Hôm nay,  

Các Hãng Chạy Đua Chế Phi Cơ Hợp Môi Sinh

23/04/200100:00:00(Xem: 4520)
OTTAWA (KL)- Các phi cơ tương lai trên thế giới sẽ bay yên lặng hơn, ít ô nhiễm không trung, và thỏa mãn các luật lệ về môi sinh càng ngày càng buộc gắt gao hơn.

Các nhà đóng phi cơ đang hoạch định để chế tạo loại phi cơ loại lá xanh (green). Từ lá xanh được dùng hàm ý hòa hợp với sự sống của thiên nhiên đã định sẵn. Giảm giá thành trong việc khai thác phi cơ để chuyên chở, phi cơ bay khá hơn, tình trạng bay an toàn gia tăng không còn là những chuyện bàn luận quan trọng trong việc bán các phi cơ để chuyên chở hành khách.

Trong việc thiết kế để đóng phi cơ, các nhà chế tạo phải chú ý tới vấn đề bảo vệ môi sinh đang đặt nặng trên vai các hãng hàng không. Các hãng hàng không buộc phải chống các thán khí (CO2) của các động cơ thải ra và làm ô nhiễm môi sinh, làm giảm hẳn tiếng ầm ĩ của phi cơ đối với vùng chung quanh của các phi cảng.

Người ta phỏng định hoạt động của các đoàn phi cơ thương mại trên thế giới chịu trách nhiệm từ 3 % cho tới 5% về khí CO2 mà các phi cơ của hàng không đã cho thải ra và làm ô nhiễm bầu khi quyển và làm hại tầng ozone của thượng tầng không khí hiện nay. Tầng ozone có đặc tính lọc hay chặn những bức xạ cực tím của ánh sánh mặt trời gây hại tới sức khỏe của con người.

Trong khi đó các đoàn phi cơ không ngừng gia tăng : theo sự nghiên cứu của Airbus về nghiệp vụ hàng không, công ty này đã ghi trong tài liệu “Global Market Forecast 2000-2019” và cho biết các hành khách đi máy bay gia tăng hàng năm trên 5% trong vòng 10 năm nay và sẽ gia tăng 4,6% vào khoảng chục năm tới.

Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế phỏng định mức độï lưu thông bằng đường hàng không vào năm 2050 phải được nhân với con số 6,5.

Như thế phải làm thế nào vừa đáp ứng nhu cầu, vừa phải giảm sự ô nhiễm"

Các phi cơ có khả năng chuyên chở nhiều hàng khách như loại phi cơ Airbus 380 hay loại phi cơ có cánh cố định chỉ trong khoảng thời gian không lâu phải đưa ra cái lợi ích bắt buộc cho công chúng như : Tính theo đầu hành khách, nhiên liệu tiêu thụ cho các phi cơ này phải giảm đi.

Nhưng việc này vẫn chưa đủ. Các phi cơ trong tương lai còn phải ráp các loại động cơ vừa sạch, vừa không rống lên ầm ĩ trong khi cho chạy và có hình thù tuân theo định luật của khí động học để cải tiến các tính năng của phi cơ cho khá hơn như nhiên liệu được tiêu thụ ít đi, tiếng động cơ phải chạy được êm hơn, nhất là trong những lúc phi cơ cất cánh và hạ cánh.

Công ty Airbus đã đưa ra đường hướng này và theo những mẫu thức có tính cách mạng cho ngành hàng không như cánh bay của phi cơ có hình rhomboidal của không gian ba chiều (một loại hình thoi), phần cánh đuôi có hình chữ V, loại đuôi lưỡng giạt (bi-drift = vừa nâng và vừa giữ hướng)… và hai động cơ phản lực được nằm giữa hai cánh đuôi hình chữ V để làm cho tiếng động cơ khi bay không dội xuống dưới mặt đất.

Còn Công ty Boeing đưa ra loại phi cơ bay nhanh hơn, bay xa hơn … nhưng phi cơ không lớn hơn.

Theo mô hình của Boeing đưa ra cho chiếc phản lực cơ ngày mai, nhà chuyên đóng các loại phi cơ khổng lồ này sẽ cho dẹp loại phi cơ 747X quen thuộc sang một bên và tập chung vào việc thiết kế loại phi cơ có khả năng đi nhanh, bay cao hơn và xa hơn.

Loại phi cơ Boeing tương lai sẽ chở ít hành khách nhưng phóng đi với vận tốc siêu thanh 0,95 Mach hay có thể bay nhanh hơn vận tốc đề định này, cứ một đoạn 5000km đường chim bay, phi cơ Boeing làm cắt ngắn được một tiếng đồng hồ.

