Hôm nay,  

Giã Từ, Ngủ Ngon Nhé, Việt Nam

20/02/200000:00:00(Xem: 5258)
Tuần báo The Economist nhận định về hiện trạng đầu tư ngoại quốc tại VN: Đã tưởng Việt Nam là hiện tượng Á châu tương lai. Nào dè con hổ này chưa hề gầm bao giờ

Đinh Ánh
(dịch bài "Goodnight, Vietnam", trong The Economist, 8-1-2000)

LTS. Tuần trước, Việt Báo đã loan tin về một bài viết của tuần báo The Economist về tình trạng đầu tư trực tiếp tại Việt Nam tuột dốc, từ 8 tỷ mỹ kim năm 1996, xuống còn dưới 2 tỷ mỹ kim năm 1999, và còn đang tiếp tục xuống nữa.

Tuần báo The Economist, xuất bản tại Luân Đôn, được giới tài chính thế giới coi là một trong dăm ba “túi khôn” của mọi biến chuyển kinh tế thế giới.
Sau đây là đầy đủ bài báo mang tên “Giã từ Việt Nam” do tác giả Đặng Ánh chuyển dịch sang Việt ngữ.

Kế cận trung tâm hai thành phố chính củaViệt Nam có hai di tích tương tự. Ở một bên công trường chính của mỗi thành phố là một nhà hát lớn sang trọng, kiến trúc kiểu thế kỷ 19, do người Pháp xây hồi chưa bại trận, chưa bị hạ nhục và đuổi ra khỏi thuộc địa quan trọng của họ tại Á châu. Đối diện tòa nhà này, một khách sạn hiện đại Mỹ đứng sừng sững như một công trình kỷ niệm sự thất bại mới chớm của một cuộc xâm lược thứ hai, lần này không phải là quân sự mà là thương mại. Khách sạn Hilton Hanoi, với phí tổn xây cất 64 triệu đô, mới khai trương hồi đầu năm ngoái, hiện nay hầu như không có khách, cũng giống như tình trạng tám khách sạn lộng lẫy khác, mới xây, tại Hà nội. Trong khi đó tại Sài gòn, cái khung bê-tông cốt sắt của khách sạn Park Hyatt tương lai thì bám đầy rỉ sét, và các cần trục thì nằm chơ chỏng.

Trong thời gian nửa đầu thập kỷ 1990, Việt Nam đã được ca ngợi như con hổ Á châu hùng mạnh của tương lai. Với một dân số gần 80 triệu người, VN là một xứ lớn thứ nhì Đông-Nam Á, và đứng hạng mười ba trên thế giới. Dân Việt có trình độ học vấn cao, trẻ tuổi, chăm làm việc và nhân công rất rẻ, ngay cả so với tiêu chuẩn Á châu. Nhưng sau năm 1975 Việt Nam bế tỏa với thế giới bên ngoài, ngoại trừ khối Xô-viết, sau khi cộng sản thắng trận trong cuộc nội chiến (mà người Việt gọi là chiến tranh "Mỹ" và người Mỹ gọi là chiến tranh "Việt"). Chỉ trong các năm cuối thập kỷ 1980 VN mới mở cửa cho Tây phương vào buôn bán. Sự việc này dường như mang lại cái cơ hội lớn nhất cho giới đầu tư ngoại quốc kể từ khi Trung Quốc buôn bán trở lại với Tây phương.

Sau hàng chục năm sống với những nông trường tập thể và máy cày Xô-viết , dân Việt thèm khát hàng hóa tiêu thụ ngoại quốc. Hầu như tất cả mọi nơi trong nước đều cần phải có hạ tầng cơ sở hoàn toàn mới¾từ những mạng điện thoại, lưới điện, ngân hàng, đường xá, đập nước, cho tới khách sạn và nhiều thứ khác nữa. Mọi người ai cũng trông đợi nỗ lực cải cách của chính phủ, gọi là "đổi mới", sẽ làm bung được ra tất cả cái tiềm năng đó.

