Hôm nay,  

Iraq: Hiến Pháp Trễ 1 Tháng Người Kurd Xin Triển Hạn 6 Tháng

01/08/200500:00:00(Xem: 4891)
BAGHDAD - Uûy Ban thảo hiến Iraq yêu cầu QH cho gia hạn công tac 30 ngày để làm xong việc, công văn chính thức sẽ gửi vào ngày Thứ 2 - quyết định này cho thấy có thoái bộ trong cac nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm củng cố xung lực chính trị để đánh lại quân nổi dậy.
Theo thời hạn đã định thì QH Iraq sẽ biểu quyết chấp thuận hiến pháp vào khoảng trung tuần Tháng 8 để trưng cầu dấn ý vào giữa Tháng 10, mở đường cho cuộc tổng tuyển cử Tháng 12.
Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ công thức ấy, nhưng cac bất đồng tiếp tục giữa cac nhóm đại biểu chủng tộc và tôn giáo tại Uûy Ban thảo hiến. Ông al-Araji, 1 trong cac đại biểu, nói các đại biểu Kurd muốn gia hạn 6 tháng, nhưng cac đại biểu Shi'ites và Sunni quyết định xin gia hạn 30 ngày. Hoa Kỳ hi vọng rằng xung lực chính trị sẽ lôi kéo phe Sunni ra khỏi cuộc nổi dậy để Hoa Kỳ và các đơn vị ngoại quốc có thể ra đi trong năm tới.
Cac điểm đang tranh cãi là cơ chế liên bang, tình trạng song tịch và vai trò của Hồi Giáo.

Hồi Giáo Sẽ Vẫn Là Căn Bản Của Hiến Pháp Iraq
CAIRO - Văn hóa có trọng lượng hơn hiến pháp và luật pháp ở thế giới Arap - cac đại biểu của ủy ban soạn thảo hiến pháp Iraq sẽ coi đạo Hồi là nền tảng của bộ luật cao nhất nước.
Hiến pháp của cac quốc gia Arap có khac nhau về vai trò của đạo Hồi tư Lebanon, nơi mà chữ Hồi Giáo không xuất hiện, cho đến vương quốc Saudi Arabia xac nhận kinh Koran là hiến pháp. 6 nước không nói tới chữ Hồi Giáo trong hiến pháp gồm Algeria, Morocco, Tunisia, Libya, Lebanon và Jordan. Kuwait cấm rượu nhưng mới đây công nhận quyền bầu cử của phụ nữ trong khi tại Ai Cập phụ nữ bị kỳ thị hơn.
Cựu TT Sadat của Ai Cập sửa hiến pháp trong thập niên 1970, sửa ngôn từ "1 nguồn của luật pháp" thành "nguồn luật pháp", xac nhận tầm quan trọng của luật Hồi Giáo.
Tại Iraq hiện nay, 1 thành phần lo sợ rằng cac lãnh tụ phe Shi'ites muốn ngôn từ tương tự trong hiến pháp mới làm nền tảng cho 1 chế độ thủ cựu hơn, ít nhất ở cac vùng mà người Shi'ites chiếm đa số.
Tại 1 số tỉnh miền nam, họ đã cố cưỡng đặt cac quy định dựa trên Hồi Giáo, buộc phụ nữ ăn mặc kín từ đầu đến chân, đóng cửa các tiệm rượu và cửa hàng bán sản phẩm âm nhạc.
Bản thảo hiến pháp do báo al-Sabah đăng tải tuần qua coi Hồi Giáo là căn bản chính, nhưng Uûy Ban thảo hiến còn thảo luận về ngôn từ.
Trưởng giáo thế lực al-Sistani không giấu ý muốn duy trì vai trò mạnh của đạo Hồi trong khi không tán thành quyền cai trị trực tiếp của cac giáo sĩ như ở lân bang Iran.
Cac nhà quản lý Hoa Kỳ khăng khăng đòi sử dụng ngôn từ coi đạo Hồi là 1 nguồn gốc của luật pháp khi hiến pháp tạm được chấp thuận hồi Tháng 3-2004. Nay các đại biểu hậu thuẫn từ "nguồn chính" nay là đa số tại Uûy Ban thảo hiến.

2 Đoàn Xe Phó TT Calabi Và Phó Thủ Tướng Bị Phục Kích
,
Về mặt bạo động, bom xe nhắm đánh xe cảnh sát chạy qua 1 con đường gần thị trấn Haswa, 30 dặm phía nam Baghdad, 5 thường dân thiệt mạng và 10 người bị thương, gồm 2 cảnh sát.
Tin quân sự cùng ngày cho biết 5 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương trong 2 vụ giựt mìn ở Baghdad. Xe tuần tiễu bị mìn ở xóm Dora lúc 1 giờ 40' chiều chủ nhật, đơn vị đặc nhiệm Baghdad của Hoa Kỳ thiệt 1 chết 4 bị thương.
Đến 11 giờ đêm, cũng lực lượng đặc nhiệm này thiệt 4 tử thương trong 1 vụ giựt mìn ở khu tây nam Baghdad. Ở Basra, bom ven đường gây thương tich 2 nhân viên an ninh tư của 1 công ty Anh - họ làm nhiệm vụ bảo vệ tòa lãnh sự Anh tại Basra, miền nam Iraq.
Đa số trong 8500 quân Anh hoạt động trong vùng này - 1 vật nổ thứ nhì gây thương thich 2 trẻ em vào khoảng 5 phút sau.


