Hôm nay,  

Châu Á: Cao Niên Quá Đông, Sẽ Nuôi Hết Nổi, Trừ Ấn Độ

04/07/200400:00:00(Xem: 5101)
SINGAPORE (KL) – Chi phí cho dân số về già đang làm hầu hết các nhà thiết lập chính sách của Á châu đau đầu, đặc biệt chỉ có một quốc gia như Ấn Độ lại dửng dưng về chuyện này.
Đối với các thị trường tài chánh, việc quyết định chỉ làm trong vài giây, nhưng tác động về chuyển hướng dân số lại kéo dài cả hàng chục năm, khó mà quyết định đuợc.
Dân số Nhật Bản về già nhanh cấp kỳ, làm cho quỹ tiết kiệm của giới hưởng tiền hưu cạn đi để tăng chi và làm cho kinh tế của Nhật Bản hồi phục, nhưng người ta sẽ lầm nếu như không nghĩ tới cái tác động mạnh của nền kinh tế theo dạng dân số của Ấn Độ, theo lời tuyên bố của kinh tế gia Huw McKay của Ngân hàng Westpac tại Úc.
Vào năm 2010, Trung quốc sẽ hết khả năng thúc đẩy giới lao động đang lớn dần lên để làm cho kinh tế tăng trưởng. Cơ cấu về già của Trung quốc sẽ keó ghì lại, không cho kinh tế phát triển được nữa. Ngược lại Ấn Độ sẽ là một nơi thu hút đang nới rộng sẵn và thụ hưởng giới lao động tăng phồng lên trong nhiều năm tới, theo lời của kinh tế gia McKay.
Kết quả địa vị của Trung quốc vào lúc đó không còn là cái nhà máy làm ra hàng cho thế giới nữa. Cái mô hình đầu vào mà Trung quốc đang dẫn đầu đã dựa vào tư bản dồi dào và nguồn nhân lực vô tận sẽ mất đi, khi mà năng xuất hay năng lực sản xuất của các quốc gia giầu có phát triển dẫn đầu theo các kỹ năng mới và việc vận dụng các tài nguyên hiện đại nhờ tiềm thế công trình của các viện nghiên cứu và các trường đại học tại những quốc gia này.
“Có nghĩa là Trung quốc sẽ gặp khó khăn để cạnh tranh trong vấn đề chế xuất chỉ biết toàn dụng sức lao động.
“Cũng trong thời gian đó, tất nhiên giới lao động của Trung quốc cũng tinh khôn hơn, sẽ khởi sự giành nhau trong những lãnh vực khác nơi mà họ thấy có giá nhiều hơn,” theo như ông McKay tuyên bố.
Cả núi sáng kiến về chính sách gần đây chỉ cho thấy dân số lão hóa tác động mạnh nhự thế nào trong nghị trình kinh tế của Á châu.
Ngày 15 tháng sáu, Trung quốc đã tuyên bố, sẽ cho phép 16 tỷ Mỹ kim, tiền Quỹ Trợ cấp Xã hội của Trung quốc, được đầu tư tại các nước ngoài, tìm cách kiếm lời cao hơn để lấp được sự thiếu hụt tiền trợ cấp cho những người già hồi hưu đang lù lù đi tới.
Quỹ trợ cấp này của Trung quốc cũng đang lựa ra hàng giám đốc thứ hai, những người biết vận dụng chứng khoán nội địa vào đầu tư.
Hồi đầu tháng sáu, Nhật Bản đã đẩy cơ quan lập pháp cho tăng việc đóng góp hưu liễm từ 13, 58 phần trăm lên tới 18,35 phần trăm của số lương kiếm được vào năm 2017. Giới chủ nhân và giới công nhân mỗi giới chịu trách nhiệm một nửa. Phúc lợi cũng sẽ cắt bằng khoảng 50 phần trăm của số lương, theo như hiện nay tiền phúc lợi tại Nhật Bản bằng 60% của số lương từng kiếm được.
Các nhà lập pháp tại Đài Loan cũng đang phải đối mặt với sự thâm thủng của quỹ hưu bổng, đã thông qua một đạo luật ngày 11 tháng sáu buộc giới chủ nhân phải bỏ ra tối thiểu 6% số tiền luơng của công nhân để đóng vào quỹ tiền hưu.