Trong những năm đầu thập niên 1990 tiền bạc bên ngoài bắt đầu đổ vào xứ này. Công ty Sofitel của Pháp ký giao kèo tu sửa và làm mới khách sạn nổi tiếng Métropole ở Hà nội; Công ty Telstra của Úc châu tới đặt những đường dây điện thoại quốc tế đầu tiên; Unilever, hãng chế tạo tiêu thụ phẩm của Anh và Hòa-lan, khởi sự làm và bán trên thị trường VN những sản phẩm ngoại nhập hấp dẫn như thuốc khử mùi và dầu dưỡng tóc. Các xí nghiệp từ Đài Loan, Đại Hàn, Hương Cảng và các nơi khác ở Đông-Nam Á lập xưởng làm giày, quần áo, và đồ chơi. Các công ty Nhật đấu thầu cuống cuồng để xây dựng những "khu đầu tư" làm chỗ lập thêm nhiều xưởng ngoại quốc hơn nữa.

Năm 1994 Hoa Kỳ bãi bỏ luật cấm vận buôn bán với VN. Các xí nghiệp Âu châu và Á châu bấy giờ được nối tay với các hãng như Procter & Gamble, 3M, Ford và trên 400 hãng Mỹ khác. Cho tới năm 1996 thì đầu tư ngoại quốc trực tiếp (ĐTNQTT) đã lên tới 8 tỷ 300 triệu đô mỗi năm; con số này tương đương với hơn một phần ba Tổng Sản lượng Quốc nội (TSLQN) Việt Nam.

Giờ đây thì các hãng ngoại quốc đang rút ra với một tốc độ hầu như cũng lẹ như hồi họ đổ xô vào. Trong thời gian ba năm qua đầu tư mới đã sụt xuống, các hãng đã cắt giảm những nghiệp vụ kinh doanh hiện hữu và gửi nhiều nhân viên họ về nước. Devon Standard, giám đốc điều hành công ty Colgate-Palmolive tại Việt Nam, than vãn: "Hồi này thú tiêu khiển chính của chúng tôi là đi dự các buổi tiệc giã từ". Ngày hôm nay ĐTNQTT đã sụt xuống dưới mức năm 1992 và mỗi năm giảm thêm lối một nửa nữa (Xin coi biểu đồ; dữ kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ngay cả đến tờ Vietnam Investment Review [Tạp chí Đầu tư Việt Nam], một bản tin hàng tuần có mục đích khuyến khích ĐTNQTT, cũng không còn được ngoại quốc tài trợ nữa.
Bần hàn bỗng thành phú quí bỗng lại bần hàn.

Vì đâu nên nông nỗi ấy" Câu trả lời chẳng phải là do những bất hạnh tài chánh của Á châu gây ra¾mặc dù chúng cũng chẳng giúp gì được cho Việt Nam. Với một thứ tiền tệ lưu hành không thể chuyển đổi sang tiền các nước khác, một hệ thống giao dịch ngân hàng phôi thai và thị trường chứng khoán không có, thì VN chẳng thể bị ảnh hưởng của đầu cơ tiền tệ cũng như chẳng thể kiếm chác được gì từ những khối lượng tiền đầu cơ khổng lồ ấy. Cũng chẳng thể đổ tội cho sự thay lòng đổi dạ của cấp lãnh đạo bỗng chạy theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa. Năm 1996 chiến dịch chống "tệ đoan xã hội" làm giới đầu tư ngoại quốc hoảng sợ bằng cách giới hạn bảng tên ngoại quốc tại các tiệm buôn bán. Dù rằng chiến dịch đó còn có cơ mang trở lại đường lối cộng sản cứng rắn hơn, nhưng nó đã không kéo dài.