Trong khi đó, đoàn xe của Phó Thủ Tướng Ahmed Chalabi cũng bị phục kích ở Latifiya, 35 dặm phía nam thủ đô vào lúc 5 giờ rưỡi chiều chủ nhật - 1 vệ sĩ thiệt mạng và 3 người bị thương.
Các chi tiết chưa được biết. Cùng ngày chủ nhật, tin cảnh sát cho biết ở phố Amiriya của Baghdad, du kich bắt cóc bác sĩ al-Dabbagh làm việc cho bệnh viện al-Noor.
Hôm Thứ 7, bà Eman Naji Abdul Razaq, tổng giám đốc dự án của Bộ y tế, bị 4 tay súng bắt cóc tại nhà ở phố Mansour, thuộc khu tây Baghdad.

Saddam Hussein Bị Đấm Tại Tòa Aùn

Trước đó, như tin Việt Báo đã loan hôm qua, luật sư bênh vực nhà độc tài Saddam Hussein đặt trụ sở tại thủ đô lân quốc Jordan tố cáo 1 người trong đám đông tụ tập tại pháp đình đã nhào lên để đánh ông Saddam Hussein khi nhà độc tài bị hạ bệ rời tòa án sau 45 phút điều trần.
Bản tuyên bố của các luật sư viết rằng đã có sự trao đổi quả đấm giữa người này và ông Saddam, ông thẩm phán chủ trì cuộc điều trần không làm gì để can thiệp. Ông chánh án Raid Juhi phủ nhận sự việc trên và nói cuộc điệu trần diễn ra trong yên tĩnh.
Cac luật sư biết danh tính người tấn công thân chủ Saddam và không nói ông Saddam có bị gì không. Không có sự phối kiểm độc lập.
Cac trich đoạn tuyển lựa của cuộc điều trần được đài truyền hình phát lại - cac hình ảnh cho thấy không có thương tich ở mặt ông Saddam.
Ông Aref, luật sư của cựu Phó Thủ Tướng Tariq Aziz nói có vụ lộn xộn như kể trên.
Ông Aziz cũng phải điều trần về cuộc đàn áp người Shi'ites nổi dậy năm 1991, sau ngày quân đội Iraq bị lực lượng Hoa Kỳ đánh đuổi từ Kuwait.

Tái Thiết Iraq Tiến Quá Chậm: Nhiều Mục Tiêu Hết Làm Nổi

WASHINGTON D.C. - Sở trach nhiệm của chính phủ, cơ quan điều tra của QH (tên tắt GAO), cho hay mặc dù đổ 9 tỉ MK vào việc tái thiết Iraq trong 2 năm qua, chỉ mới có tiến bộ hạn chế ở những lãnh vực quan yếu, gồm cac ngành dầu và điện.
Tái thiết được Bạch Oác coi là 1 ưu tiên quan trọng trong chính sach đối ngoại, nhưng 3 phúc trình mới nhất, mà sau cùng là ngày chủ nhật, chỉ ra rằng các mục tiêu đầy tham vọng là không đạt được.
Chi phí an ninh tăng vọt là trở ngại lớn nhất sau công cuộc tái thiết hậu chiến tại châu Aâu. Phúc trình của GAO ghi nhận rằng tính đến Tháng 5-2004, sản lượng điện của Iraq chưa bằng trước cuộc chiến.
Tháng 3-2003, Iraq sản xuất mỗi ngày 2.6 triệu thùng dầu thô và xuất cảng 2.1 triệu thùng so với Tháng 5 vừa qua sản xuất mỗi ngày chỉ 2.1 triệu thùng và xuất cảng từ 1.4 đến 1.6 triệu thùng.
Trong phuc trình của GAO phổ biến ngày chủ nhật, ông Stuart Bowen, tổng tranh tra chương trình tái thiết Iraq, nêu ra 2 quan ngại chính là liệu chính phủ có thể ước lượng chính xac chi phí hoàn thành cac dự án hay không và chính quyền Iraq sẽ duy trì được cac cơ sở sau ngày nhận bàn giao hay không.
Tính đến cuối Tháng 6, 32 tỉ 620 triệu MK đã được Hoa Kỳ và quốc tế hứa hẹn và khoảng 32 tỉ 750 triệu MK của Iraq lấy từ tiền dầu đã được chuẩn bị cho công cuộc tái thiết.
Phần đóng góp của Hoa Kỳ là 24 tỉ MK, gồm 9 tỉ đã được chi tiêu.
Một số chi phí cho cac dự án điện, nước và y tế đã phải nhường bớt cho an ninh. Một thí dụ là tình đến ngảy 31-3-2005, chi phí an ninh dự chi 1.2 tỉ nhưng đã tốn trên 2 tỉ. Ngũ Giac Đài ước lượng 60 công ty an ninh tư hoạt động tại Iraq, sử dụng 25,000 người. GAO báo cáo hôm Thứ 5 rằng nhân viên an ninh giỏi ăn lương tới 33,000 MK/tháng.
Theo thanh tra Bowen, tính đến hết Tháng 6, ít nhất 330 nhân viên an ninh của nhà thầu đã chết.
Ông Jim Crum, 1 viên chức phụ trach, cả quyết rằng có tiến bộ lớn về tái thiết Iraq, cụ thể là 600 trường học mới đã được kiến thiết bằng tài trợ của Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.