Hôm nay,  

Anh, Úc Chuẩn Bị Gửi Lính Vào Sudan, Ngăn Diệt Chủng

7/27/200400:00:00(View: 4790)
LONDON - Trẻ em không nhà thay nhau chết ở vùng Darfour, miền tây nước Sudan, trong khi các đáp ứng nhu cầu cứu trợ nhân đạo là quá chậm và yếu ớt giữa lúc hàng ngàn người lâm nguy vì thiếu ăn và thiếu thuốc.
Sau chuyến quan sát tại chỗ, giám đốc Rowan Gillies của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới tuyên bố "Tình hình đang có cải thiện nhưng không đủ".
Trong khi các nỗ lực giúp dân chiến nạn Sudan đang tập trung và 1 chuyến bay chở cứu trợ phẩm vừa tới trong vùng, LH Aâu Châu hô hào LHQ xem xét trừng phạt chính quyền Sudan - HĐ Bảo An chia rẽ đã không xét đề nghị tương tự của Hoa Kỳ.
Các tổ chức nhân quyền cho biết chính quyền Sudan hậu thuẫn dân quân Janjaweed cướp và đốt thôn làng trong vùng đang diễn ra chiến dịch thanh lọc chủng tộc. LHQ ước lượng 30,000 người chết và 1 triệu người di tản trong 1 năm qua, gồm hàng chục ngàn người chạy sang lân bang Chad - đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo thê thảm nhất ở châu Phi.

Tổ chức Oxfam tại Anh đã gửi 1 chuyến bay chở dụng cụ lọc nước và cac vật liệu vệ sinh tới 1 trại tập trung 60,000 người ở tỉnh Nyala.
Các Ngoại Trưởng Aâu Châu nói chính quyền Khartoum không làm gì để giải giới dân quân trong vùng mà QH Mỹ tố cáo đang xẩy ra cac tội ac diệt chủng.
Ngoại Trưởng Mustaf Ismail của Sudan hôm Thứ Hai loan báo 100 dân quân Janjaweed đã bị bắt, tình hình an ninh và cứu trợ có tiến bộ.
Cac lực lượng loạn quân gồm Phong Trào Công Lý và Bình Đẳng, và Phong trào Giải Phóng Sudan bỏ hòa đàm trong tháng này vì chính quyền Khartoum từ chối giải giới quân Janjaweed.
Thủ Tướng Anh nói thế giới phải can thiệp, và không loại trừ trường hợp Anh đóng 1 vai trò quân sự - Tướng Tư Lệnh Anh loan báo Thủ Tướng Tony Blair có thể huy động 5000 quân - Australia nhận lời gửi quân tham gia lực lượng hòa bình LHQ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Hoa Kỳ có "quan ngại sâu sắc" về cuộc điều tra và kêu gọi Trung Quốc công bố dữ liệu liên quan đến vụ dịch kể từ khởi điểm. “Báo cáo điều tra này bắt buộc phải độc lập, chính phủ Trung Quốc không được can thiệp hoặc sửa đổi những phát hiện của các chuyên gia."
Tâm điểm của động đất 7.1 độ hôm Thứ Bảy nằm ở 45.9 dặm (73.9 cây số) về hướng đông bắc của Namie, một thị trấn ven biển cách Fukushima 60 dặm, theo Sở Địa Chất Hoa Kỳ cho biết. Chiều sâu của trận động đất là khoảng 36 dặm. Ít nhất 48 người bị thương được báo cáo tại Fukishima và tỉnh Miyagi, theo truyền thông nhà nước Nhật NHK. Không có cảnh báo sóng thần được đưa ra cho trận động đất hôm Thứ Bảy.
Các nhóm không kích của hai hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã bắt đầu tập trận trong vùng biển tranh chấp của Biển Đông hôm Thứ Ba, 9 tháng 2 năm 2021, là cuộc tập trận mới nhất của hải quân bởi chính phủ Biden khi chính phủ này cam kết giữ vững lập trường chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, theo bản tin của CNN tường trình hôm Thứ Ba.
Với rượu và bia trong tay, nhiều người Ý tận hưởng thời tiết như mùa xuân. Nhiều nơi, các dịch vụ cấp cứu phải di chuyển đến những địa điểm phổ biến, có đèn nhấp nháy để giải tán đám đông vào buổi tối. Nhiệt độ khoảng 20 độ C đã thu hút mọi người ra ngoài hàng loạt.
Mặc cho sự ngờ vực ngự trị giữa Nga và Trung Quốc vẫn ngày càng sâu đậm và còn được khẳng định thêm lần nữa trong cuộc khủng hoảng Corona, một thái độ bất thường của Vladimir Putin cho thấy rõ Nga đang trình diễn màn quay lưng lại với Âu châu để hướng về Trung Quốc.
Một tàu chiến Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu đã đi qua gần quần đảo bị Trung Cộng kiểm soát tại Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Bắc Kinh là lần đầu tiên dưới chính phủ Biden, theo bản tin của Business Insider cho biết hôm Thứ Sáu, 5 tháng 2 năm 2021.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi thả tự do cho lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi và những người khác bị giam cầm bởi quân đội và nhấn mạnh đến nhu cầu duy trì nền dân chủ, nhưng đã ngừng lên án vụ đảo chánh này, theo Reuters cho biết hôm Thứ Năm, 4 tháng 2 năm 2021.
“Chúng tôi đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc liên quan đến việc bắt giam các lãnh đạo của chính phủ dân sự của quân đội Miến Điện,” theo một viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trong cuộc điện đàm. “Sau một cuộc xem xét kỹ lưỡng các sự kiện và các trường hợp, chúng tôi đã đánh giá rằng Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo của đảng cầm quyền Miến Điện, và Win Mynt, lãnh đạo chính phủ được dân bầu, đã bị truất phế trong một cuộc đảo chánh quân sự vào ngày 1 tháng 2.”
Chính phủ Biden đang thảo luận nội bộ về việc có nên gọi việc quân đội chiếm chính quyền Miến Điện là đảo chánh hay không, theo một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một viên chức chính phủ cho biết qua tường trình của CNN hôm Thứ Hai, 1 tháng 2 năm 2021.
Aung San Suu Kyi, lãnh đạo của đảng cầm quyền Miến Điện là Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), đã bị bắt, theo một phát ngôn viên của đảng này cho biết qua tường trình của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 31 tháng 1 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.