Cái lỗi chính là đã chẳng có gì xảy ra cả, hay có quá ít. Những câu nói hoa mỹ về "đổi mới" hóa ra chỉ có như vậy¾hoa mỹ, khoa trương. Việt Nam vẫn còn là cộng sản. VN gần với Cuba hơn là với Trung Quốc, một nước đã ngả hẳn về kinh tế thị trường, và vẫn còn là một trong các nước nghèo khó nhất Á châu, với một TSLQN đầu người còn ít hơn một nửa của Trung Quốc và còn nhỏ hơn ngay cả hầu hết các nước Phi châu. Phần lớn cái lỗi làm suy sụp ĐTNQTT là do chính các giới đầu tư; họ đã không lưu ý tới những thực tế chính trị và kinh tế của xứ này.


Cái tác dụng chính yếu của vụ khủng hoảng tài chánh ở Á châu [hai năm trước đây] đã là khẳng định mối nghi ngờ của cấp lãnh đạo VN: họ cho rằng mở cửa cho Tây phương vô đã chỉ rước lấy cái họa mà thôi. Quả vậy, Nam-dương và Đại Hàn đã bị đánh văng sang một bên, trong khi Việt Nam cô lập thì đã không bị ảnh hưởng mấy. Giới lãnh đạo VN bèn quyết định rằng tăng trưởng kinh tế chậm chạp là một cái giá đáng trả để mua lấy tình trạng ổn định. Pete Peterson, đại sứ Hoa Kỳ ở VN nhận xét: "Họ cho rằng họ đã không bị trúng đạn bởi vì họ đã chưa cải cách đủ để mà thành một nạn nhân".

Do đó các công trình cải cách đã chậm rì lại còn khiêm tốn nữa. Chúng lại thường đi kèm theo những luật lệ mới có tính chất đồng bóng. Khoảng thời gian nhiều năm cần thiết đặng thương thảo và lấy được giấy chấp thuận cho các dự án mới khiến cho Ấn-độ [xưa nay nổi tiếng là rùa hành chánh] lại còn có vẻ tích cực và hăng hái hơn; nạn tham nhũng và sự thiếu khả năng cũng tệ như ở Trung Quốc. Thế nhưng trong khi các giới đầu tư cảm thấy họ cần phải qua Trung Quốc, thì họ biết là họ có thể tránh Việt Nam. Tom Siebert, giám đốc quản trị chi nhánh hãng American Standard (chế tạo dụng cụ nhà tắm) ở VN nói: "Hồi Việt Nam tăng trưởng 9-10% một năm, thì người ta còn sẵn sàng tới đây vật lộn cạnh tranh. Nhưng 4% thì không đủ".

Mua hay thuê bất cứ thứ gì ở VN, các công ty ngoại quốc cũng phải trả giá cao hơn giá thông thường, kể cả nước và nhà ở. Giá quảng cáo cao gấp sáu lần giá dành cho khách cạnh tranh địa phương. Năm ngoái bộ lao động cắt bớt tám giờ làm việc mỗi tuần, xuống còn 40 giờ¾một chính sách khá kì quặc đối với một nước mà đặc tính hấp dẫn nhất là lao công rẻ và nhân công chỉ ao ước được làm thêm ít nhất 20 giờ nữa để kiếm tiền. Giới chủ nhân cho biết công nhân than rằng họ không có tiền để làm bất cứ cái gì trong cái ngày được nghỉ thêm này.

Lối thoát dư thừa
Nhà đầu tư nào cũng có một câu truyện li kì để kể. Giấy mà hãng 3M nhập cảng [vô VN] để làm những tập giấy nhỏû biên thư ngắn dán tường ["Post-It Notes"] phải chịu suất quan thuế đánh vào "văn phòng phẩm" (40% thuế hải quan) thay vì thuế dành cho "giấy có hồ dán" (10%). Khoản thuế này khiến cho sản phẩm chế tạo ra đắt hơn cùng một loại Post-It Notes nhập cảng lậu từ Thái-lan. Cả hãng Coca-Cola lẫn hãng Procter & Gamble đã đều bị liên lụy vào các vụ vật lộn công cộng đầy hằn thù với những người chung phần kinh doanh nay đã vỡ nợ. Một nhà đầu tư Đài Loan đã hết sức nản chí với các viên chức hải quan tham nhũng, được hối lộ rồi mà không làm được công tác giao phó, tới cái độ ông ta phải đi thưa kiện một trong số các viên chức ấy về tội ... vi phạm hợp đồng!

