Hôm nay,  

Các Hãng Xăng Đông Nam Á Tính Kết Hợp Để Sống Còn

17/06/200100:00:00(Xem: 4704)
KUALA LUMPUR (KL) - Các công ty xăng dầu quốc gia tại vùng Đông Nam Á cần phải lập liên minh để đối chọi sự đe dọc của bốn công ty khổng lồ trên thế giới, theo như chủ tịch của công ty Petrona, công ty năng lượng nhà nước của Mã Lai.

Sự đe dọa lớn nhất mà công nghiệp xăng dầu thế giới đang gặp phải là sự khống chế của các siêu công ty chủ yếu, theo như thông tấn AFP đã dẫn lời của ông Mohamad, Hassan Marican diễn giảng trong hội nghị Xăng và Dầu của Á châu.

Các công ty xăng dầu của Đông Nam Á có vốn chịu lời thấp, tiếp súc với nguồn dự trữ dầu chưa khoan và tay nghề phát triển có kỹ thuật mạnh mẽ, các công ty này tạo ra một hạng riêng của họ, theo như nhà diễn giảng đã nói ra trước 700 đại diện.

Mohamad Hassan đã cho biết, các mỏ dầu dự trữ kết hợp của các công ty như Shell, Exxon Mobil, BP Amoco và Total Fina Elf tương đương với 75 tỷ thùng dầu.

Khả năng sản xuất kết hợp tương đương khoảng 13 triệu thùng dầu một ngày.

Để đối chọi, các công ty xăng dầu quốc gia phải tìm cách lập liên minh chính thức và không chính thức với nhau để khám phá ra các vùng có có ổ dầu trên thế giới để đầu tư. "Chúng ta sẽ làm bạn với các siêu công ty chủ yếu khi chúng ta thiệt ra không có đủ khả năng để chạy trước họ."

Đó là việc khẩn trương đối với các công ty xăng dầu nhà nước để cùng làm việc với nhau chặt chẽ hơn để bắt kịp các công ty công nghiệp khổng lồ đó, hay là bị đặt ra ngoài lề và chịu phải chấp nhận các điều khoản của các công ty khác áp đặt lên chúng ta.

Mohamad Hassan đã đề nghị trong năm năm tới, và đây chỉ là giả thuyết cơ bản, các hãng xăng dầu của các quốc gia như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan và Việt Nam phải củng cố vững vàng cùng nhau thành hình các liên minh ở những nơi khác trên thế giới.

Mohamad Hassan là giám đốc điều hành của hãng Petronas, ông cũng đã nhận ra mối đe dọa này bằng cách duyệt lại dựa trên hai giá cả, một quá thấp và một quá cao của xăng dầu do các siêu công ty đề ra. Oâng đã cho biết các giá cao hiện nay đã chặn đứng việ hồi phục kinh tế cho một số quốc gia Á châu và ông đã đưa ra giá 25 Mỹ kim một thùng có thể là mức giá đúng trong kỳ hạn lâu dài.

Loại dầu thô hạng Brent North Sea đưa ra hồi tháng bẩy đã lên tới 28,70 Mỹ kim một thùng tại London vào ngày thứ sáu trong tuần vừa qua.

Chủ tịch Azizan Zainul Abidin của công ty Petronas đã nói trong cuộc họp, cái thách thức chính mà nền công nghiệp này đang gặp phải là thoả mãn nhu cầu dài hạn. Vùng Á châu Thái Bình Dương sẽ là vùng tiêu thụ năng lượng quan trọng trên thế giới vào năm 2010, theo như chủ tịch đã tuyên bố.

"Đặc biệt khi khả năng bành trướng, có dự án tăng làm cho nhu cầu năng luợng đi lên tại các quốc gia đang phát triển, hậu quả la lớn về ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế của cả hai loại quốc gia đã phát triển và đang phát triển."

Giá hàng sản xuất tất nhiên phải đi theo với giá xăng dầu, giá này làm ảnh hưởng tới các giới tiêu thụ. Giới tiêu thụ ảnh hưởng tới các xưởng sản xuất và chế tạo. Các xưởng sản xuất cắt giảm chi phí, sa thải công nhân và giảm bớt việc sắm sửa dụng cụ và các thiết bị máy móc, tạo thêm vòng dây truyền làm chậm kinh tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.