CÁC TÍNH NĂNG ĐƯỢC CẢI TIẾN

Cánh phi cơ có kiến trúc hình “rhomboidale”, cái ngạc nhiên hơn cả được biết là kiến trúc này có cánh nối vào nhau theo một hình thang để làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

Phi cơ không còn cánh đuôi ngang cố định, cánh đuôi loại này thường giữ cho phi cơ thăng bằng theo chiều dọc và dùng để cho phi cơ bay ngóc lên hay ngóc xuống.

Người ta sẽ cho thế cánh đuôi ngang bằng cánh thứ hai gắn vào vòm trên của thân phi cơ. Cánh thứ hai song song với cánh chính, gốc cánh được kết nối vào thân phi cơ và chạy suôi nhẹ về phía sau. Cánh chính và cánh thứ hai nối với nhau bằng hai thành đứng.

Cấu trúc cánh theo hình thang này có nhiều cái lợi, cánh nhỏ đi nhưng cánh có một sức nâng lên tương đương như kiến trúc của cánh cũ, Nhờ hình thang đứng, nên bề ngang cánh được thu hẹp, phi cơ kiểu này chiếm chỗ trên phi cảng ít đi, toàn bộ cánh tạo theo kiểu hình thang được cứng cáp hơn; toàn khối phi cơ bớt nặng. nhiên liệu tiêu thụ được giảm đi.

Các kỹ sư hàng không cũng đã họa ra một kiểu phi cơ ba cánh (triplane). Phi cơ này có cánh đuôi nằm phía sau như kiểu cánh đuôi cũ nhưng nhỏ hơn. Phần thân phía trước của phi cơ có thêm cánh vây để thân phi cơ được thăng bằng thêm theo chiều dọc.

Kết quả kiến trúc của phi cơ loại ba cánh làm giảm đi sức cản của không khí (drag) , khối luợng (mass) toàn phi cơ giảm đi, nên phi cơ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn.

Ngoài ra tính năng của phi cơ ba cánh sẽ được cải tiến tốt hơn khi bay ở vận tốc thấp ( lúc cất cánh, lúc bay sáp gần phi trường và lúc hạ cánh), cánh vây nằm trên thân phía trước còn tạo thêm sức nâng cho phi cơ.

Mẫu thức phi cơ ba cánh có vẻ uyển chuyển hơn, cho phép có thể tạo thân phi cơ theo mọi hình dạng bất kỳ và các cánh nâng ngắn đi.

Song song với việc cải tiến cấu trúc về khung phòng phi cơ (airframes), các nhà chế tạo động cơ cho phi cơ phải làm giảm tiếng vang lên do ảnh hưởng của khí nóng thoát ra khỏi ống dẫn khí này với vận tốc cao. Các động cơ phải nhẹ để ráp ở trên mặt cánh để giảm đi tiếng dội của động cơ xuống đất.

Để tránh sỏi, đá và các vật lạ văng vào trong miệng hút gió của động cơ trong lúc lăn bánh, càng chân đáp được làm thu nhỏ lại.

Phương thức thứ hai cho động cơ là các động cơ được gắn ở đằng sau và giữa hai cánh đuôi hình chữ vê để không cho tiếng ầm ĩ của động cơ dội xuống đất trong lúc đang bay. Cánh đuôi hình chữ V rất thích hợp với khí động học, ngoài ra còn làm cho trọng lượng phi cơ được nhẹ đi.

Theo như lời nói nhấn mạnh của Tiến sĩ Rainer Von Wrede của công ty Airbus : “Các phi cơ loại mới phải vừa không làm ồn ào, vừa có đầy đủ tiện nghi, vừa bảo đảm và vừa tiết kiệm về mọi phương diện khi dùng để thay thế cho các phi cơ cũ.”

Các nhà khai thác hàng không và các cơ quan trông coi phi cảng ngày nay đang quay trông cậy vào các nhà đóng phi cơ và chế tạo động cơ riêng cho phi cơ nhờ vào những phát minh và sự tìm kiếm các kỹ thuật ứng dụng cho phi cơ quân sự và các phi thuyền không gian.

Các nhà đại diện cho công ty Boeing và cơ quan Không gian và Hàng không do nhà nước Nga quản lý đã ký kết ngày 13 tháng tư để phát triển việc đóng phi cơ. Công ty Boeing cũng đã xử dụng trên 600 kỹ sư thiết kế, các lập chương viên và các bác học người Nga và chỉ đựợïc phép xử dụng và điều hành các nhân viên này trong văn phòng thiết kế mở trên đất Nga, ngoài lãnh thổ của Hoa kỳ.

Việc này chứng tỏ công ty Boeing Hoa kỳ đang tính chạy đua với công ty Airbus của tập đoàn kinh doanh nằm trong Liên Minh Âu châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.