Hãng viễn thông Mỹ Cable and Wireless (C&W) đã tốn năm năm trời thương thảo một hợp đồng về điện thoại đường dài ["roaming" agreement] đặng cho lữ khách có thể dùng điện thoại lưu động tại VN. Hầu như tất cả mọi xứ Á châu đã cho phép dịch vụ này từ lâu rồi (kể ngay cả Trung Quốc và Kam-pu-chia), bởi lẽ các hãng viễn thông quốc nội đều được chia lời nếu chịu chuyên chở những cú điện thoại đường dài của các hãng khác. Việt Nam đã chỉ chịu chấp thuận hợp đồng ấy hồi tháng 10 năm ngoái. Tới lúc đó thì hãng C&W đã chán ngấy tới cổ: họ đã bỏ rơi dự án 207 triệu đô nhằm thiết lập 250,000 đường dây mới ở Hà nội. Hai trong số ba hãng viễn thông khác dự định thiết lập các mạng điện thoại địa phương cũng đã ngưng thực hiện dự án (ngoại trừ hãng Viễn thông Pháp Quốc [France Télécom] của nhà nước Pháp là còn tiếp tục tiến hành vì lí do ngoại giao).

Năm 1998, 11 hãng ráp xe hơi của Việt Nam, đại đa số liên doanh làm ăn với các hãng xe ngoại quốc, đã chỉ bán được có 5,000 chiếc xe. Hãng Ford Vietnam bán được 300 chiếc trong chín tháng đầu năm ngoái; Suzuki Vietnam chỉ bán được 250 chiếc. Mercedes Benz Vietnam đã bán được cóù 500 chiếc xe kể từ năm khởi sự là năm 1996.

Hầu hết trong số 60 khu kỹ nghệ của VN đã thất bại trong nỗ lực thu hút đầu tư. Thỉnh thoảng chúng biến thành cơ hội cho những mưu đồ bất lương của giới chức tham nhũng địa phương: chẳng hạn, một khi công trình xây cất béo bở đã hoàn tất, thì các công tác tiếp theo, như đặt hệ thống điện hoặc cống rãnh, đã bị bỏ rơi. Rồi còn có sự việc này nữa: khi nhóm kinh doanh Groupe Bourbon của Pháp khai trương siêu thị lớn nhất nước trong một tỉnh ngay phía nam Sài gòn, thì tiệm này đã tràn ngập những khách hàng không hề quen thuộc với những tục lệ, qui ước của chủ nghĩa tư bản. Một bà lão 60 tuổi ăn cắp trong tiệm, bị bắt quả tang, la lối ầm ĩ: "Tại sao mấy người làm phiền tôi" Tôi chỉ lấy đồ của người ngoại quốc, chứ tôi có lấy của chính phủ đâu !"

Một hiệp ước mậu dịch giữa Việt Nam và Mỹ mấy năm qua có chủ đích thúc đẩy nỗ lực cải cách. Dù không có ảnh hưởng sâu rộng như những hiệp ước WTO [World Trade Organization: Tổ chức Mậu dịch Thế giới] Trung Quốc ký kết với Mỹ năm ngoái, nhưng nó cũng khuyến khích thay đổi. Sau những thương lượng từ năm 1996, hiệp ước đó được chấp thuận trên nguyên tắc hồi tháng bảy năm ngoái, và tưởng đã được ký kết tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu-Thái bình dương [Asia-Pacific Economic Cooperation] tại Tân Tây-lan hồi tháng chín vừa qua. Nhưng vào phút chót Việt Nam đâm ra hãi, và hiệp ước đang bị đông lạnh; chả ai đoán được bao giờ nó sẽ được làm sống lại, hoặc liệu chừng nó có sẽ được ký kết hay không.

