Hôm nay,  

Cam Bốt: Ky Tô Giáo Tăng Tốc Lan Rộng

1/24/200000:00:00(View: 5208)
BATTAMBANG, Cam Bốt (AP) - Tại một nước mà Phật Giáo đã là tôn giáo chính trong hơn 800 năm, Cơ Đốc Giáo đang bám rễ vững chắc. Trong 10 năm qua, số tín hữu Ky Tô Cam Bốt đã tăng từ 200 người tới khoảng 60,000 người, theo lời Steven Westergren của giáo hội Christian and Missionary Alliance, trụ sở chính ở Colorado Springs, Colo.
Tuy nhiên, một số người ngờ vực rằng các tín hữu mới không thật là Cơ Đốc Nhân, vì cho là nhiều nhóm truyền giáo đã kết hợp mời gọi vào đạo với trợ giúp - thí dụ như đào giếng, xây trường và phân phát lương thực chỉ sau khi một ngôi làng đói kém chịu đồng y dựng một nhà thờ mới.
Họ nói, thế là “Cơ Đốc Nhân chén cơm.”
Mục Sư Christopher LaPel - một cựu tị nạn Cam Bốt tốt nghiệp ở Los Angeles, người đã từng có lúc làm phép rửa tội cho gần 90 tân tín hữu trong một giờ tại bờ sông Thakee River - giải thích, “Chúng tôi không đem lương thực và trao đổi với họ. Đây chỉ là tình yêu.”
Mới 21 năm trước, LaPel, con của một viên chức cung điện, đã trong nhóm nhiều ngàn người Cam Bốt bị Khmer Đỏ lùa về biên giới Thái sau khi CSVN tiến quân và lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Đói và hoang mang sau 4 năm trong các nông trại tập thể của Khmer Đỏ, hầu hết người tị nạn vào các trại mà các nhân viên cứu trợ Ky Tô cho họ thức ăn, nơi ở và Kinh Thánh bằng tiếng Khmer.

