Hôm nay,  

Ấn-hồi Sẽ Động Đất Lớn, Ít Nhất 200,000 Người Chết

09/09/200100:00:00(Xem: 3836)
New Delhi - Địa chấn viên cho rằng đây chỉ là lo hoảng, chính phủ thì làm ngơ, dân chúng tỉnh bơ trước một bản nghiên cứu của Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Nam Á Châu sẽ bị một trận động đất khủng khiếp.

Những nhà nghiên cứu mới đây đã cho biết một sức ép khổng lồ đang dồn nén trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, sẽ bùng nổ và sẽ gây nên một cơn địa chấn với cường độ 8.1 cho đến 8.3. Bản nghiên cứu cho biết cơn địa chấn này sẽ làm ảnh hưởng đến 50 triệu người tại Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh và Bhuta, sẽ giết ít nhất khoảng 200 ngàn người.

Mặc dù những hình ảnh của cơn động đất tại miền tây Ấn Độ tiểu bang Gujarat vào tháng Giêng vẫn còn đậm nét trong đầu, nhưng những người dân sống tại Tân Đề Li chẳng tỏ ra lo ngại chút nào về lời tiên đoán này cả.

"Chúng tôi có thể làm gì được ngay cả chúng tôi biết trước một trận động đất sẽ tàn phá Tân Đề Li" Không có chỗ nào để trốn cả. Hãy xem những gì xảy ra tại Gujarat. Trời kêu ai nấy da.ï" một người dân tại Tân Đề Li nói vậy.

Ít nhất là 14,000 người thiệt mạng, cả chục ngàn căn nhà bị phá huỷ khi cơn động đất với cường độ 7.9 tàn phá Gujarat vào ngày 26 tháng Giêng năm nay. Những nhà địa chấn tại Ấn Độ, mặc dầu đồng ý với bản nghiên cứu của Hoa Kỳ, nói rằng chẳng có gì mới lạ cả. Họ nhấn mạnh rằng bản nghiên cứu chẳng tiên đoán được khi nào cơn địa chấn sẽ xảy ra.

"Họ nói rằng một cơn địa chấn lớn sẽ "sắp" xảy ra, đối với địa chấn học, điều này có thề là nhiều năm nữa ", Janardan Negi, một địa chấn viên đã nói thế.

Những nhà địa chấn trong viện nghiên cứu của Ấn Độ cũng cho đây là sự lo hoảng. "Tôi không thấy đây là tin quan trọng. Mười năm trước, họ cũng đã nói y như vậy ", khoa học gia S.N. Bhattacharya nói thế.

Nhưng những nhà thầu xây cất tại Tân Đề Li nói rằng họ tin vào những con số thiệt hại do bản nghiên cứu đưa ra. "Tôi không muốn nghĩ đến điều nếu cơn địa chấn xảy ra tại Gujarat sẽ xảy ra tại Tân Đề Li. Động đất không giết người ta, nhưng những cao ốc hay những căn nhà xây cất không đúng tiêu chuẩn mới là thứ giết ngưới " một kiến trúc sư đã nói.

Tại quốc gia lân cận Pakistan, Malik Salahuddin, một viên chức của viện địa chất cho rằng bản nghiên cứu phóng đại quá mức. Ardeshir Cowasjee, một thành viên của tổ chức nhân dân tại Pakistan nói rằng phần lớn nhà tại Pakistan sẽ bị tàn phá vì chúng được xây cất không đúng tiêu chuẩn.

Tại Bangladesh, phần lớn dân chúng không biết đến bản nghiên cứu. Chính phủ Bangladesh đã làm ngơ với lời tiên đoán này. Với hơn 9 triệu dân sống tại thủ đô Dhaka, một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới. Những cao ốc tại Dhaka được xây dựng vội vàng trên những kinh rạch và đầm lầy, những phần đất được coi như vùng nguy hiểm nếu bị động đất.

"Chúng tôi chỉ cầu nguyện rằng nó sẽ không xảy ra. Chúng tôi chẳng làm được gì cả " một thương gia tại quận Nawabpur đã tâm sự như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.