Hôm nay,  

Kinh Doanh Á Châu: Tiếp Liệu Khác Lối Điều Hành Tại Mỹ

02/11/200500:00:00(Xem: 4983)
Một thống kê mới cho thấy là những nhà lãnh đạo kinh doanh Á Châu phải nhờ đến chuyên viên các nước ngoài để điều hành các chi nhánh tiếp liệu hàng hóa của họ, hầu như 3 lần nhiều hơn so với các giới kinh doanh khác tại Hoa Kỳ và Âu Châu.

Hơn nữa, vì nhờ đến sự điều hành ngoại bang về tiếp liệu hàng hóa, nên những nhà lãnh đạo kinh doanh Á Châu ít có vấn đề "trung tín với khách hàng" khi làm kinh doanh. Một số chừng 14% những người điều hành của Mỹ và Au Châu được phỏng vấn đã cho rằng việc "trung tín với khách hàng" là vấn đề kinh doanh quan trọng nhất mà họ phải đối diện so với chỉ có 2% của những nhà điều hành Á Châu. Những nhà điều hành Á Châu nói đề tài kinh doanh quan trọng hơn mà họ hướng đến là "phát triển đến những thị trường mới."

Những người lãnh đạo Á Châu đề cập đến những vấn đề đó và những đề tài kinh doanh khác khi được tham khảo bởi công ty Harris Interactive® của UPS. Những nhà điều hành, hơn ba phần tư trong nhóm họ là giám đốc- hoặc phó chủ tịch kiêm quản lý, đã tham dự một hội nghị đặc biệt tại đây trong tuần qua do UPS bảo trợ, được gọi là Longitudes '05. Những câu trả lời của họ đã được so sánh với những câu trả lời của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp từng tham dự ba hội nghị Longitudes trước đây tại Chicago, Paris và New York City.

Trong khi thảo luận về lối nhờ đến kinh nghiệm bên ngoài về việc tiếp liệu hàng hóa dây chuyền, thì có đến 29% những người điều hành Á Châu nói là họ đã chuyển qua một cách "rất rộng rãi" hoặc "hoàn toàn" về ngoại bang. Ngược lại, chỉ 11% những người điều hành Mỹ và Au Châu đi theo lối đó mà thôi.

Quả thực, một số chừng 27% những nhà lãnh đạo kinh doanh Mỹ và Âu Châu nói là sự bám víu của họ về dây chuyền cung cấp ngoại tại là "không mở rộng một chút nào cả." Số trả lời tương ứng của những nhà điều hành Á Châu chỉ có 9%.

Kết quả khảo sát cho thấy là những nhà điều hành đã dựa vào ngoại bang về tiếp liệu dây chuyền nhờ đó có thể tập trung về những vấn đề va thách thức khác của việc kinh doanh. Thí dụ, khi được hỏi là đề tài kinh doanh quan trọng nhất hôm nay mà công ty của họ đối diện là gì, thì tất cả những nhà điều hành được hỏi hầu như nói là "lợi tức gia tăng." Nhưng tự họ, sự khác biệt giữa họ cũng rất sâu sắc.

Trong khi những người Á Châu tập trung về sự "mở rộng tới những thị trường mới," thì những nhà điều hành Mỹ và Au Châu tập trung đến "lợi tức."

Trả lời một câu hỏi khác nữa, khoảng chừng 7% những nhà điều hành Mỹ và Au Châu nói mục đích số 1 của họ về cung cấp dây chuyền là "cải tiến vốn liếng kinh doanh." Không một nhà điều hành Á Châu nào được phỏng vấn thấy đó như là khó khăn số 1 của họ.

Một sự ngạc nhiên tương tợ khác là, có chừng 23% người Á Châu trả lời nói rằng mục tiêu dây chuyền cung cấp số một của họ là "cải tiến giá thành sản phẩm," trong khi chỉ có 7% những nhà điều hành Mỹ và Âu Châu đặt trọng về mục tiêu nầy.

Chủ tịch và Tổng Giám Đốc Mike Eskew của UPS nhận xét "Những nhà lãnh đạo kinh doanh Á Châu đã hiểu một cách rõ ràng là điều hành dây chuyền cung cấp hữu hiệu giúp giải quyết được những vấn đề chiến lược khác và có thể đem lại sự cạnh tranh khác biệt. Họ cũng hướng về những dịch vụ cung cấp dây chuyền bên ngoài để có thì giờ tập trung vào những khả năng cốt lõi."

Có một đề tài mà hầu như tất cả những người điều hành, không kể ở nơi nào, đồng ý là: dù chính họ quản trị dây chuyền cung cấp hoặc nhờ vào kinh nghiệm cung cấp dây chuyền bên ngoài, thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là "rất khó mà dự đoán được một cách chính xác nhu cầu của khách hàng." Một số chừng 77% những nhà lãnh đạo Á Châu ghi nhận đây là một khó khăn, cũng giống như 76% những nhà lãnh đạo Mỹ và Au Châu cũng ghi nhận như vậy.

Ông Eskew nói thêm "Cái khó khăn thông thường nhất trong sự quản trị dây chuyền cung cấp hữu hiệu là sự tiên liệu . Và đồng loạt những nhà điều hành này hiểu rằng sự cộng tác giữa khách hàng, người bán hàng và những người cung cấp là chìa khóa chính. Chúng tôi tin tưởng kỹ thuật có thể giải quyết những khó khăn này khi nó được yểm trợ bởi một người cộng tác viên đáng tin với vốn liếng thông minh và kinh nghiệm cần thiết."

Trong một khám phá hấp dẫn khác, gần ba phần tư những nhà điều hành Á Châu nhìn Trung Quốc không chỉ là một nguồn sản xuất "rất" hoặc "quan trọng vô cùng" (71%) nhưng cũng được coi như là một cơ hội thị trường quốc nội "rất" hoặc "quan trọng vô cùng" (72%).

Những hội nghị Longitudes được phác họa để khuyến khích cuộc đối thoại về tương lai của thị trường toàn cầu, bao gồm những khía cạnh văn hóa và nhân bản, cũng như những dây chuyền cung cấp và những kỹ thuật định hướng thương mại. Hội nghị Longitudes Shanghai được đồng bảo trợ của Harvard Business School Publishing, trường China Europe International Business School và UPS (NYSE:UPS).

Hội nghị Á Châu vừa hoàn thành cho thấy một số diễn giả như Dr. Victor K. Fung, thuộc nhóm chủ tịch của Li & Fung; Gang Yu, phó chủ tịch của những hoạt động dây chuyền cung cấp thế giới cho Amazon.com; Larry Wilk, phó chủ tịch của những dịch vụ sinh hoạt và logistics cho Hong Kong Disneyland; Joe Hatfield, Tổng Giám Đốc của Wal-Mart Trung Quốc, và Thomas Friedman, là tác giả của "the noted book" và là nhà bình luận về những đường lối đối ngoại của nhật báo New York Times.

UPS là công ty phân phối hàng hóa lớn nhất thế giới và những dịch vụ dây chuyền cung cấp hàng đầu địa cầu, cống hiến một loạt lựa chọn rộng lớn về phân phối điều hòa sự tuần tự hàng hóa, thông tin và tài chánh. Trụ sở trung ương tại Atlanta, Ga., UPS có dịch vụ trên hơn 200 quốc gia và lãnh địa toàn cầu. UPS's có thị trường chứng khoán tại New York Stock Exchange (UPS) và có thể tìm thấy ở trang mạng tại UPS.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.