LaPel kể, chuyện của Jesus đã ngay lập tức làm ông vào đạo. Ông định cư ở Mỹ năm 1980, sống ở Lincoln, Neb., và Los Angeles, nơi theo học đại học. Khi Chiến Tranh Lạnh dứt và Cam Bốt mở cửa alị, LaPel và nhiều tân tòng khác trở thành các nhà truyền giáo tuyến đầu.
LaPel lừng danh quốc tế hồi năm ngoái sau khi người ta biết ông đã “cứu rỗi” một trong những đồ tể Cam Bốt - Duch, giám đốc trại tù Tuol Sleng của Khmer Đỏ, nơi tới 20,000 người Cam Bốt bị cáo buộc là kẻ thù chính trị đã bị tra tấn và giết.
Duch, dùng tên giả là Hong Pin, đã bát đầu đi nghe LaPel giảng năm 1996. Lúc đầu ngồi phía sau nhà thờ và nhìn chăm chú mục sư hướng dẫn các lễ với cây đàn guitar 12 dây trước ngực. Dần dà, đồ tể này lên hàng ghế trước, ghi sổ các bài giảng của LaPel và hỏi nhiều câu về Kinh Thánh. Sau đó thì xin rửa tội.
Năm ngoái, một nhiếp ảnh gia Tây Phương thăm Cam Bốt và nhận diện ra Duch, không khác gì chân dung hắn treo ở Tuol Sleng, bây giờ là bảo tàng veịn diệt chủng. Duch bị bắt và chờ ra tòa.
Yin Soeum, một người Cam Bốt 33 tuổi trưởng thành trong trại tị nạn và đang sống ở Nam Vang, mang ơn vì được giáo dục bởi nhà trường do nhà thờ điều khiển, nhưng vẫn không hài lòng cách các giáo hội Ky Tô hoạt động, “Đó là lý do tại sao người Cơ Đốc được xét là tốt như vậy. Họ cung cấp việc làm và cho người ta tiền.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ vài ngày trước, một đề nghị bất thường đã thu hút rất nhiều người đến chích ngừa ở miền nam Thueringen (Thuringia): Một trung tâm tiêm chủng ở thành phố Sonneberg đã thưởng cho những người sẵn sàng tiêm vắc-xin (vaccine) "Bratwurst" miễn phí. Chiến dịch đã thành công tốt đẹp, rất nhiều người đã chọn liều chích ngừa của họ chỉ với chút đồ ăn vặt đó.
Các cuộc họp nảy sẽ là các cuộc họp cấp bộ của Hoa Kỳ-ASEAN, Thượng Đỉnh Đông Á (EAS), Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ARF), Đối Tác Mekong-Hoa Kỳ, và Những Người Bạn Mekong. Trong các cuộc họp này, Ngoại Trưởng Mỹ sẽ tham dự với các lãnh đạo từ khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương về các vấn đề cấp bách của khu vực và quốc tế. Ngoại Trưởng Mỹ sẽ tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với sự trung lập của ASEAN để làm việc với ASEAN và các đối tác quốc tế để chống lại đại dịch Covid-19 và ủng hộ việc phục hồi kinh tế.
Một vận động viên chạy nước rút người Belarus cáo buộc nhóm Olympic của cô đã cố bứng cô ra khỏi Nhật Bản trong một tranh luận dẫn tới bế tắc vào chiều tối Chủ Nhật, 1 tháng 8 năm 2021 tại phi trường chính của Tokyo, theo bản tin của AP tường thuật hôm Chủ Nhật. Nhóm hoạt động ủng hộ Krystsina Tsimanouskaya nói rằng cô tin là cuộc sống của cô đã gặp nguy hiểm tại Belarus và sẽ tìm tị nạn với Tòa Đại Sứ Áo tại Tokyo.
Hoàn toàn ngập tràn trong cảm xúc hạnh phúc, Alexander Zverev ăn mừng thành công lớn nhất trong sự nghiệp của mình tại Thế vận hội Olympic. Alexander Zverev đã giành được Huy Chương Vàng quần vợt đơn nam tại Thế vận hội Olympic 2021- với tư cách là người Đức đầu tiên. Đó là thành công lớn nhất trong sự nghiệp của anh ấy. Khi đã đạt được mục tiêu trong mơ, Alexander Zverev khuỵu gối như thể đang quay phim chậm và nắm lấy tay trước mặt. Rồi những giọt nước mắt chiến thắng của anh trào ra.
Vì đạo tràng tu học không phải toạ lạc trên một quốc gia nào như trước đây, mà đạo tràng chỉ là khoảng không gian ảo, vì vậy không có sự sinh hoạt tập thể hằng ngày như là; Toạ Thiền - Tụng Thần Chú Lăng Nghiêm buổi sáng sớm, rồi Tảo Thực (điểm tâm), các ban Hành Đường, Trai Soạn và Vệ Sinh chấp tác, Học Pháp, Quá Đường Kinh Hành, Tụng Kinh Cầu An buổi trưa, Học Pháp và Vãn Thực (dùng chiều) rồi dạo quanh khung viên đạo tràng trước khi vào buổi học pháp cuối cùng trong ngày, rồi cùng chỉ tịnh chung trong một căn phòng từ 10 đến 20 người hoặc hơn và chính vì vậy mà mọi người được thưởng thức tiếng nhạc trong đêm khuya với đủ loại nhạc cụ và âm điệu, được phát ra từ mỗi học viên, nhưng kỳ 32 này chỉ có Học Pháp và tương tác với nhau trên màn ảnh nhỏ.
Phát biểu tại Singapore như là một phần của chuỗi Fullerton Lecture được bảo trợ bởi Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS), Austin nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đối tác đáng tin cậy đối với các quốc gia Đông Nam Á và nêu chi tiết về tư duy của người Mỹ về môi trường trong khu vực chiến lược này.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại New Delhi, Ấn Độ, hôm Thứ Tư, 28 tháng 7 năm 2021, một hành động có thể làm Bắc Kinh giận dữ vì xem nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là nhà ly khai nguy hiểm, theo bản tin của Reuters tường thuật hôm Thứ Tư.
Thiếu nữ Nishiya Momiji của Nhật Bản đã thắng môn trượt ván đường phố của phụ nữ tại Thế Vận Hội Tokyo 2020, theo CNN tường thuật hôm Thứ Hai, 26 tháng 7 năm 2021. Ở tuổi 13, cô bé hiện là một trong những người đoạt huy chương vàng trẻ nhất trong lịch sử Thế Vận Hội. Cô này chỉ già hơn 1 tháng so với bé gái giữ kỷ lục hiện nay, là tay lặn người Mỹ Marjorie Gestring, đã 13 tuổi và 267 ngày khi cô thắng huy chương vàng tại Thế Vận Hội Berlin vào năm 1936.
Hàng ngàn người đã chiếm các đường phố của Sydney và nhiều thành phố khác ở Úc hôm Thứ Bảy, 24 tháng 7 năm 2021, để chống các hạn chế phong tỏa giữa đợt gia tăng các trường hợp lây nhiễm Covid-19 khác, và cảnh sát đã bắt giữ nhiều người sau khi các đám đông phá những hàng rào cản trở và ném chai nhựa và cây cối, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tuyên bố được phổ biến bởi lãnh sự quán TQ ở New York nói rằng NBC “đã làm tổn thương phẩm cách và tình cảm của người dân TQ” qua việc chiếu “bản đồ không đầy đủ” trong lúc các lực sĩ của nước này đến dự Thế Vận Hội. “Chúng tôi thúc giục NBC nhận ra bản chất nghiêm trọng của vấn đề này và thực hiện các biện pháp sửa đổi lỗi lầm,” theo tuyên bố nói trên cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.