Hôm nay,  

Anh, Úc Chuẩn Bị Gửi Lính Vào Sudan, Ngăn Diệt Chủng

27/07/200400:00:00(Xem: 4793)
LONDON - Trẻ em không nhà thay nhau chết ở vùng Darfour, miền tây nước Sudan, trong khi các đáp ứng nhu cầu cứu trợ nhân đạo là quá chậm và yếu ớt giữa lúc hàng ngàn người lâm nguy vì thiếu ăn và thiếu thuốc.
Sau chuyến quan sát tại chỗ, giám đốc Rowan Gillies của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới tuyên bố "Tình hình đang có cải thiện nhưng không đủ".
Trong khi các nỗ lực giúp dân chiến nạn Sudan đang tập trung và 1 chuyến bay chở cứu trợ phẩm vừa tới trong vùng, LH Aâu Châu hô hào LHQ xem xét trừng phạt chính quyền Sudan - HĐ Bảo An chia rẽ đã không xét đề nghị tương tự của Hoa Kỳ.
Các tổ chức nhân quyền cho biết chính quyền Sudan hậu thuẫn dân quân Janjaweed cướp và đốt thôn làng trong vùng đang diễn ra chiến dịch thanh lọc chủng tộc. LHQ ước lượng 30,000 người chết và 1 triệu người di tản trong 1 năm qua, gồm hàng chục ngàn người chạy sang lân bang Chad - đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo thê thảm nhất ở châu Phi.

Tổ chức Oxfam tại Anh đã gửi 1 chuyến bay chở dụng cụ lọc nước và cac vật liệu vệ sinh tới 1 trại tập trung 60,000 người ở tỉnh Nyala.
Các Ngoại Trưởng Aâu Châu nói chính quyền Khartoum không làm gì để giải giới dân quân trong vùng mà QH Mỹ tố cáo đang xẩy ra cac tội ac diệt chủng.
Ngoại Trưởng Mustaf Ismail của Sudan hôm Thứ Hai loan báo 100 dân quân Janjaweed đã bị bắt, tình hình an ninh và cứu trợ có tiến bộ.
Cac lực lượng loạn quân gồm Phong Trào Công Lý và Bình Đẳng, và Phong trào Giải Phóng Sudan bỏ hòa đàm trong tháng này vì chính quyền Khartoum từ chối giải giới quân Janjaweed.
Thủ Tướng Anh nói thế giới phải can thiệp, và không loại trừ trường hợp Anh đóng 1 vai trò quân sự - Tướng Tư Lệnh Anh loan báo Thủ Tướng Tony Blair có thể huy động 5000 quân - Australia nhận lời gửi quân tham gia lực lượng hòa bình LHQ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh, Pháp và Đức đang lập kế hoạch để đưa ra các trừng phạt nhắm vào Nga, sau khi tổ chức theo dõi vũ khí hóa học quốc tế khẳng định rằng lãnh tụ đối lập Nga Alexey Navalny đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
Nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny đã chỉ định cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schroeder (SPD) là "cậu bé sai vặt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Navalny nói với tờ báo "Bild" rằng rất "thất vọng" khi cựu Thủ tướng đã tuyên bố rằng không có dữ kiện đáng tin cậy nào về vụ mưu sát bằng chất độc nhằm vào ông.
Áp lực lên bộ máy của người cai trị Lukashenko ở Belarus ngày càng lớn. Sau các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ, hơn 100.000 người biểu tình phản đối "chế độ". Minsk hiện cũng đang cố gắng bóp nghẹt báo cáo quốc tế.
Thành phố lớn thứ hai của Azerbaijan, Ganja, đã bị pháo kích bởi các lực lượng Armenia, khi cuộc đụng độ dữ dội tiếp tục qua vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh, theo bản tin của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 4 tháng 10 năm 2020 cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự nhấn mạnh rằng những ngày sắp tới có khả năng mang tính quyết định đối với quá trình lây nhiễm coronavirus của ông.
Lực lượng Ba Lan bắt giữ một người Đức mà nhà chức trách xếp vào loại "phần tử cực đoan nguy hiểm". Người này được cho là có quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu ở Đức. Các nhà điều tra tịch thu chất nổ, ngòi nổ và đạn dược trong lúc hoạt động.
Giải thưởng, có tên gọi chính thức là Giải thưởng 'Right Livelihood Award', năm nay được trao cho luật sư nhân quyền Nasrin Sotudeh, người đang bị giam giữ ở Iran cũng như nhà hoạt động dân chủ Belarus, Ales Beljazki (Bjaljazki) và trung tâm nhân quyền Wesna mà ông thành lập.
Trung Quốc bắt đầu 5 cuộc tập trận cùng lúc dọc theo các vùng khác nhau của bờ biển hôm Thứ Hai, 28 tháng 9 năm 2020, là lần thứ hai trong 2 tháng mà họ có nhiều cuộc tập trận đồng thời như thế chống lại bối cảnh căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Hai.
Một vụ thảm sát tập thể tại một quán bar Mexico đã làm 11 người chết hôm Chủ Nhật, 27 tháng 9 năm 2020, theo Reuters cho biết.
Tại quê hương Belarus, Svetlana Alexijewitsch phản đối nguyên thủ quốc gia Lukashenko. Nhưng người đoạt giải Nobel văn học vì lo ngại cho sự an toàn của bà ấy do tình hình bất ổn, bà ta quyết định rời khỏi đất nước. Bây giờ, người đàn bà 72 tuổi đang ở Berlin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.