Sự việc Trung Quốc gia nhập WTO có thể còn làm cho tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam mờ mịt hơn nữa. Nhiều xí nghiệp ngoại quốc thiết lập ở VN là vì giới đầu tư trước đây đã đi kiếm một chỗ thoát: Trung Quốc cũng có thuế quan cao, nhiều nước hạn chế nhập cảng từ Trung Quốc, và năm nào sự mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng bị đe dọa bởi hàng loạt tranh luận ở Quốc hội Mỹ về những điều kiện chi phối quan hệ mậu dịch giữa hai nước. Nhưng giờ đây dường như Trung Quốc sẽ được vô WTO (còn chờ Quốc hội HK cho phép), và nếu vậy thì thuế quan rất có cơ sẽ hạ giảm và hạn ngạch [nhập khẩu] sẽ có cơ gia tăng. Và những nét duyên dáng của Việt Nam sẽ ngày một phai tàn.

Cái đó khiến Việt Nam lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu cứ nhất định khăng khăng không chịu cải tiến, thì họ sẽ bị bỏ thụt lùi. Nhưng nếu họ mở cửa cho ngoại quốc vô buôn bán, thì những thay đổi chính trị có thể sẽ không chặn lại được. Đối với một xứ vẫn còn choàng những tràng hoa lên tượng Lenin trong nước mình, thì đó là một điều hết sức đáng lo lắng. Thế nhưng chỉ có những dịp như thế thì hổ mới xứng danh là hổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Omar là con trai thứ tư của Bin Laden, người khủng bố giết người nổi tiếng khắp thế giới mà vụ gây chấn động hơn hết là vụ 9/11 ở NY năm 2001, hiện đang chọn sanh sống ở Normandie, vùng biển cực Bắc nước Pháp, với nghề vẽ tranh. Hôm đầu tháng 6 vừa qua, ông gặp nhà báo Charles Guyard của tuần báo Le Point, trong câu chuyện với nhà báo, ông kể lại tại sao ông chọn nước Pháp để sanh sống và may mắn, được Pháp chập nhận...
Ba người phụ nữ đầu tiên trên thế giới, được bầu cử vào chức vụ thủ tướng. Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ, trong mọi lãnh vực, nhưng thời đó chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu lên là phụ nữ cả...
Tháng 11-1952 chiến tranh Cao Ly tiếp tục khốc liệt giữa Hoa Kỳ với quân Trung Cộng dưới quyền Bành Đức Hoài. Ngày 18 xảy ra đụng độ giữa một phi tuần Grumman F9F với một phi đội Sô-Viết bên trên không phận giữa Hội Ninh (Hoeryong) và căn cứ Hải Sâm Uy (Vladivostok) của Nga-Sô. Eisenhower vừa đắc cử Tổng thống, đích thân sang thị sát mặt trận và triệu tập viên phi công đã bắn rơi 4 chiếc MIG-15 của Nga. Một chiến tích chưa từng có và chưa hề tái lập. Kỳ lạ là chiến công bị ém nhẹm và Trung úy Royce Williams buộc phải im lặng trong suốt nửa thế kỷ...
Để thực hiện ý đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình đã xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu. Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương. Về quân sự là vành đai Thái Bình Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
Lần đầu tiên, giới chỉ huy quân sự của Nga tuyên bố nay sẽ tập trung vào “giải phóng hoàn toàn” tỉnh ly khai Donbass thay vì gây chiến trên toàn lãnh thổ Ukraine như trước đây
Số người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đến Đức đã vượt qua mức 100.000 (một trăm ngàn) người. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang thông báo rằng có 109.183 người tị nạn đã được ghi nhận vào sáng thứ Sáu 11.3.2022. Nhiều hơn 13.270 người so với hôm thứ Năm. Chính phủ Cộng Hòa liên bang (CHLB) Đức đảm bảo với các tiểu bang về sự hỗ trợ và cố gắng phân phối những người tị nạn tốt hơn.
Trong cuộc xung đột Ukraine, các phản ứng rõ ràng đối với các cuộc tấn công của Putin đang đến từ Đức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.