NSW cho biết, gần đây, ban giám đốc đã gửi anh một tờ form kèm theo lá thư yêu cầu anh tình nguyện đeo quốc kỳ CSVN. Nếu chấp thuận, anh phải điền đơn và gửi về cho ban giám đốc trước ngày 14 tháng 7. Tuy nhiên trong thư ban giám đốc cũng xác nhận, chuyện đeo hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào sự tình nguyện của anh chứ cơ quan không bắt buộc.

Trong số anh em lái xe bus tại NSW cũng có một số người rời Việt Nam từ thời Pháp. Vì vậy, những người này không hiểu rõ về cộng sản. Gần đây về thăm nhà, những anh em này nhận ra sự tệ hại, ngu dốt và tàn bạo của cộng sản, nên hiện cũng thẳng thắn từ chối đeo cờ cộng sản VN. Anh D. tự hào cho biết, có một vị đã lớn tiếng tuyên bố: “Cờ đó đâu có phải cờ của tổ quốc tôi đâu mà tôi đeo!” Một vị khác, tuổi mới ngoài 40 cũng hùng dũng không kém, “Tôi là người quốc gia, đến Úc để tỵ nạn cộng sản, thì không có lý gì tôi lại đeo lá cờ CS trên người”.
Một chị người Việt bán cửa hàng thực phẩm tại làng Thế Vận Hội Homebush cũng mỉm cười cho đặc phái viên của Sàigòn Times biết, “Em tuy không phải là người vượt biển tỵ nạn, nhưng em hiểu lá cờ của cộng sản đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh tang thương trên đất nước suốt cả nửa thế kỷ qua. Vì vậy, một là bảo em đeo cờ vàng ba sọc đỏ, hai là em đeo cờ Úc, chứ nhất định em không chịu đeo lá cờ cộng sản”.

Khi được hỏi, nếu không đeo có thể mất việc, chị cười rất tươi: “Em không bán hàng chỗ này thì bán hàng chỗ khác. Chứ còn đeo cờ cộng sản thì cả đời em, em sẽ vĩnh viễn không dám soi gương, không dám ngước mắt nhìn di ảnh của cha em”.

Qua tâm sự, chúng tôi được biết, thân phụ của cô T. nguyên là trung tá quân lực VNCH và ông đã mất trong một trại cải tạo ở thượng du Bắc Việt. Khi đó cô T. mới được 9 tuổi.

Ở thời điểm hiện tại, sự từ chối đeo cờ CSVN còn lẻ tẻ, nên chính phủ Hà Nội chưa chính thức lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, qua nguồn tin chúng tôi mới thu lượm được thì có thể vào cuối tháng 7, đầu tháng 8, chính phủ Hà Nội sẽ qua Ủy Ban Thế Vận Hội VN tìm cách lên tiếng. Khi đó, nhiều người e ngại, Ủy Ban Thế Vận Hội 2000 sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn để buộc người Úc gốc Việt phải đeo cờ cộng sản trên áo. Trước viễn ảnh đó, thiết tưởng qúy vị lãnh đạo cộng đồng cần có những biện pháp thích hợp để một mặt hậu thuẫn quan điểm chính trị hợp tình hợp lý của qúy anh chị em nhân viện người Úc gốc Việt, đồng thời làm sáng tỏ thái độ lập trường của cộng đồng người Việt đối với chính giới và xã hội Úc.

Một vị cao niên có hai người con hiện lái xe taxi tại Sydney đã góp ý với chúng tôi: “Mình là người Việt, thấy anh chị em vận động viên từ Việt Nam sang tranh tài thì nên ủng hộ giúp đỡ họ. Tình hàng xóm láng giềng, tình đồng bào, rồi còn tinh thần thể thao nữa. Nhưng mình phải hiểu, giúp là giúp người Việt mình chứ không phải giúp chế độ cộng sản Hà Nội à nghe. Cái gì cũng vậy, giúp thì phải giúp chân thành, nhưng cũng phải minh bạch, không thể lập lờ được. Giúp bao nhiêu cũng được, chân tình mà giúp, nhưng đeo cờ của cộng sản là nhất định không. Tôi bảo hai thằng con tôi, nếu họ bắt chúng mày phải đeo, cứ bảo tao. Tao sẽ đến gặp họ cho họ coi mấy vết sẹo trên lưng tao là họ hiểu cộng sản nó là người hay là thú.” Vị cao niên cũng đưa ra một đề nghị, thay vì đeo cờ CSVN, ta có thể đeo tấm huy hiệu nhỏ có ghi chữ “Vietnamese” là ai cũng biết.

Cụ Ng. cũng nhấn mạnh, “Nói thể thao phi chính trị là nói trên lý thuyết thôi. Xưa nay mình chơi bời, hay thi thố với người nào thì người đó cũng phải xứng đáng. Chẳng nói đâu xa, nói ngay Úc đây này. Trước đây khi Nam Phi duy trì chế độ kỳ thị chủng tộc, Úc vẫn tẩy chay không cho Nam Phi đến Úc tranh tài suốt bao nhiêu năm đó. Còn người Việt mình đến Úc tỵ nạn cộng sản. Chính phủ Úc biết rõ điều đó mới chấp nhận mình. Bây giờ cộng sản VN còn sờ sờ ra đó. Chúng vẫn tàn ác, hung dữ hệt như ngày xưa. Như vậy mình từ chối đeo cờ CSVN là hợp lý. Bình tĩnh phân tích cho người Úc họ hiểu, thì họ cũng chẳng nỡ nào bắt ép mình làm một việc trái với lương tâm.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.