Hôm nay,  

Thế Giới Chạy Đua Mở Lò Điện Nguyên Tử

21/08/200500:00:00(Xem: 5201)
Phong trào sản xuất điện nguyên tử đang lên ở Mỹ cũng như ở các cường quốc khác trong thời đại Internet. Vì nghiên cứu thực tế cho thấy điện nguyên tử giá rẻ hơn, ít gây ô nhiễm hon điện làm bằng than đá, dầu mỏ mà việc khai thác và vận chuyện đã trở nên khó khăn vì khủng bố khiến mỗi thùng dầu thô hiện nay đã lên giá vcao nhứt, 67 Đô một thùng.
Báo Washington Times phân tích, hiện nay Mỹ đã có kế hoạch lập thêm 6 lò điện nguyên tử - lò đâu làm vào năm 1973 - và Trung Quốc và Ấn Độ dự định thành lập hàng trăm lò như thế.
Tại Mỹ, sở dĩ phong trào điện nguyên tử lên như vậy vì dưới mắt những nhà làm chánh sách ở Mỹ, lò điện nguyên tử dễ bảo vệ hơn trước âm mưu tấn công của quân khủng bố. Kinh nghiệm nhiều năm của những nhà môi sinh học cũng thấy lò điện nguyên tử ít gây ô nhiễm môi sinh hơn. Và những khoa học kỹ thuật gia cũng thể nghiệm rằng với trình độ khoa học kỹ thuật tân tiến hiện đại, mức độ an toàn bảo vệ phóng xạ cho con người và môi sinh cũng như nguy cơ tại nạn xảy ra do các vụ nổ như tại lò điện nguyên tử ở Chernobyl (Ukraina) và đảo Three Miles ( Mỹ ) khó hay không có thể xảy ra nữa.
Chính Patrick Moore là thủ lãnh tranh đấu bảo vệ môi sinh, quyết liệt chống các thử nghiệm nguyên tử cũng nhìn nhận trước Tiểu ban Năng Lương của Thượng Viện. Rằng điện nguyên tử bây giờ tốt hơn điện than, dầu; và nhiều bằng cớ cho thấy việc sản xuất điện nguyên tử an toàn và lành mạnh hơn. Đặc biệt đối với Mỹ, khuynh hướng chung là muốn bớt bị tùy thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ nhập cảng từ ngoại quốc, nhứt là Trung Đông và Nam Mỹ, có thể gặp nhiều nguy cơ do quân khủng bố phá hoại để làm tê liệt nước Mỹ mọi mặt nếu không được cung ứng đủ xăng dầu.

Tại Á Châu, các nước lớn như Ấn Độ dẫn đầu phong trào sản xuất điện nguyên tử. Hai nước này là hai nước kinh tế đang lên, nhưng là hai nước bị thiếu điện kinh niên. Nếu làm thủy điện thì quá nhiều vấn đề lớn xảy ra.
Thí dụ như xây Đập Tam Giang phải di dời hàng triệu gia đình, cho chìm xuống nước hàng trăm làng xã, thay đổi dòng chảy nhiều con sông, v.v., quá phức tạp, tốn kém, hệ quả lâu dài và phiền phức cho xã hội trên mọi mặt. Nếu điện bằng than, ô nhiễm môi sinh trầm trọng, nửa triệu người Trung Quốc chết vì bịnh đường hô hấp mỗi năm. Nên TC "quyết" sẽ xây 100 nhà máy điện nguyên tử trong vòng 20 năm.
Còn Ấn Độ thèm điện không thua TC, đang xây 8 lò điện nguyên tử và đi Mỹ tìm sự ủng hộ để xây và phát triển thêm chương trình nguyên tử của nước mình.
Ở Âu Châu, phong trào sản xuất điện nguyên tử lên nhờ sự ủng hộ của phong trào bảo vệ môi sinh. Phần Lan hợp tác với Pháp thành lập liên đoàn ủng hộ việc sản xuất điện nguyên tử để tránh việc hâm nóng Địa cầu, đúng theo tinh thần của Công Ước Kyoto. Pháp, Đức, Ý dựa vào điện nguyên tử để giải quyết bài toán điện. Đức chia xẻ điện nguyên tử cho Ý.
Ở Mỹ, Mỹ có 104 lò điện nguyên tử từ thập niên 1970 đang xây thêm. Nhiều tiểu bang đã ra nghị quyết ủng hộ chương trình lập nhà máy điện nguyên tử. TT Bush quyết định lấy Núi Yucca ở Nevada để giải quyết chất thải nguyên tử.
Phong trào sản xuất điện nguyên tử cũng được lý do kinh tế ủng hộ. Giá thành một kí lô điện nguyên tử rẻ gấp 3 lần so với điện sản xuất bằng nước, than hay dầu.
Và Tòa Bạch Ốc đang san định một số hiệp ước và luật pháp theo hướng mới cho phù hợp với phong trào sản xuất điện bằng nguyên tử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.