Giới chức Nam Hàn tuyên bố, họ đang quan tâm về một xã hội toàn người già, đó là một lý do mà Nam Hàn đã đề quyết trong tuần vừa qua để chi ra trên 3,9 tỷ Mỹ kim của ngân quỹ thặng dư để cứu vãn nền kinh tế eò ọt.
Phần dân số trên 65 tuổi của Nam Hàn theo dự tính tăng gấp đôi, tăng 14 phần trăm trong khoảng thới gian từ năm 2000 cho tới năm 2019. Con số này thực tế tăng lên nhanh hơn cho bất kỳ quốc gia thành viên nào nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, sự kiện này đã đẩy ra cuộc hội thảo tại Paris trong tháng này để cảnh báo việc tổng duyệt quỹ hưu bổng của Nam Hàn, cốt yếu là để đảm bảo việc duy trì được quỹ hưu bổng này.
Ấn Độ có thêm được các kinh nghiệm hữu ích về dân số hơn là những quốc gia nằm ở Bắc Á, nhưng các kinh nghiệm này chưa chắc gì đã bảo đảm được sự thành công cho nền kinh tế của Ấn Độ.
Giới nhân công trẻ giành dụm được nhiều tiền hơn, theo lý thuyết là tiếp tay cho việc phát triển kinh tế nhanh. Nhưng ông Kalpana Kochhar của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, giả thuyết này là kinh tế Ấn Độ phải tạo ra được công việc làm để toàn dụng các đoàn nhân công mới.
Không may cho Ấn Độ, tỷ số tạo ra công việc làm còn thấp, chỉ hơn một phần trăm mỗi năm trong thời gian từ năm 1994 cho tới năm 2000, so sánh với thời gian từ năm 1983 tới năm 1994 tỷ số này là 2,75 phần trăm.
“Dù sao đi nữa khuynh hướng dân số vẫn thường thuận lợi cho Ấn Độ, triển vọng kinh tế theo điều kiện trung bình còn tuỳ thuộc hẳn vào sự tiến trình có những nhiệm vụ đan lẫn vào nhau trong việc củng cố tài khóa và cải tổ, “ theo như tờ trình của ông Koshhar đã soạn ra cho một cuộc họp gần đây về chính sách tài khóa của Ấn Độ.
Giáo dục còn là một nguyên tố quan trọng khác.
Tân Thủ tướng Manmoshan Singh đã hứa cho tăng chi gấp đôi về giáo dục, chiếm tới sáu phần trăm năng xuất hay đầu ra của Ấn Độ. Nhưng dù có khôn ngoan trong việc xử dụng số tiền này, kết quả cũng còn phải đợi nhiều năm mới thấy được.
Chuyên gia Wolfgang Lutz và Anne Gouzon về dân số hay nhân khẩu học lý giải rằng, thay đổi đặc thù của giới lao động trong ba chục năm tới sẽ là việc đầu tư vào giáo dục trình độ sơ cấp và thứ cấp – một lãnh vực mà Trung quốc hiện nay hơn hẳn Ấn Độ.
Lutz và Gouzon đã làm con tính, cho thấy vào năm 2030, cứ ba trong bốn người Trung quốc có tuổi đang làm việc sẽ có trình độ trung học cơ sở (secondary) hay phổ thông (tierary). Trong khi đó tại Ấn Độ, tỷ số này thấp, vào khoảng 40 phần trăm.
Ông McKay cho biết, Trung quốc cũng đang lợi dụng sự ồ ạt của dân quê ra tỉnh để tạo thêm những việc làm sản xuất (làm ra hàng) tại thành phố.
Ông McKay cho biết, tuy Trung quốc vẫn còn chìm trong biển nợ khó đòi, nhưng cái nhìn thấy về kinh tế lâu dài của Trung quốc đang lẫn trong cái lạc quan nhất.
Nghĩ tới ngày mà hai thứ tiền tệ hoàn toàn trao đổi với nhau được, ông McKay đang cá với giới mua bán tiền tệ :
“Trong mười năm nữa, lúc đó đồng Yuan của Trung quốc sẽ hiếm hơn đồng Rupee của Ấn Độ.”
Cái gì hiếm bao giờ cũng có giá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.