Hôm nay,  

Hoa Kỳ Suy Thoái, Á Châu Khó Hưởng Lợi

04/03/200100:00:00(Xem: 4361)
HONG KONG (Wall Street Journal) - Nền kinh tế các nước Á Châu sẽ không nhìn thấy bao nhiên tiền đổ vào đầu tư từ các công ty tài chính Hoa Kỳ giữa lúc kinh tế Mỹ đang suy yếu. Tình hình này hoàn toàn traí ngược với mười năm trước.

Vào đầu thập niên 1990s, kinh tế Mỹ suy yếu, và tiền đầu tư đã được giới đầu tư đưa ra khỏi Hoa Kỳ để đổ vào các nền kinh tế đang lên. Thế nên, tại Á Châu, giá cổ phiếu tăng cao vọt lúc đó. Nhưng trong đầu các năm 2000s, kinh tế Mỹ lại suy yếu nữa. Và các nhà phân tích nói là sẽ không có hiện tượng tiền bỏ chạy từ Mỹ vào Á Châu.

Trong nhiều cách, tình hình trông có vẻ tương tự như một thập niên trước, nhưng những dị biệt chính yếu sẽ chỉ cho thấy tiền bỏ chạy khỏi Hoa Kỳ không nhiều như thời đó. Hoàn cảnh kinh tế tại Á Châu đã khác. Hồi thập niên trước, Á Châu đang bùng nổ, ngay cả khi Hoa Kỳ tiến vào suy thoái. Thế nên giới tư bản tính rất gọn: đưa tiền ra khỏi các nền kinh tế tăng chậm và đổ tiền vào các nền kinh tế đang tăng nhanh. Dĩ nhiên, là vào giữa thập niên 1990s, khủng hoảng kinh tế Á Châu bùng nổ, nhưng khi mới vào thập niên 1990s thì không có kinh tế gia nào tiên đoán nổi, vì lúc đó giá cổ phiếu mỗi năm cứ tăng vọt.

Ngược lại, năm nay và năm ngoái, các nền kinh tế Á Châu và cổ phiếu đã bị khựng lại. Các quyết định cắt lãi suất trong khu vực này như dường không đạt kết quả mong muốn. Á Châu không cung ứng một nơi hấp dẫn như hồi đó.

Thêm nữa, còn là thaí độ phức tạp hơn đối với các nền kinh tế đang lên. Trong đầu thập niên 1990s, các nền kinh tế đang lên [tại Á Châu] là hiện tượng bùng nổ liên tục. Các nhà đầu tư thích bơm tiền vào các nền kinh tế tăng tốc, và đặc biệt là yên tâm với cÁC khoản đầu tư trực tiếp mà Nhật bơm vào các nước lân bang. Bây giờ thì tới phiên Nhật khủng hoảng rồi.

Ajay Kapur, chiến lược gia khu vực của công ty Morgan Stanley Dean Witter & Co. nhận xét, dù vậy cổ phiếu Á Châu năm nay cũng sẽ có lời nhiều hơn, khi so với Mỹ năm nay, một phần vì cổ phiếu Á Châu đã sụt nhiều hơn cổ phiếu Mỹ.

Lý do nữa, Hoa Kỳ đã có chính sách tiền tệ và ngân sách tốt hơn. Mười năm trước, giới đầu tư ít tin vào các nhà hoạch định chính sách Mỹ, những người như dường bất lực để ngăn Hoa Kỳ không rơi sâu thêm vào suy trầm. Hoa Kỳ lúc đó mới thoát khủng hoảng tiền vay và tiết kiệm, và ai cũng lo ngại về hệ thống ngân hàng. Năm 1991, tổng sản lươ5ïng quốc dân GDP Hoa Kỳ co lại khoảng 0.5%; như vậy là thê thảm hơn mức tăng 1.8% của năm 1990. Chỉ số kỹ nghệ Dow Jones giảm 4% năm 1990.

Nhưng tới năm 2001, Hoa Kỳ mới trải qua 9 năm kinh tế tăng liên tục. “Người ta vẫn còn tin tưởng vào chính sách Mỹ và khả năng nhà nước Hoa Kỳ để ngăn chận cú suy thoaí toàn diện,” đặc biệt là tin vào Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Alan Greenspan, theo lời Geoffrey Barker, kinh tế trưởng của HSBC tại Hồng Kông (Bi hài là, Greenspan cũng giữ chức này trong thời suy thoái 1990-91.) Ngược lại, các vị tư lệnh tài chính tại Âu Châu và Á Châu lại bị nhìn như là quá dở.

Lý do nữa là mức đầu tư trong hai năm qua. Nhiều công ty quản trị đầu tư Hoa Kỳ, đặc biệt là các quản lý quỹ hưu bổng Âu Châu, đã bơm tiền vào cổ phiếu Á Châu trong vài năm qua. Thế nên, họ nhiều phần sẽ không đổ thêm bao nhiêu vào đây năm nay.

Lý do nữa, là phaỉ đa dạng hóa. Các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa thoát ra khỏi cổ phiếu Mỹ sẽ không nhất thiết phải vào Á Châu, nơi rất dao động trong vài tháng qua. Barker nói, tư bản Mỹ nhiều phần sẽ đổi lấy tiền mặt hay là mua trái phiếu, thay vì đưa ra hải ngoại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.