Hôm nay,  

Tq-ấn Xài Xăng Dầu Tăng Vọt Chạy Đua Dành Mỏ Của Mỹ

31/07/200500:00:00(Xem: 4935)
Tin phân tích của hãng thông tấn AP cho biết việc bành trướng khai thác xăng dầu của hai cường quốc Á châu, Trung Cộng (TC) và Ấn độ, là một thách thức lớn cho nguồn cung ứng xăng dầu và ảnh hưởng kinh tế, chánh trị, ngoại giao của Mỹ trên thế giới.
Iran, Sudan, Venezuela và Syria trữ lượng dầu rất lớn là những nước Mỹ xa lánh vì là nước có vũ khí nguyên tử, chứa chấp quân khủng bố và vi phạm nhân quyền. Thì có TC và Ấn độ tán tỉnh để giành nguồn năng lượng và tranh ảnh hưởng quốc tế đôi với Mỹï.
Việc TC giành mua giành mua lại công ty Unocal, một công ty xăng đầu đứng hàng thứ 9 của Mỹ, dân biểu, nghị sĩ, cựu giám đốc Tình báo Trung ương Mỹ, CIA, James Wooley xem đó là một mối đe dọa thực sự đối với cho nền an ninh quốc gia Mỹ.
Nhưng đó chỉ vụ làm cho công luận Mỹ chú ý nhứt mới đây. Một trận đồ quốc tế lớn hơn đã do hai nước Ấn Độ và TC nhứt là TC đã bày ra từ lâu rôi. Có nơi hai siêu cường này dùng đồng tiền, tranh mua bằng giá cao để hạ Mỹ như vụ hãng dầu Unocal. Có nơi hai nước Á châu này tán tỉnh bất chấp nước đó độc tài hay dân chủ, vi phạm hay không vi phạm nhân quyền, như lời Ô. Đạng tiểu Bình đã dạy TC, mèo trắng mèo đen gì bát chuột được đều dùng. Đó là trường hợp các nước Iran, Sudan, Syria, Venezuela hiện thời Mỹ lánh xa còn TC và Ấn độ thì ve vãn.
TT Bush đã biết, mới đây mô tả việc bang giao với TC là "tương quan tốt nhưng là một tương quan phức tạp." Sự đón tiếp Thủ Tướng Ấn của TT Bush chứng tỏ Mỹ đã thừa nhận Ấn độ như một siêu cường đang xuất hiện.
Hội Đồng Tình báo Quốc gia, là cơ quan tham vấn cho CIA và những người quyết định về chính sách quốc gia của Mỹ đã biết và báo động việc hai cường quốc Á châu, TC và Ấn độ tấn công Mỹ trên lãnh vực năng lượng quốc tế. Chứng lý đã thu thập, hệ thống hóa thành cả một hồ sơ. Kết luận của đa số những người làm ra chánh sách Mỹ đều đồng ý sự xuất hiện của TC và Ấn Độ sẽ làm thay đổi địa lý chánh trị của thế giới. Đầu thế kỷ 21 là giai đoạn TC và Ấn độ thu hút vào quỹ đạo của mình các nước đang phát triển, tạo thành một sức ép lớn đối với Mỹ.

Sức ép đó là mối đe dọa loại Mỹ ra khỏi các mỏ dầu ở nhiều nơi trên thế giới. Tại các cộng hòa cựu sô viết ở vùng biển Caspian. Tại các nước như Afghanistan và Iraq nữa nếu Mỹ rút quân. Tại Trung Á thuộc liên xô cũ nơi mà Mỹ đã có mặt nhờ cuộc chiến chống khủng bố. Và
Còn đối với nước Á rập Saudi, nước sản xuất dầu nhiều nhứt thế giới, Mỹ lại bị dính cướng với vấn đề vi phạm nhân quyền của nước này, trong khi TC và Ấn Độ giao hảo coi như không thấy vấn đề nhân quyền là một trở ngại như Mỹ.
Và Tổ chức Opec, trụ sở ở Vienna, tiếng là hiệp hội các nước sản xuất dầu, nhưng thực sự Á rập Saudi là nước "chủ đạo", quyền hành một phần lớn năm trong tay nước này, trong khi tương quan của Mỹ đối với nước ấy có nhiều trở ngại vì vấn đề nhân quyền.
Theo ước lượng của chuyên viên sự phát triển kinh tế của TC đòi hỏi TC phải nhập cảng tối thiểu mỗi ngày 5.3 triệu thùng dầu thô. Nhu cầu đó đang bằng với nhu cầu của Mỹ hiện thời. Trong vòng 20 năm tới nhu cầu TC phải tăng lên tối thiểu gấp đôi, mà TC không có mỏ dầu, chỉ phải nhập cảng thôi. Nhu cầu đó bó buộc TC và Ấn độ phải tranh giành với Mỹ và bao vây Mỹ ở tận đầu nguồn cung ứng.
TC và Ấn độ luôn luôn phủ nhận việc phát triển khai thác xăng dầu có ý làm hại an ninh Mỹ, nhưng làm thì khác như chuyên đối với Iran. Tại Liên Hiệp Quốc, TC biểu quyết cấm vận Iran nhưng thực tế mua dầu khí và thiết lập hệ thống ống dẫn cho Iran. Cựu thành viên Hội Đồng An Ninh Quốc gia Mỹ, Ô. Gary Sick dưới thời TT Carter, nói TC với tư cách hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc "chấp thuận nghị quyết chế tài Iran (xuất cảng dầu). Nhưng tôi không thấy chuyện ấy xảy ra." Lời của Ông là ý của nhiều người Mỹ đang lo Ấn và TC đang bao vây xăng dầu Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.