Hôm nay,  

Các Thợ Già Hoa Kỳ Ạo Ạt Sang Làm Việc Ở Trung Quốc

27/06/200400:00:00(Xem: 4561)
SHANGHAI (KL) – Cách đây bốn năm cụ Gene Allison, 61 tuổi, đi thả khắp vùng Greenville, South Carolina để tìm sự nghiệp lâu dài trong ngành chế xuất, bất chợt một ý tưởng phát sinh: đi Trung quốc.
Ý định táo bạo này gợi nhớ lại bà vợ của cụ trong lúc thiếu thời thường say mê mọi thứ Á đông, cụ Allison liền nhẩy ngay vào chương trình của công ty Rockwell Automation Inc., một công ty đang lập một nhà máy tại Thượng Hải.
Năm 2000 cụ đã giúp lập ra một cơ sở của công ty này tại Trung quốc, lúc đó cụ chuyên lo về thẻ bấm giờ của những anh thợ tiện do các nhà thầu nhân công của địa phương cung cấp cho các xưởng của công ty cụ tại Trung quốc.
Cụ cho biết: “Tôi nghĩ rằng sự nghiệp cuối đới của tôi là ở đây thêm một hay hai năm nữa.”
Khi các nhân viên tiên phong xuất cảnh sang Trung quốc, con số bất thần của những nhân viên lần đầu tiên xa xứ này đều là những lớp người Hoa kỳ đã về già. Trung quốc hiện đang thu hút những người có quê hương là Hoa kỳ hay Âu châu sắp sửa hồi hưu, những người này nằm trong nhu cầu nóng bỏng như cần dùng ngay cho một quốc gia có nhiều dân lao động, nhưng thiếu đốc công.
Trung quốc không công bố nhiều về số người nước ngoài hiện đang cư trú tại Trung quốc. Hầu hết những con số mới đây của Bộ Công an Trung quốc đưa ra cho thấy, bộ này đã cấp chiếu khán làm việc tại Trung quốc cho 119.900 người nước ngoài trong năm 2001, hầu như con số này nằm dưới con số theo đúng như thực tế.
Bà Patricia Matisz Smith là giáo sư phụ giảng của cao đẳng North Carolina Wesleyan College, bà là người khảo cứu về nhân công Hoa kỳ xuất cảnh, bà nhìn thấy một sự hiển nhiên, Trung quốc đang thu hút một con số lạ thường về dân xuất cảnh trên 50 tuổi .
“Những dân này hiểu biết và ưa văn hóa Trung quốc, họ sẵn sàng làm quen với thực phẩm, tư tưởng cũng như các thách thức mới tại xứ này,” theo như bà Patricia cho biết.
Các công ty nước ngoài đã đổ vào Trung quốc 270 tỷ Mỹ kim trong bẩy năm qua, hầu hết là những xuởng máy thích hợp cho việc chế tạo xe hơi, các máy điện toán và đủ loại sản phẩm khác có chất lượng để cho xuất khẩu.
Nhưng những dàn lắp ráp dây chuyền tại Trung quốc hầu hết cần phải cải tiến cho đúng với tiến trình sản xuất, những dàn dây chuyền này đang được trang bị với máy móc thích hợp cùng với việc mướn lao động có giá rẻ hơn.
“Sau khi ông bạn lắp máy xong, ông bạn phải hiểu là chạy máy như thế nào cho có năng xuất,” theo lời của cụ James Lee, 63 tuổi, người đã thiết lập nhà máy giấy Trung quốc năm 1990 để nay trở thành công ty gọi là Kimberly-Clark Corp.
Cụ này cho biết, các quản đốc trên dây chuyền sản xuất có nhiều kinh nghiệm không gây ra rủi ro mấy, họ là thứ tài sản cốt yếu cho chủ nhân của cụ hiện nay Công ty của cụ là Elite Paper Co. (tại Thượng Hải), công ty này có chiếc máy tối tân dài khoảng 80 mét thổi không khí qua các thớ cây, làm cho giấy sốp để có độ siêu thấm.
Cụ Lee cho biết: “Giới nhân công trẻ thường dễ làm lầm”.
Không giống như loại công nhân già cả (old timers), các công nhân trẻ trong các cơ xuởng tại Hoa kỳ không đưa ra những phương thức chế xuất thuộc loại kỹ thuật thấp, thứ thủ công mà nền công nghiệp Trung quốc ngày nay vẫn còn áp dụng.
Ví dụ như loại cơ cụ (machine tooling) để làm khung xe hơi hiện nay tại Hoa kỳ đều có tia ‘Laser’ chỉ điểm khoan, máy này giá cả hàng triệu Mỹ kim.
Tại Trung quốc, các cơ phận có chất lượng để xuất khẩu đều được làm với loại máy móc chỉ đáng khoảng ngàn Mỹ kim, các chi tiết về kỹ thuật tương tự đều do bàn tay lao động khéo léo sắp đặt cả.
Bổn phận của cụ già Allison được phân giữa hai trách nhiệm, một mặt kiểm lại lần thứ hai việcï sản xuất của giới chế xuất bản địa thầu việc làm của công ty Rockwell Automation, một công ty mang danh là sản xuất tự động hay do người máy chế tạo , mặt khác cụ phải chịu trách nhiệm về các công tác sửa chữa thiết bị hầm mỏ mà công ty đã bán tại Trung quốc để bảo đảm những công tác này được thi hành đúng.
“Đó là công việc của người thợ quần áo xanh. Thực tế công việc làm này chân tay phải dơ bẩn, ông bạn không có thể nào chỉ ngồi trong văn phòng mà thôi,” theo lời của cụ Allison.

