Hôm nay,  

Mỗi Năm Từ Mỹ Gửi Toàn Cầu: Di Dân Gửi 100 Tỉ Đô Về Quê

29/01/200600:00:00(Xem: 6586)
NEW YORK.-Hàng tháng, José Valencia gửi khoảng từ 300 đến 400 đô la cho các chị của anh và những người thân thuộc khác tại Ecuador từ văn phòng Delgado Travel tại Queens, New York.

Delgado Travel là cơ sở kinh doanh tư nhân có 35 địa điểm tại New York, New Jersey và Illinois, đã tiếp đón từ 8,000 đến 11,000 khách hàng mỗi ngày. Nhưng Valencia hiện đang cân nhắc việc chuyển qua Citibank. Theo anh, "Đó là ngân hàng lớn nhất trên thế giới." Và anh nói: "So với phần lớn công ty nhỏ, tôi không biết liệu là tiền có tới nơi không. Vì vậy, tôi muốn giao dịch với một ngân hàng lớn vì tôi biết rằng chắc chắn tiền sẽ đến tận nơi."

Citibank, HSBC, Bank of America và các ngân hàng khác đang tìm kiếm một khoản trong số 100 tỉ đô la mà những người di dân gửi về quê họ hàng năm. Hệ thống điện tử hiện đại và các chi nhánh rộng khắp - sự kết hợp các sản phẩm điện tử với các ngân hàng ở các nước - cho phép các ngân hàng ở Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ chuyển tiền với chi phí thấp.

Phí chuyển tiền trung bình khoảng 8% tổng số tiền được chuyển, theo Inter-American Development Bank. Thu tiền phí thấp hơn để cạnh tranh, các ngân hàng tìm được số đông khách hàng di dân. Theo một phúc trình của Government Accountability Office (GAO) dựa trên số tiền quà được công bố trong Tháng 11, các ngân hàng đã thu 8.8 đô trên mỗi khoản tiền quà 300 đô gửi đến Mễ Tây Cơ, trong khi US Postal Service thu đến 10 đô, và Western Union thu 10.70 đô. Delgado Travel đòi lấy đô la thay vì đồng pesos, và bằng cách đó để tránh sự bất lợi khi hối suất lên xuống thất thường, và thu 12 đô.

Dẫu cho giá cả không giống nhau, các công ty chuyển tiền bằng điện báo vẫn kiểm soát 70% thị trường chuyển tiền về làm quà, và được hưởng khoản lợi tức 4.2 tỉ đô trong số phí chuyển tiền ước lượng khoảng 6 tỉ đô hàng năm. Western Union thu đến 1.3 tỉ đô lợi nhuận từ việc chuyển tiền trong năm 2004.

Hiện nay, một số tiểu bang không đòi hỏi giấy phép làm dịch vụ chuyển tiền quà, và chỉ cần được cung cấp một hóa đơn với rất ít thông tin. Trong lúc ảnh hưởng của toàn cầu làm giảm chi phí tiền quà thấp xuống, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu làm việc với chính phủ Mễ, những ngân hàng lớn, và các nhóm vô vụ lợi để thành lập mối liên lạc.

Đầu tiên, New Alliance Task Force (NATF), tập trung vào việc cung cấp trương mục cho di dân để gửi tiền quà về quê với chi phí thấp. Một sáng kiến khác cho phép khách hàng của các ngân hàng Hoa Kỳ gửi tiền đến một trương mục của ngân hàng Mễ với chi phí, thông qua một đơn vị làm dịch vụ chuyển tiền qua điện báo của Automated Clearing House, thuộc Quỹ Dự Trữ Liên Bang. Hầu hết ngân hàng đã đề nghị mức phí thu của người chuyển tiền từ 2.50 đến 3 đô mỗi lần chuyển, theo GAO. Ngân hàng Mễ sẽ được hưởng khoảng 67 cent, và không được phép thu một khoản phí nào khác của người nhận.

Các chương trình nói trên đang hướng đến châu Mỹ La Tinh, những người gửi tiền ước ra nước ngoài khoảng 30 tỉ đô mỗi năm. Hầu hết các thành viên của NATF đều là ngân hàng cộng đồng tại Illinois, Indiana, và Wisconsin. Tuy nhiên, chương trình cũng được khai trương tại Austin, Texas, và Los Angeles. Từ Tháng 10, khoảng 50 ngân hàng ở 20 tiểu bang đã tham gia vào chương trình trực tiếp đến Mễ Tây Cơ (Directo a Mexico), và ngày càng có nhiều ngân hàng khác muốn tham gia trong những tháng tới.

Delgado để cạnh tranh với HSBC, đã bắt đầu đưa ra chương trình mới gọi là EasySend. Một người sống ở Hoa Kỳ có thể mở một trương mục và chuyển tiền tự do đến một trương mục thứ hai của một thành viên trong gia đình ở nước khác. Những trương mục này được hoán chuyển tiền cho nhau dựa theo hối suất quy định, và họ được miễn lệ phí nếu số tiền trong trương mục trên 1,500 đô. Nếu dưới số tiền này, họ phải trả 8 đô cho mỗi lần chuyển tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HONG KONG - Trong lúc phong trào chống chính quyền tiếp diễn tại đặc khu Hong Kong, đơn vị trú đóng của “quân giải phóng” từ lục địa được điều động luân phiên.
TOKYO - Chính phủ Nhật đang cân nhắc khả năng thay đổi thủ tục báo cáo chủ quyền của ngoại kiều tại doanh nghiệp
BEIJING - Ủy hội thuế quan của HĐ Nhà Nước TC loan báo: sắp nhận đơn xin miễn trừ thuế bổ túc đợt 2 với hàng nhập cảng từ Mỹ - doanh nghiệp, hội đoàn, phòng thương mại có thể bắt đầu nộp đơn từ ngày 2-9 đến ngày 18-10.
SEOUL - Tòa tối cao tách riêng cáo trạng chống lại cựu TT Park Geun-hye để xử tội ăn hối lộ và giao cho tòa cấp dưới thụ lý.
TRIPOLI - Cao ủy tị nạn LHQ (tức UN-HCR) Clements hô hào cộng đồng quốc tế cứu giúp dân tị nạn Libya, 1 xứ sở chứng kiến chiến tranh sứ quân kéo dài kể từ ngày lãnh tụ Gadhafy bị lật đổ và bị giết năm 2011.
BAGHDAD - Sứ giả Trung Cộng loan báo: Beijing tiếp tục dự phần tái thiết Iraq. Ông Wu Haitao, là phó đại diện thường trực tại LHQ, tuyên bố “Các nước nên thực hiện các cam kết với Iraq.
BOGOTA - Chưa tới 3 năm sau ngày loạn quân FARC ký hòa ước với chính quyền, cựu thủ lãnh Ivan Marquez hô hào các chiến hữu cầm súng nổi dậy.
BERLIN - Thủ Tướng Angela Merkel tiếp lãnh tụ ôn hòa Palestine Mahmoud Abbas.
LONDON - Quyết định gia hạn đình chỉ hoạt động của QH của Thủ Tướng Boris Johnson đưa tới phản ứng bất bình trong quần chúng
OTTAWA - Cựu bất đồng chính kiến Yang Wei gốc Hoa Lục can dự hàng loạt bạo động trong thời gian gần đây, đe dọa an toàn cộng đồng, là đáng bị trục xuất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.