Chức vụ của cụ khởi đầu là nhờ có các căn bản về kinh tế và tiếp thị, hầu hết các căn bản này là do cụ đã đúc kết kinh nghiệm tại Hoa kỳ. Cụ cho biết, cụ có thể thoải mái rèn luyện một toán kiểm phẩm viên để thay thế cụ truớc khi hồi hưu, có lẽ tại Washington, Georgia.
Cái nguyện vọng của một số công nhân già sang Trung quốc rất thích hợp với công ty có phong cách tìm cách cắt bớt ngân sách hiện nay. Trong cái sinh thái mà công ty bớt chi tiền theo danh nghĩa xã viên cho một hội thể thao địa phương và những bổng lộc khác cho ngưới tha hương, chọn loại công nhân già là hay nhất bởi vì thuyên chuyển họ tương đối dễ dàng, dễ hội nhập vào văn phong của công ty, cái lợi nhất là chọn công nhân già có kinh nghiệm vì xử dụng được ngay, công việc chạy xuông xẻo.
Thí dụ như gửi một công nhân già nước ngoài thường cố ý để tránh tiền học phí quốc tế phải trả cho mỗi đứa con của nhân viên xa xứ, số tiền này chí phi tại Trung quốc phải vào khoảng 20 ngàn Mỹ kim cho mỗi đứa.
Truờng học Hoa kỳ tại Thượng Hải đang xử dụng nột số thầy giáo hồi hưu để nắm giáo chức này lần đầu tiên ở nước ngoài, theo lời của ông Tony Horton, 62 tuổi, giám thị của truờng học này.
“Đó là một nguồn lực lớn,” giám thi cho biết, đơn xin việc chất đống cả trồng, giáo chức mới tốt nghiệp thì ít, nhưng số giáo chức có kinh nghiệm thì có cả đống.
Công ty Ford Motor Co. cũng thế từ nhiều năm nay đã nghiêng hẳn để móc lò nhân công xe hơi hồi hưu tại Hoa kỳ, tại Đức , tại Anh và tại Úc mỗi khi cần hoàn thành ngay các hoạt động bên lề kinh doanh tại Trung quốc, theo lời của phát ngôn viên Kenneth Hsu.
Các chức vụ xa xứ cho loại công nhân già chỉ là tạm thời, John Luey, 64 tuổi, tại Massachusetts được gửi đi để làm phó giám đốc về cái gì đó cho liên doanh Metso Corp chuyên chế tạo các loại ‘valve’ của Hoa kỳ tại Thượng Hải. Nhưng ban giám đốc của nhà máy này đã được tái cấu trúc cách đây hai năm.
“Ngày nay tổng giám đốc người Trung quốc đảm nhận mọi việc,” theo lời của Luey.
Theo như phần đông dân tha hương, cụ Luey đã lập ra một công ty riêng tại Trung quốc. Cụ cho biết: “Tôi và vợ tôi có thể lâu tại Trung quốc nếu như chúng tôi muốn. Tôi thấy thích thú những gì đang xẩy ra nơi đây. Với số tuổi của tôi, tôi đã quyết định là lúc nhận công việc làm tại Trung quốc.”
Đối với phần đông người ta, Trung quốc vẫn còn là nơi ở bên kia thế giới.
Greg Whitney công tác đi ngang về dọc khắp Hoa kỳ cho công ty, sống ở nhiều nơi như Indiana, South Carolian và Washington. Nhưng cụ Whitney đang nghĩ tới việc có thể sang sống tại Trung quốc, cái khó là đã thuyết phục được bà vợ.
Sang Thượng Hải ở độ tuổi 55 tháng bẩy năm ngoái để lo mọi việc cho nhà máy của công ty Rockwell Automation, cụ là một trong ba người nước ngoài làm việc chung với cụ Allison. Để hội nhập, cụ Whitney học tiếng Trung quốc, còn bà vợ thì đi dạy tiếng Anh.
“Thường ra tôi thấy nhớ Hoa kỳ,” theo như laõ cho biết, cụ nói huỵch toẹt là cụ có xe hơi , có tài xế lái cho với một căn hộ ở tầng cao tại Thượng Hải, nếu như sống ở Hoa kỳ dễ gì cụ được hưởng như thế. Cụ công tác đi lại nhiều nên có dịp để thăm hai thằng con trai mới lớn lên đang ở tại Seattle.
Có đôi khi là dịp may để gia đình đoàn tụ lại với nhau. Nhất là những gia đình gốc Trung quốc, người công nhân già nhiều khi còn lôi một người hãy còn trẻ đi theo.
Deborah Yi-wen Lee là đứa con gái, 33 tuổi, của cụ Lee chuyên chế giấy. Cô này tính sẽ làm nghề thời trang tại New York, nếu như công việc làm của cha cô tại Thượng Hải không thúc cô để sống tại Trung quốc lần đầu tiên. Người con gái này hiện nay đang làm việc cho một trung tâm bán lẻ có tên là Three and Bund (Tam Tam Thị), cô sống cùng với người cha trong một căn nhà ở tầng cao khá rộng.
Cưụ kỹ sư của PepsiCo Inc. là Hank Lau, 68 tuổi, đưá con trai 31 tuổi tên Scott đã theo cụ sang Thượng Hải hồi năm ngoái. Cụ đã lao vào kinh doanh quảng cáo sơn trên các xe taxi, quảng cáo trên TV nhờ vào lúc khởi đầu làm công việc kiểm tra khả năng của các kỹ sư và chuyên mua phần cứng của computer.
Thiệt là kỳ diệu cho bốn tháng trở về với cái xứ mà cụ đã bỏ đi từ lúc 13 tuổi, tại New Jersey cụ cho biết: “Năm mươi năm theo chủ nghĩa cộng sản, trên thực tế có nhiều cái đã thay đổi.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.